208-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu11-9-2020
Nước nào phù hợp nhất đứng ra
hòa giải căng thẳng Ấn - Trung?
Không nhưMỹ, Nga lâu nay duy trì quan hệ khá cân bằng với cả Trung Quốc và ẤnĐộ nên sẽ không bị
xung đột lợi ích khi đứng ra hòa giải.
VĨ CƯỜNG
T
rả lời phỏng vấn của
đài
WION
(Ấn Độ) hôm
9-9, Phó Đại sứ Nga tại
Ấn Độ Roman Babushkin
xác nhận Bộ trưởng Ngoại
g i ao Tr ung Quốc (TQ)
Vương Nghị sẽ hội đàm
với người đồng cấp Ấn Độ
Subrahmanyam Jaishankar
bên lề hội nghị cấp cao Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải
(SCO) 2020 vào ngày 11-9
ở thủ đô Moscow của Nga.
Nội dung trao đổi nhiều khả
năng sẽ liên quan đến vụ
đụng độ mới nhất của binh
sĩ hai bên ở biên giới khu
vực thung lũng Galwan,
phía đông vùng Ladakh
đang tranh chấp hồi cuối
tháng 8.
Theo lời ông Babushkin thì
Nga không có ý định nhảy
vào giải quyết vấn đề riêng
của Ấn Độ và TQ mà chỉ hỗ
trợ tạo ra một môi trường tích
cực để hai bên đối thoại với
nhau. Chủ trương của Nga
là luôn ủng hộ mọi giải pháp
đàmphán ngoại giao hòa bình,
hạn chế xung đột quân sự.
Không phải Mỹ, Nga
mới là lựa chọn tốt
Theo tờ
Asia Times
, hầu
như trong mọi phát ngôn về
quan hệ Ấn - Trung, Nga đều
khẳng định không có ý định
can thiệp vào căng thẳng hai
nước này. Tuy nhiên, những
động thái của Moscow lại
ngấm ngầm hướng Ấn Độ và
TQ tới cách giải quyết mâu
thuẫn tích cực hơn, tức làm
nhiệm vụ trung gian hòa giải
một cách không chính thức.
Ngoài việc thể hiện mình là
một bên thamgia tíchcực trong
các vấn đề quốc tế, tháo ngòi
nổ giữa Ấn Độ và TQ cũng
đảm bảo được an ninh và lợi
ích của Nga trong dài hạn.
Thực ra khi xung đột biên
giới Ấn - Trung bùng phát từ
đầu tháng 5, Nga không phải
là quốc gia đầu tiên lên tiếng
mà là Mỹ. Dù vậy, ngay khi
Tổng thốngMỹDonaldTrump
đề nghị làm trung gian hòa
giải, cả TQ và Ấn Độ ngay
lập tức bác bỏ, khẳng định
hai bên sẽ tự giải quyết vấn
đề bằng các biện pháp song
phương.
Về phản ứng nói trên,
không khó để nhận ra rằng
nếu làm trung gian hòa giải,
Mỹ khó có thể giữ được sự
cân bằng cần thiết giữa lúc
quan hệ Mỹ và TQ đang ở
mức thấp nhất trong nhiều
năm trở lại đây với những
bất đồng sâu sắc trong hàng
loạt lĩnh vực. Ngay việc Tổng
thống Trump muốn mời Ấn
Độ, Úc, Nga và Hàn Quốc
dự Hội nghị thượng đỉnh
G7 dự kiến vào cuối tháng
9 tới cũng được cho là nhằm
kiềm chế TQ.
Nhưng Nga thì khác. Ở
thời điểm hiện tại, Nga đang
duy trì được mối quan hệ
rất tốt đẹp với cả TQ và Ấn
Độ, cả hai quốc gia đều là
đối tác chiến lược lớn của
Nga về kinh tế và an ninh.
NewDelhi và Bắc Kinh cũng
đều đã ký thỏa thuận quốc
phòng trị giá hàng tỉ USD với
Moscow và đặt mua hệ thống
tên lửa đất đối không S-400
bất chấp phản đối từ phía
Washington. Không những
vậy, giữa Nga, Ấn Độ và TQ
còn ràng buộc nhau ở hàng
loạt thiết chế quốc tế khác
như cùng là thành viên của
Nhóm các quốc gia mới nổi
(BRICS) hay tổ chức SCO.
Bên cạnh đó, Nga hồi tháng
10-2019 cũng đã thể hiện tốt
vai trò trung gian hòa giải giữa
Syria và Thổ Nhĩ Kỳ và đạt
được một thỏa thuận ngừng
bắn thực chất giữa hai bên,
khỏa lấp khoảng trống chính
trị mà Mỹ để lại khi rút quân
khỏi chiến trường này. Các
kinh nghiệm này một lần nữa
làminh chứngMoscowcó đầy
đủ khả năng và điều kiện để
giải quyết ổn thỏa căng thẳng
Ấn - Trung, đảm bảo an ninh
và hòa bình chung.
Tính toán riêng của
Moscow
Dù đúng là Nga duy trì
quan hệ cân bằng với TQ
Tổng thốngNga Vladimir Putin
(giữa)
, Thủ tướngẤnĐộNarendraModi
(trái)
cùng Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình
(phải)
tại cuộc gặp ba bên ở Buenos Aires (Argentina) hồi tháng 12-2018. Ảnh: AP
Ngày 9-9, cổng thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao
Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tham dự Hội
nghị bộ trưởng ngoại giao cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10
được tổ chức trực tuyến, trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng
ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các hội nghị
liên quan.
Tại sự kiện này, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh sự
hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á chỉ nhằm một mục tiêu
duy nhất là bảo vệ các giá trị tự do, rộng mở, minh bạch và
thượng tôn luật pháp quốc tế theo chiến lược Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương.
Những giá trị này đồng thời cũng được ASEAN chia sẻ
thông qua Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương (AOIP), công bố vào tháng 6-2019 bên cạnh
những chiến lược riêng lẻ khác của các đối tác EAS.
Ngoại trưởng Pompeo cũng nhắc lại rằng ông đã sát cánh
cùng khối này phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của
Trung Quốc trên Biển Đông và chắc chắn sự ủng hộ này sẽ
còn tiếp tục trong tương lai. Washington cũng rất quan ngại
trước việc Trung Quốc ban hành luật an ninh ở Hong Kong và
tình trạng biểu tình bất ổn ở đây thời gian qua.
PHẠM KỲ
Biển Đông: Ông Pompeo cam kết sát cánh cùng ASEAN
Trung Quốc đưa oanh tạc cơ
ra sát biên giới Ấn Độ
Tờ
South China Morning Post
ngày 9-9 đưa tin trang
Weibo chính thức của chiến khu miền Trung của quân
đội TQ vừa đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy ít nhất ba
máy bay némbomXian H-6 vàmột máy bay vận tải Xian
Y-20 đã xuất hiện tại một căn cứ không quân ởTây Tạng.
Chú thích của các bức ảnh nói rằng các thành viên phi
hành đoàn đóng quân tại căn cứ trên một“cao nguyên”,
thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ khu vựcTâyTạng,
nằm cách không xa biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và
TQ. Một số chú thích khác còn cho biết nhómbinh sĩ này
được giaonhiệmvụbảo trì và tiếpnhiên liệu chomáybay.
Máy bay némbomH-6H có phạmvi chiến đấu lên đến
2.500 kmvà có thểmang vũ khí khôngđối đất hạngnặng
hoặc tên lửa hành trình diệt hạm. Hiện New Delhi chưa
đưa ra phản hồi chính thức về thông tin này.
Hiện tại TQ đang có lợi thế
quân sự đóng tại các điểm
tranh chấp với Ấn Độ tại biên
giới hai nước, do đó bất kỳ lời
kêu gọi chủ chiến nào cũng
đều rất nguy hại vì không thể
lường trước được điềugì sẽ xảy
ra. Kỳ vọng rất lớn đang đặt lên
vai lãnh đạo hai bên ở hội nghị
SCO sắp tới.
GS
B.R. DEEPAK
,
ĐH Jawaharlal
Nehru (Ấn Độ)
Tiêu điểm
1.000
thị thực của các nghiên cứu sinh và học giả TQ
vừa bị Bộ Ngoại giao Mỹ thu hồi với cáo buộc
những người này hoạt động gián điệp cho
quân đội TQ, đài
CNN
ngày 9-9 đưa tin. Hầu
hết những người này đều làm việc trong các
ngành được cho là nhạy cảm ở Mỹ như khoa
học, kỹ thuật và công nghệ trí tuệ nhân tạo.
PHẠM KỲ
và Ấn Độ cũng cần phải đặt
tam giác này trong bối cảnh
nổ ra các cuộc cạnh tranh
quyết liệt giữa các cường
quốc hiện nay. Đơn cử, sự
trỗi dậy mạnh mẽ của TQ
những nămgần đây buộc Nga
phải có hành động để kiểm
soát trước khi ảnh hưởng
của TQ lan rộng và trực tiếp
đe dọa lợi ích của mình, vì
cả hai không phải lúc nào
cũng đồng quan điểm trên
mọi vấn đề quốc tế. Do đó,
đứng ra giải quyết xung đột
biên giới Ấn - Trung, Nga
một mặt cũng là để củng cố
quan hệ với New Delhi vì
một Ấn Độ quyết đoán hơn,
có thế lực hơn sẽ là đối trọng
tốt với TQ ở khu vực. Trong
trường hợp để New Delhi tự
đàm phán với Bắc Kinh thì
kết quả có thể sẽ không có
lợi vì hai bên vẫn phụ thuộc
lẫn nhau khá nhiều trên lĩnh
vực kinh tế nên ít nhiều sẽ
có nhượng bộ để không ảnh
hưởng đến cán cân thương
mại song phương. Bên cạnh
đó, ý thức tự cường, muốn
có hướng đi riêng của Ấn
Độ cũng không kém gì TQ
nên Nga càng không thể để
rủi ro một New Delhi quá
độc lập hiện diện ngay sát
lãnh thổ của mình.
Quan hệ New Delhi và
Moscow có lịch sử lâu đời
từ thời Liên Xô và tiếp tục
phát triển suốt gần 70 năm.
Nga đã nhiều lần thể hiện
sự ủng hộ với Ấn Độ trên
các diễn đàn đa phương,
như từng đề xuất cho Ấn Độ
giữ một ghế thường trực để
mở rộng thành viên của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,
hay ủng hộ Ấn Độ gia nhập
Nhóm các nhà cung cấp hạt
nhân (NSG) - một liên minh
gồm 48 quốc gia cung cấp
hạt nhân kiểm soát việc xuất
khẩu thiết bị và công nghệ
hạt nhân trên toàn cầu.
Nga và Ấn Độ cũng ký một
thỏa thuận vào năm 2014
nhằm xây dựng 12 nhà máy
điện hạt nhân do Nga thiết
kế ở Ấn Độ. Khi Nga vạch
ra lộ trình để Ấn Độ gia nhập
SCO hồi năm 2017, giới
quan sát cũng từng dự đoán
Moscow muốn New Delhi
trở thành đối trọng của TQ ở
khu vực bên cạnh mục đích
thúc đẩy sự phát triển chung
của tổ chức.•
Đứng ra hòa giải
Ấn - Trung, Nga
cũng là để củng cố
quan hệ với New
Delhi, vì một Ấn Độ
quyết đoán và có
thế lực hơn sẽ là đối
trọng tốt với TQ ở
khu vực.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook