208-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 11-9-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 10-9, khai mạc
phiên họp thứ 48, Ủy
ban Thường vụ Quốc
hội đã cho ý kiến về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Công đoàn.
Một trong những nội dung
quan trọng được sửa đổi lần
này liên quan đến việc hoàn
thiện cơ chế tài chính công
đoàn trong bối cảnh mới.
Xin giữ nguồn thu 2%
Tờ trình do Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)
ViệtNamNguyễnĐìnhKhang
ký, thể hiện Luật Công đoàn
năm 1957 và năm 1990 đều
đã quy định về tài chính
công đoàn. Kế đó, từ Điều 26
đến Điều 29 của Luật Công
đoàn năm 2012 quy định cụ
thể vấn đề tài chính, tài sản
công đoàn. Trong đó, khoản
2 Điều 26 quy định: “Kinh
phí công đoàn do cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đóng
bằng 2% quỹ tiền lương làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động”.
Cũng theo tờ trình, quá
trình tổng kết, đánh giá thực
hiện Luật Công đoàn năm
2012 cho thấy thu đoàn phí
công đoàn chiếm 5%-27%,
thu kinh phí công đoàn chiếm
57%-64%, các khoản thu
khác chiếm 11%-16%, ngân
sách nhà nước hỗ trợ chiếm
khoảng 1%.
Chi tài chính công đoàn
chiếm tỉ trọng nhiều nhất tại
cấp công đoàn cơ sở (chiếm
động” - tờ trình khẳng định.
Cạnh đó, tờ trình của Tổng
LĐLĐ Việt Nam cũng cho
rằng nguồn thu kinh phí công
đoàn 2% cùng với các nguồn
thu khác là cơ sở quan trọng
để tổ chức côngđoànxâydựng
được nguồn lực đủmạnh, thực
hiệnchứcnăng, nhiệmvụđược
Đảng giao phó, góp phần nâng
cao trách nhiệm của người sử
dụng laođộng, giảmgánhnặng
cho Nhà nước trong bối cảnh
nguồn lực của Nhà nước còn
hạn chế. Đồng thời, chăm lo
tốt hơn cho người lao động, tạo
sự gắn kết lâu dài giữa người
laođộngvới tổ chức côngđoàn
và doanh nghiệp…
Công đoàn cấp trên
sẽ phục vụ cấp dưới
Trong bối cảnh cần phải tiếp
tục “tạo điều kiện về nguồn lực
trên cơ sở trở lên, có người
hoài nghi vềmục đích sử dụng
nguồn kinh phí này”.
“Để tiếp tục thực hiện tốt
hơn nữa sự công khai, minh
bạch trong việc sử dụng kinh
phí công đoàn, đoàn phí, dự
án luật cần bổ sung quy định
về trích kinh phí cho các cấp
công đoàn, nhất là công đoàn
cơ sở theo hướng công đoàn
cấp trênphụcvụcôngđoàncấp
dưới, công đoàn cơ sở phục vụ
đoàn viên công đoàn, người
lao động” - tờ trình nêu rõ.
Ngoài ra, theo tờ trình của
Tổng LĐLĐViệt Nam, trong
bối cảnhBộ luật Laođộngnăm
2019 đã cho phép thành lập
tổ chức của người lao động
tại doanh nghiệp ngoài hệ
thống Công đoàn Việt Nam.
Do vậy, vấn đề chia sẻ nguồn
kinh phí công đoàn với tổ chức
của người lao động tại doanh
nghiệp cần được xem xét.•
Công nhân làmviệc tại một công tymay ở quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
Đề nghị giữ nguồn thu kinh phí
công đoàn 2%
Việc giữ lại nguồn thu kinh phí công đoàn 2%nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động,
tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp…
72% tổng chi); tại cấp quận,
huyện chiếm15%; tại cấp tỉnh,
ngành chiếm 11%; tại tổng
liên đoàn chiếm 2% tổng chi.
“Tỉ trọng chi được tập
trung cho công đoàn cơ sở
sử dụng với mục đích chăm
lo cho người lao động. Trong
nội dung chi, trên 70% được
dành để chăm lo phúc lợi
cho đoàn viên và người lao
đủmạnh để bảo đảmhiệu quả
các hoạt động đại diện, chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chínhđáng của người lao
động, thu hút người lao động
và tổ chức của người lao động
tại doanhnghiệp thamgiaTổng
LĐLĐ Việt Nam” theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương
06-NQ/TW, Tổng LĐLĐViệt
Nam cho rằng “việc tiếp tục
giữ ổn định nguồn thu kinh
phí công đoàn 2% là hết sức
cần thiết”.
Tuy nhiên, cũng theo tờ
trình, “nhiều năm qua, việc
nắm bắt và hiểu đúng cách
thức thu, tỉ lệ phân chia tài
chính công đoàn giữa các cấp
công đoàn chưa tạo được sự
lan tỏa rộng khắp, khiến nhiều
tổ chức, cá nhân nhầm tưởng
số kinh phí 2% chỉ nhằm để
phục vụ cho công đoàn cấp
Theo tờ trìnhcủaTổng
LĐLĐViệtNam,
nhiềutổchức, cánhân
nhầmtưởngsốkinh
phí 2%chỉnhằmđể
phụcvụchocôngđoàn
cấp trêncơsở trở lên,
cóngườihoàinghi
vềmụcđíchsửdụng
nguồnkinhphínày…
Nhiềubất cập trong tài chính côngđoàn
Kiểm toánNhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong việc quản lý, sử dụng tài chính công,
tài sản công của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Kiểm toán Nhà nước mới đây hoàn thành báo cáo kiểm
toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm
2019 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN).
Theo đó, tổng thu tài chính công đoàn (TCCĐ) là trên
20.000 tỉ đồng, trong đó thu từ khối đơn vị sản xuất, kinh
doanh chiếm 69%. Dù vậy, số chưa thu được qua các năm
còn lớn, chiếm 22% tổng thu kinh phí và đoàn phí.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn TCCĐ để phục vụ
các hoạt động phong trào, chăm lo cho người lao động, mà còn
ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Điều 26 Luật Công đoàn.
Đặc biệt, tỉ lệ thu khác/tổng chi tại công đoàn cơ sở là
11,1%, công đoàn cấp trên cơ sở là 15,1%, LĐLĐ tỉnh/TP,
công đoàn ngành là 37,4% và Tổng LĐLĐVN là 220,8%.
Các con số cho thấy chỉ tính riêng thu khác tại Tổng
LĐLĐVN đã đáp ứng 2,2 lần tổng chi trong năm. Mức độ
tích lũy như vậy là quá lớn.
Tình trạng này dẫn tới bất cập trong khi cấp công đoàn
cơ sở không đảm bảo kinh phí hoạt động, không có tích
lũy và không có thu khác từ lãi TCCĐ tích lũy nên hạn
chế các khoản chi chăm lo trực tiếp cho người lao động,
thậm chí một số công đoàn cơ sở mất cân đối thu chi.
Ngược lại, các công đoàn cấp trên cơ sở, LĐLĐ, Tổng
LĐLĐVN lại sử dụng kinh phí tích lũy chỉ để gửi ngân
hàng có kỳ hạn nhằm tăng thu khác, đầu tư, cho vay.
Cũng theo kết quả kiểm toán, số dư tích lũy TCCĐ đến ngày
31-12-2019 là gần 29.000 tỉ đồng, chủ yếu tập trung tại cấp
LĐLĐ tỉnh/TP và tương đương (chiếm 36% của toàn ngành).
Việc sử dụng quỹ tích lũy chưa đúng quy định và chưa
có hiệu quả. Các cấp công đoàn sử dụng chi từ nguồn tích
lũy nhưng không lập dự toán, không được cấp trên có
th m quyền phê duyệt dự toán.
Đặc biệt, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, liên
doanh, liên kết, cho vay từ nguồn tích lũy TCCĐ còn chưa
có cơ chế cho vay rõ ràng, minh bạch; chưa quy định về
thời hạn trả nợ, điều kiện ràng buộc, trách nhiệm trả nợ…
khiến nhiều đơn vị đầu tư khó có khả năng thu hồi vốn.
Đáng chú ý, báo cáo kiểm toán cho thấy tài khoản thu
TCCĐ tại cấp tổng dự toán Tổng LĐLĐVN có phát sinh
Sử dụng xe công vượt định mức
Theo số liệu báo cáo, trong toàn hệ thống Tổng LĐLĐVN
đang quản lý và sử dụng 297 ô tô. Căn cứ vào tiêu chuẩn
địnhmức, ô tô của công đoàn các cấp còn dôi dư so với tiêu
chuẩn định mức đến ngày 31-12-2019 là 167 xe (trong đó
có 69 xe đủ điều kiện thanh lý).
khoản thu 11,3 tỉ đồng, tiếp nhận của các cá nhân hỗ trợ.
Theo hồ sơ của Tổng LĐLĐVN cung cấp, đây là khoản vận
động xã hội hóa theo chương trình
Tết sum vầy
năm 2019,
theo Công văn 49/TLĐ của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐVN.
Tuy nhiên, công văn này không ghi rõ số tài khoản để
nhận tiền ủng hộ và cũng không có quyết định thành lập
ban tiếp nhận ủng hộ.
Toàn bộ việc tiếp nhận ủng hộ do Ban Tài chính thực
hiện, không có phiếu thu mà chỉ có bản kê danh sách đóng
góp hỗ trợ bằng tiền mặt của năm đơn vị do phó trưởng
Ban Tài chính lập…
Kiểm toán Nhà nước đề nghị Tổng LĐLĐVN thành lập
đoàn thanh tra để kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của
việc vận động xã hội hóa khoản thu trên và việc sử dụng
đúng mục đích, đối tượng.
TUYẾN PHAN - CHÂN LUẬN
Hai phương án phân phối kinh phí
công đoàn
Theo dự thảo luật trình xin ý kiếnỦy banThường vụQuốc
hội đã xây dựng hai phương án về phân phối kinh phí công
đoàn. Cụ thể:
Phương án 1
:
75%kinh phí công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 26 được
phân phối như sau:
a) Tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công
đoàn, công đoàn cơ sở được hưởng 100%số kinhphí nêu trên.
b) Tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ
sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạmgiữ 100% số kinh phí
nêu trên, thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức,
doanhnghiệpvàhoàntrảchocôngđoàncơsởkhiđượcthànhlập.
c) Tại doanh nghiệp có tổ chức của người lao động thì tổ
chức của người lao động được phân phối theo số thành viên
trên số lao động thu được kinh phí công đoàn.
Phương án 2
:
Ở những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh
nghiệp, kinhphí công đoànquy định tại khoản 2Điều 26 được
phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định
“Tổng LĐLĐ Việt Nam
thực hiện việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản của Công
đoàn theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định
pháp luật khác”
và “
Công đoàn Việt Namthực hiện công khai
tài chính theo quy định của pháp luật”
.
Theo Tổng LĐLĐViệt Nam, điều này giúp“đảm bảo công
khai, minh bạch hơn trong công tác quản lý, sử dụng tài sản,
tài chính công đoàn”.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook