208-2020 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN-HÀPHƯỢNG
B
ộGD&ĐTvừa banhành
dự thảo thông tư quy
định về khen thưởng
và kỷ luật đối với học sinh
(HS) trong các cơ sở giáo dục
phổ thông để xin ý kiến góp ý
đến hết ngày 31-10 trước khi
ban hành chính thức. Dự thảo
này sẽ thay thế cho Thông tư
08 được ban hành từ hơn 30
năm trước, năm 1988.
Không còn bêu trước
lớp, trước trường
Ông Nguyễn Xuân Khang,
Hiệu trưởng Trường Marie
Curie, Hà Nội, bày tỏ: “Tôi
hoan nghênh tinh thần cơ bản
của dự thảo này, đặc biệt là
những điểm mới so với quy
định hiện hành. Mục đích
của khen thưởng là tạo động
lực cho HS phát huy hơn nữa
phẩm chất và năng lực. Mục
đích của kỷ luật là phòng
ngừa và ngăn chặn các hành
vi không nên, không phải của
HS. Từ mục đích có tính giáo
dục trên, các hình thức khen
thưởng, kỷ luật đã được cân
nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng”.
Theo thầyKhang, hình thức
kỷ luật đã có những điểmmới
đáng lưu ý. Vẫn có hình thức
khiển trách, cảnh cáo nhưng
không “bêu” trước lớp, trước
toàn trường như bấy lâu vẫn
làm.Thời đại 4.0, nếu cảnh cáo
trước toàn trường sẽ là cảnh
cáo “trước toàn thế giới”. Học
trò mắc lỗi bị áp lực nặng nề,
khó có thể vươn lên.
Hơn nữa, hình thức kỷ luật
tạm dừng học tập trên lớp đã
thay thế cho cụm từ đuổi học
thường dùng hiện nay. Thời
hạn tạm dừng học tập trên lớp
tối đa hai tuần, không như
hiện nay có thể cả năm học.
Hình thức kỷ luật khiển trách,
cảnh cáo hoặc tạm dừng học
tập trên lớp không áp dụng
đối với HS tiểu học, tức là
không áp dụng với trẻ em.
Với biện pháp giáo dục HS
vi phạm kỷ luật, lần này yêu
cầu nhà trường, giáo viên
tăng cường giáo dục nhiều
hơn, có nhiều nội dung cụ
thể, kiên trì hơn trong việc
giúp HS sửa lỗi.
Băn khoăn “tạm
dừng học tập 2 tuần”
Ông Nguyễn Văn Ngai,
nguyên Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết
Thông tư 08 được ban hành
từ năm 1988 đến nay đã hơn
30 năm. Thông tư này đã có
hiệu quả, tác dụng nhất định,
tuy nhiên đến thời điểm này
có những điều không còn phù
hợp, cần điều chỉnh.
“Trong dự thảo lần này
không còn hình thức đuổi học
một năm. Tôi ủng hộ điều đó
vì việc đuổi HS là không phù
hợp. HS là tuổi cắp sách đến
trường. Các cháu nhiều khi
có cử chỉ, hành động, lời nói
không đúng chuẩn, cần phải
giáo dục. Nếu đuổi học thì vô
hình trung nhà trường đuổi các
em ra khỏi môi trường giáo
dục. Đó là hình phạt nặng, thể
hiện sự bất lực trong việc giáo
dục các em” - ông Ngai nói.
Tuy nhiên, vấn đề khiến
ông Ngai băn khoăn là hình
thức tạm dừng học tập hai
tuần. Bởi dù HS có vi phạm
thì việc đẩy các em ra khỏi
trường sẽ khiến các emkhông
tiếp cận kiến thức, khi trở lại
các em cũng không theo kịp
được bạn bè. “Do đó, hình
thức này không có lợi trong
công tác giáo dục nói chung
và chính bản thân HS bị xử
phạt nói riêng” - nguyên phó
giámđốcSởGD&ĐTTP.HCM
bày tỏ quan điểm.
Cũng theo ôngNgai, khi HS
vi phạm, điều quan trọng nhất
đối với người có trách nhiệm
là tìm hiểu nguyên nhân sai
phạm để từ đó có biện pháp
giáo dục phù hợp để các em
nhận ra cái sai và không bao
giờ tái phạm.
“Do đó, tốt nhất không nên
sử dụng hình thức này, nếu có
nên chăng chỉ đình chỉ trong
ba ngày, nhiều ngày quá các
cháu không tiếp cận được
kiến thức sẽ dễ nản chí” - ông
Ngai nói thêm.
Đồng quan điểm, cô Bùi
Lan Anh, giáo viên Trường
Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội,
cho rằng cô cũng đắn đo về
hình thức tạm dừng học tập
hai tuần đối với HS.
“Nếu nghỉ học hai tuần,
việc học của các con bị gián
đoạn. Các con khi quay lại
trường học sẽ có tâm lý chán
chường do theo không kịp bạn
bè. Trường hợp xấu hơn, khi
con ở nhà hai tuần có thể sa
vào những thú vui vô bổ” - cô
Lan Anh nói.
Cần tách riêng
từng bậc học
Đánh giá chung về dự thảo,
ông NguyễnVăn Hùng, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Mê
Linh, TP.HCM, cho hay dự
thảo thông tư cần phải tách
riêng từng bậc học. Bởi mức
độ vi phạm ở từng lứa tuổi
rất khác nhau, do đó khi gộp
chung không phù hợp. Trong
khi đó, bậc tiểu học chủ yếu
khen thưởng, còn kỷ luật rất ít.
Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Mê Linh cũng cho hay
theo dự thảo, quy trình xét
khen thưởng, kỷ luật rất mất
thời gian. Làm sao phải cải
cách hành chính trong khen
Khen thưởng thiết thực,
kỷ luật tích cực
Trong dự thảo đã bỏ các nội dung kỷ luật đuổi học một
năm vì nó nặng nề khi xử lý vi phạm với HS. Các hình thức
kỷ luật nặng này chưa hướng tới mục đích để HS tự giác
nhận thức khuyết điểm và có cơ hội khắc phục, sửa chữa.
Qua thời gian lấy ý kiến, Bộ GD&ĐT ghi nhận nhiều ý kiến
phản đối quanh hình thức khiển trách, cảnh cáo HS trước
lớp, trước toàn trường, do đó trong dự thảo thông tư mới
hình thức kỷ luật này được xóa bỏ. Thay vào đó, HS vi phạm
nội quy nhà trường sẽ được nhắc nhở, phê bình riêng.
Cũng trong dự thảo thông tưmới, Bộ GD&ĐT hướng đến
những cách kỷ luật tích cực hơn, tập trung uốn nắn tâm lý
HS để các em hiểu ra vấn đề.
Tại dự thảo thông tư, mức kỷ luật cao nhất chỉ là tạmđình
chỉ học tập đối với HS vi phạm, tối đa là hai tuần. Đây là hình
thức tích cực, khắc phục những bất cập của Thông tư 08.
Các hình thức khen thưởng trong dự thảo thông tư mới
cũngmang tính thiết thực hơn, không ủng hộ khen thưởng
tràn lan như trước.
Ông
BÙI VĂN LINH,
Vụ trưởng
Vụ Công tác HS, SV của Bộ GD&ĐT
Hình thức khen thưởng, kỷ luật
học sinh:
Thông tư 08 năm 1988, đang có hiệu lực, quy định khen
thưởng như sau:
1. Khen trước lớp: Riêng đối với HS các lớp cấp I, ngoài hình
thức khen trước lớp còn hai hình thức khen thưởng sau đây:
Thưởng phiếu khen và ghi tên vào bảng danh dự của lớp.
2. Khen trước toàn trường.
3. Danh hiệu HS khá.
4. Danh hiệu HS giỏi.
5. Ghi tên vào bảng danh dự của trường.
6. Danh hiệu HS xuất sắc.
7. Được khen thưởng đặc biệt.
Dự thảo mới chỉ tuyên dương trước lớp, trước toàn trường,
tặng giấy khen. Và các hình thức tuyên dương, khen thưởng
khác phùhợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởngHS.Về
kỷ luật HS,Thông tư 08 có các hình thức: Khiển trách trước lớp,
khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước
toàn trường, đuổi họcmột tuần, đuổi họcmột năm.
Dựthảomớichỉcònbahìnhthức:Khiểntrách,cảnhcáo,tạm
dừng học tối đa hai tuần để giáo dục riêng.
Họ đã nói
“Biện pháp giáo dục kỷ luật
tích cực”là một khái niệmmới
rất đáng được lưu ý. Trong đó
có việc tổ chức tư vấn tâm lý
cho HS mắc khuyết điểm là
một điểm mới.
Chúng ta thường nóng vội,
dựa vào hành vi của HS để kết
luậnchủquanvềsựviệc.Nếucó
điều kiện tìm hiểu sâu xa hoàn
cảnhvànộitâmcủahọctròmắc
lỗisẽgiảiquyếtđượctậngốcvấn
đề,giúphọctròsửađượclỗilầm
bềnvữnghơn.Việctưvấntâmlý
choHS“cóvấnđề”,khôngchỉvới
HSphạmlỗi,sẽgópphần“phòng
ngừavàngănchặn”nhữnglỗilầm
có thể xảy ra trong HS.
Ông
NGUYỄN XUÂN KHANG
,
HiệutrưởngTrườngMarieCurie,HàNội
Đời sống xã hội -
ThứSáu11-9-2020
Không còn chuyện đuổi học 1 năm
Dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh đang được Bộ GD&ĐT ban hành
để lấy ý kiến đã có những sự điều chỉnhmang tính tích cực khiến dư luận ủng hộ.
thưởng và kỷ luật để mọi việc
trở nên ngắn gọn, đơn giản.
“Việckhen thưởng trongnhà
trường nên chăng giáo viên
chủ nhiệm căn cứ vào quy
định khen thưởng, đánh giá
xếp loại HS do Bộ GD&ĐT
quy định để đề xuất nhà trường
khen thưởng cho HS, không
cần thiết phải thông qua hội
đồng thi đua. Bởi mục đích
của khen thưởng là động viên
HS, tạo động lực để các emcố
gắng phấn đấu” - ông Hùng
nói thêm.
Việc tạm dừng học
tập đối với HS vi
phạm nên do hội
đồng kỷ luật của
nhà trường xem xét
và ra quyết định
thời gian bao lâu sẽ
hợp lý hơn.
Sự việc xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 sáng 10-9 tại Trường
Tiểu học Kim Đồng, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Vào thời điểm
trên, một chiếc quạt trần đang quay bất ngờ rơi xuống trong giờ
ra chơi, khiến cháu NTMT (học sinh lớp 2B) bị thương ở phần
trán. Ngay lập tức, phòng y tế của nhà trường tổ chức sơ cứu rồi
đưa bé T. đi bệnh viện. Hiện tại sức khỏe bé đã dần ổn định.
Theo nhà trường, nguyên nhân khiến quạt trần bị rơi là
do ốc chốt ngang giữa cần quạt và bầu quạt bị gãy. Sau khi
sự việc xảy ra, phía trường phân công cán bộ, giáo viên tới
thăm hỏi, động viên gia đình học sinh.
Nhà trường cũng cho biết trước đó đã cho rà soát tất cả
hạng mục, công trình tại các phòng, lớp học, sân chơi để
đảm bảo an toàn cho học sinh. Hệ thống thiết bị điện bao
gồm quạt trần cũng được kiểm tra, bảo trì trước khi năm học
bắt đầu, tuy nhiên con ốc bên trong bị gãy quá bất ngờ.
TUYẾN PHAN
Quạt trần rơi trong lớp, một học sinh lớp 2 nhập viện
Riêng về hình thức kỷ luật,
mức độ xử lý kỷ luật nặng
nhất theo dự thảo là tạm dừng
học tập. Về vấn đề này, ông
Hùng cho biết hình thức này
không nên quy định cụ thể
thời gian bao lâu.
“Việc tạm dừng học tập
đối với HS vi phạm nên do
hội đồng kỷ luật của nhà
trường xem xét và ra quyết
định thời gian bao lâu sẽ hợp
lý hơn. Bởi đây là hình phạt
bất khả kháng” - ông Hùng
nói thêm.•
Chiếc
quạt trần
bị rơi
khiếnmột
học sinh
nhập viện.
Ảnh: HL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook