208-2020 - page 9

9
Tách thửa không cần hỏi ý kiến Sở QH-KT
Theo Sơ QH-KT, một bất cập khác là trước đây các quận, huyện được yêu
cầu lập quy hoạch 1/500 đối với đất dân cư hiện hữu, đất dân cư hiện hữu
kết hợp chỉnh trang, kể cả ĐHH và DCXDMcó chức năng ở để việc tách thửa
được đồng bộ về hạ tầng. Đồng thời, trong thời gian chờ lập, thẩmđịnh và
phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, các trường hợp tách thửa có hình
thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật thì phải có ý kiến thống nhất
bằng văn bản của Sở QH-KT trước khi quận, huyện xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, các quận, huyện đều cho rằng việc lập quy
hoạch 1/500 là không khả thi. Do đó, Sở QH-KT cũng đề xuất TP giao quận,
huyện căn cứ Quyết định 60 và các văn bản hướng dẫn để xem xét, giải
quyết cho dânmà không cần phải lấy ý kiến của sở. Sở QH-KT cho rằng đây
cũng là để cai cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho dân.
Quyết định 60 cũng quy định sau ba
năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các
quy hoạch này mà chưa có kế hoạch
sử dụng đất hằng năm cấp huyện và
chưa có thông báo thu hồi đất, chưa
có quyết định thu hồi đất hoặc đã có
nhưng cơ quan có thẩm quyền cũng
không điều chỉnh, hủy bỏ, hoặc có
điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không
công bố thì được tách thửa.
Theo Sở QH-KT, thời điểm xác
định “sau ba năm” có nhiều quan
điểm khác nhau, gây khó khăn trong
quá trình thụ lý hồ sơ tách thửa cho
người dân. Trong khi đó, Luật Quy
hoạch đô thị quy định đối với quy
hoạch phân khu định kỳ năm năm
kể từ ngày phê duyệt quy hoạch, cơ
quan, tổ chức lập quy hoạch cần rà
soát để làmcơ sở xemxét, điều chỉnh.
“Như vậy, việc xem xét tách thửa
đất ở, trong đó bao gồm trường hợp
có hình thành đường giao thông và
hạ tầng kỹ thuật, đối với ĐHH và
DCXDM còn nhiều vướng mắc,
chưa thống nhất trong quá trình
giải quyết nhu cầu người dân” - Sở
QH-KT nhìn nhận.
Đề xuất chia nhóm
để giải quyết
Từ những khó khăn của thực tiễn,
Sở QH-KT đề xuất hướng giải quyết
như sau:
Đối với đất quy hoạch DCXDM
thấp tầng, Sở QH-KT cho rằng về cơ
bản là phù hợp với mục đích để xây
dựng nhà ở riêng lẻ cho hộ gia đình,
cá nhân. Do đó, trong khi chờ điều
chỉnh Quyết định 60, Sở QH-KT đề
xuất sau nămnămkể từ ngày có quyết
định phê duyệt quy hoạch mà chưa
có hoặc có trong kế hoạch sử dụng
đất hằng năm và chưa có thông báo/
quyết định thu hồi đất mà cơ quan có
thẩmquyền không điều chỉnh, hủy bỏ
(hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng
không công bố) thì được tách thửa.
Đối với đất DCXDM cao tầng và
ĐHH thì chức năng quy hoạch sử
dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch
kiến trúc không phù hợp với mục
đích xây dựng nhà ở riêng lẻ cho từng
hộ dân. “Do đó, quận, huyện cần rà
soát quy hoạch, nếu không hợp lý,
không khả thi thì điều chỉnh cục bộ
hoặc điều chỉnh tổng thể nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích chính đáng của
người dân” - Sở QH-KT đề nghị.
Điều chỉnh, xóa bỏ
quy hoạch không khả thi
Liên quan đến những đề xuất nêu
trên của Sở QH-KT, trong cuộc họp
ngày 28-8, Phó Chủ tịch UBND TP
Võ Văn Hoan đã có những chỉ đạo
tháo gỡ.
Cụ thể, về những vướng mắc liên
quan đến tách thửa trong ĐHH và
DCXDM, ông Hoan giao Sở QH-
VIỆTHOA
G
iữa tháng6-2020, báo
PhápLuật
TP.HCM
có loạt bài
“TP.HCM:
Lối ra nào cho 14.000 ha đất
vướng quy hoạch?”.
Nội dung các
bài viết phản ánh những khó khăn,
vướng mắc và bất cập trong quản
lý nhà nước với hai loại đất có chức
năng quy hoạch hỗn hợp (ĐHH) và
dân cư xây dựng mơi (DCXDM) kéo
dài nhiều nămmà chưa có lối ra. Cụ
thể là đối với công tác tách thửa,
chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
giấy phép xây dựng…, mỗi quận,
huyện làm một kiểu.
Liên quan đến nội dung này, trong
một cuộc họp mới đây với các sở,
ngành có liên quan về tình hình thực
hiện Quyết định 60/2017 (Quyết định
60) về diện tích tối thiểu được tách
thửa trên địa bàn TP.HCM, Phó Chủ
tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã có
những chỉ đạo cụ thể để gỡ vướng
đối với tách thửa trong đất quy hoạch
ĐHH và DCXDM.
Tồn tại nhiều vướng mắc
Theo rà soát của Sở QH-KT, trên
địa bàn TP.HCM có hơn 14.000 ha
đất nằm trong quy hoạch ĐHH và
DCXDM. Người dân có đất trong
hai chức năng quy hoạch này nhiều
nămnay đều bị “treo” quyền lợi chính
đáng về nhà, đất. Quận, huyện thì
giải quyết quyền lợi cho người dân
mỗi nơi một cách, không thống nhất.
Trong tháng 7-2020, SởQH-KTđã
có Công văn 2350 báo cáo đề xuất
UBND TP nhiều nội dung liên quan
đến việc tách thửa trong hai chức
năng quy hoạch này. SởQH-KTnhận
định quá trình thực hiện tách thửa
theo Quyết định 60 trong thời gian
qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Đặc biệt là tách thửa đất ở có
hình thành đường giao thông và hạ
tầng kỹ thuật đối với khu vực quy
hoạch ĐHH và DCXDM.
Quyết định 60 hiện hành không
cho phép tách thửa trong hai chức
năng quy hoạch nói trên. Đồng thời,
Khuvựcđường
24 (phườngLinh
Trung, quậnThủ
Đức) nằmtrong
quyhoạchđất
dâncưxây
dựngmới nên
chỉ được cấp
giấyphépxây
dựng tạm.
Ảnh: VIỆTHOA
Lối ra cho tách thửa 14.000 ha
đất vướng quy hoạch
14.000 ha đất vướng quy hoạch đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựngmới sẽ được tháo gỡ để giải quyết quyền lợi
cho dân.
KT khẩn trương hướng dẫn UBND
quận, huyện rà soát, đánh giá tính
khả thi, những bất hợp lý của những
khu vực đã duyệt quy hoạch ĐHH và
DCXDM trong các đồ án quy hoạch
phân khu 1/2000. Đồng thời phân
loại, xây dựng tiêu chí điều chỉnh
quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 để
có hướng xử lý cụ thể.
“Đối với những khu vực quy hoạch
không khả thi thì phải đề xuất điều
chỉnh quy hoạch, xóa quy hoạch,
trả lại quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân” - thông báo của Văn
phòng UBND TP truyền đạt chỉ đạo
của Phó Chủ tịch UBNDTPVõ Văn
Hoan nêu rõ.
Đối với những khu vực quy hoạch
ĐHH còn tính khả thi, đủ điều kiện
thuận lợi để chỉnh trang đô thị nhưng
chưa có nhà đầu tư, ông Hoan giao
cơ quan chức năng đề xuất lập quy
hoạch chi tiết 1/500. Qua đó, cụ thể
hóa quy hoạch 1/2000 để xác định rõ
vị trí, ranh giới từng loại chức năng
sử dụng đất, công khai lấy ý kiến
nhân dân. Cùng với đó, hướng dẫn
người dân cùng tham gia đầu tư hạ
tầng trong khu vực.
“Đối với khu vực quy hoạch đất
DCXDM còn tính khả thi thì khẩn
trương đề xuất kêu gọi đầu tư theo
quy định. Sở, ngành, địa phương cần
phải quản lý trật tự xây dựng thật chặt
chẽ, xử lý nghiêm đối với trường hợp
xây dựng không phép, sai phép, tự
ý phân lô hộ lẻ” - thông báo nêu.•
Hàngkhôngphân luồng cửa riêng chokháchđến từĐàNẵng
Đối với những khu vực
quy hoạch không khả thi
thì phải đề xuất điều chỉnh
quy hoạch, xóa quy hoạch,
trả lại quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho hay đang
phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM,
các hãng hàng không và các đơn vị liên quan triển khai các
biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn sức
khỏe cho hành khách từ Đà Nẵng đến TP.HCM.
Cụ thể, từ ngày 8-9, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế
TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tất cả hành khách
trên các chuyến bay từ Đà Nẵng đến TP.HCM. Theo đó, máy
bay từ Đà Nẵng vào TP.HCM sau khi hạ cánh sẽ được bố trí
đậu ở sân đỗ ngoài, hãng hàng không thực hiện vệ sinh, khử
trùng theo quy định. Hành khách được đưa vào bằng xe buýt
đến cửa số 3, lấy hành lý tại băng chuyền đến số 5-6.
Sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện phân luồng tuyến riêng
đối với hành khách đến từ Đà Nẵng. Cùng đó, lực lượng an
ninh hàng không thực hiện điều tiết giãn cách hành khách
theo quy định phòng, chống dịch. Trong khi đó, các hãng
hàng không cho biết sẽ tăng dần tần suất khai thác các
chuyến bay đến/đi từ Đà Nẵng nhằm phục vụ nhu cầu đi
lại bằng đường hàng không, khôi phục hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Cụ thể, từ ngày 10 đến 15-9, Vietnam Airlines sẽ tăng
thêm các chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đến Đà Nẵng,
trong đó nâng tần suất lên thành hai chuyến khứ hồi từ
Hà Nội và ba chuyến bay khứ hồi từ TP.HCM. Như vậy,
số chuyến bay khứ hồi đến Đà Nẵng nâng lên thành năm
chuyến mỗi ngày. Trước thời gian này, Vietnam Airlines
chỉ khai thác hai chuyến khứ hồi đến Đà Nẵng xuất phát từ
TP.HCM và Hà Nội.
Hãng này thông tin thêm, từ ngày 16-9 đến cuối tháng
9, hãng sẽ tiếp tục tăng các chuyến đến Đà Nẵng thành
bốn chuyến bay khứ hồi từ Hà Nội và năm chuyến khứ hồi
từ TP.HCM. Còn Pacific Airlines (liên danh với Vietnam
Airlines) vẫn duy trì một chuyến bay khứ hồi đến Đà Nẵng
đến cuối tháng 9.
Trong thời gian này, hai hãng sẽ thực hiện giãn cách ghế
theo yêu cầu của Bộ GTVT nhằm hạn chế tối đa khả năng lây
nhiễm và khuyến cáo hành khách nghiêm túc thực hiện các
biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng.
Trên đường bay đến/đi Đà Nẵng, các hãng vẫn áp dụng
các quy trình, tiêu chuẩn phòng dịch toàn diện, chủ động
từ mặt đất đến trên không. Trong đó gồm công tác vệ sinh,
phun khử khuẩn máy bay, trang thiết bị phục vụ, trang bị
bảo hộ y tế cho nhân viên, hành khách khai báo y tế, đo
thân nhiệt trước khi lên máy bay và đeo khẩu trang trong
suốt hành trình.
PHONG ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook