211-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa15-9-2020
TÁ LÂM-HẢI HIẾU
T
ính đến sáng 14-9, Việt
Nam trải qua 12 ngày liên
tiếp không ghi nhận ca
mắc mới COVID-19 trong
cộng đồng. Các địa phương
có ca nhiễm cũng đã cơ bản
trở lại trạng thái bình thường.
Mở cửa trở lại
các hoạt động
kinh tế - xã hội
Kết luận cuộc họpmới nhất
củaThường trựcChính phủ về
phòng, chốngdịchCOVID-19,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
tùy diễn biến dịch, chủ tịch
UBND các tỉnh, TP quyết
định mức nguy cơ và áp dụng
các biện pháp phòng, chống
dịch phù hợp với tình hình
thực tiễn trên địa bàn theo
đúng chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị số 16
và 19 về phòng, chống dịch.
Đến nay, trong bối cảnh dịch
bệnh được kiểm soát, yêu cầu
tất yếu là mở cửa trở lại các
hoạt động kinh tế - xã hội.
Trước mắt và dễ thấy nhất,
đó là yêu cầu phải mở các
chuyến bay thương mại để
đón chuyên gia, nhà đầu tư
nước ngoài, tăng cường các
hoạt động giao lưu đem lại
lợi ích cho quốc gia, cùng với
đó là những hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tuy nhiên, việc mở cửa lại
này, ngay cả trong “trạng thái
bình thường mới”, cũng tiềm
ẩn các nguy cơ lây nhiễmdịch
bệnh, khi dịchCOVID-19 trên
thế giới còn hết sức phức tạp.
Thời gian qua, mặc dù tình
hình sản xuất, kinh doanh
dần được phục hồi; công tác
bảo đảm an sinh xã hội được
chú trọng nhưng do tác động
của dịch chúng ta vẫn tiếp tục
phải đối mặt với những rủi ro,
thách thức đối với phát triển
kinh tế. Đặc biệt, theo nhiều
chuyên gia, tác động của đợt
bùng phát lần hai của dịch đã
vượt quá khả năng chịu đựng
của một số ngành, lĩnh vực
NguyễnTấnBỉnh chobiết hiện
trên địa bàn còn 810 trường
hợp đang cách ly tập trung,
trong đó có 505 chuyên gia
nước ngoài cách ly tại các
khách sạn, số còn lại ở các
khu cách ly tập trung của TP
và quận, huyện.
Theo ông Bỉnh, TP đã chốt
danh sách 18 khách sạn sẽ
được sử dụng làm cơ sở cách
ly trả phí. 18 khách sạn này
đã được Sở Y tế cùng Sở Du
lịch thẩm định, đảm bảo đáp
ứng đầy đủ yêu cầu cho công
tác cách ly, ngăn ngừa lây lan
dịch COVID-19.
Đà Nẵng: Gỡ bỏ các
chốt kiểm soát y tế
Cùng ngày, Đại tá Trần
Đình Chung, Phó Giám đốc
Công an TP Đà Nẵng, đã ký
công văn hỏa tốc gửi đến
Phòng CSGT, cảnh sát cơ
động, hậu cần và công an các
quận, huyện về việc ngừng
thực hiện nhiệm vụ tại các
chốt kiểm soát y tế ở các cửa
ngõ ra vào TP. Chỉ đạo này
nhằm thực hiện theo công
văn khác của UBND TP Đà
Nẵng về công tác chống dịch
COVID-19.
Theo công văn này, Phòng
hậu cần phối hợp với công an
các quận, huyện thu gom các
trang thiết bị, phương tiện và
dọn dẹp vệ sinh tại các chốt
kiểm dịch y tế. Thông báo chi
nhánh điện lực địa phương
ngừng cung cấp điện tại các
chốt kiểm soát dịch bệnh ở
các cửa ngõ ra vào TP.
Tình hình dịch ở Đà Nẵng
đã được kiểm soát tốt, không
còn lây lan trong cộng đồng,
các hoạt động kinh tế dần trở
lại bình thường. Việc gỡ bỏ
các chốt nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động
phát triển kinh tế. Các đơn
vị trực tại các chốt về thực
hiện nhiệm vụ thường ngày
tại đơn vị mình.
Bên cạnh đó, công an các
đơn vị phải tăng cường công
tác nắm tình hình địa bàn,
phối hợp với lực lượng ở cơ
sở quản lý chặt chẽ tất cả
người nước ngoài, công dân
Việt Nam đang lưu trú trên
địa bàn, kịp thời phát hiện và
phối hợp với lực lượng y tế
cách ly đối với những người
đến từ vùng dịch.•
Thủ tướng: Phấn đấu tăng
trưởng kinh tế cao nhất
Thủ tướng
Chính phủ
Nguyễn Xuân
Phúc kết luận:
Cả nước cần
vừa sẵn sàng
phòng, chống
dịch, vừa đẩy
mạnh phát
triển kinh tế
- xã hội trong
bối cảnh
về cơ bản
dịch bệnh
COVID-19
đã được kiểm
soát trên
phạmvi
toàn quốc.
Cần giữ suy nghĩ
nguy cơ bùng phát
dịch luôn tiềm ẩn
TP.HCM tiếp tục quán triệt
sâu sắcmục tiêukép, phát triển
kinhtếđikèmvớiphòng,chống
dịch bệnh quyết liệt. Chúng ta
cần giữ suy nghĩ nguy cơ bùng
phátdịchluôntiềmẩnvàcókhả
năngbùngphát.Trongthờigian
tới, Việt Nam sẽmở các đường
bayquốc tế, khảnăngxuất hiện
ca mắc còn tăng.
Ông
LÊ THANH LIÊM
, Phó Chủ tịch
thường trực UBND TP.HCM
Họ đã nói
TP.HCM: Tám bệnh viện đạt mức
an toàn thấp chống COVID-19
Chiều 14-9, Sở Y tế TP.HCM cho biết tính đến hôm nay,
nơi đây đã kiểm tra và đánh giá 53 bệnh viện (BV) an toàn
trong phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, chín BV phải kiểm tra và đánh giá lại lần hai sau
khi đã triển khai khắc phục một số tiêu chí không đạt trong
lầnđánhgiá thứnhất theohướngdẫn của đoàn kiểmtra. Kết
quả, támBV đạtmức an toàn thấp và 45 BV đạtmức an toàn.
Trong thời gian tới, SởY tếTP.HCM tiếp tục kiểm tra, đánh
giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các BV còn lại
trên địa bàn và công khai kết quả kiểm tra.
TRẦN NGỌC
Công nhân làmviệc tại một nhàmáy ở quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
và nhiều doanh nghiệp.
Đến nay, cơ bản dịch
COVID-19 đã được kiểm
soát, yêu cầu của Thủ tướng
là cần cố gắng phấn đấu tăng
trưởng kinh tế ởmức cao nhất,
tạo cơ sở cho phục hồi kinh tế
bốn tháng cuối năm 2020 và
lấy lại đà tăng trưởng mạnh
hơn trong năm 2021 mà theo
dự kiến sơ bộ có thể ở mức
khoảng 6%-6,5%.
TP.HCM: Không để làn
sóng dịch COVID-19
thứ ba xuất hiện
Chiều 14-9, phát biểu chỉ
đạo tại cuộc họp Ban chỉ đạo
phòng, chống dịchCOVID-19
TP.HCM, PhóChủ tịch thường
trực UBND TP Lê Thanh
Liêm cho biết qua hai làn
sóng dịch bệnh, toàn TPđã có
78 ca mắc COVID-19 (trong
đó có một ca từ BVBạc Liêu
chuyển đến).
Ông Liêm khẳng định đến
nay TP.HCM đã trải qua 47
ngày không ghi nhận ca lây
nhiễm trong cộng đồng. “Số
ca mắc COVID-19 đã giảm
dần qua hai làn sóng dịch
bệnh, toàn bộ ca bệnh của
TP đến nay đã được điều trị
khỏi” - ông Liêm nói và cho
Việc mở cửa kinh
tế - xã hội trở lại
vẫn tiềm ẩn các
nguy cơ lây nhiễm
dịch bệnh, khi dịch
COVID-19 trên thế
giới còn hết sức
phức tạp.
biết so với làn sóng lây nhiễm
COVID-19 đầu tiên thì đến
làn sóng thứ hai giảm 30%,
tức là 62 người mắc so với
16 người mắc đợt hai.
Mặc dù vậy, ông Lê Thanh
Liêm cũng yêu cầu các sở,
ngành, quận, huyệncần tiếp tục
duy trì các biện pháp phòng,
chống dịch, không để làn sóng
lây nhiễm COVID-19 thứ ba
xuất hiện. Để làm được điều
đó, ông Liêm yêu cầu các
sở, ngành cần nghiên cứu để
điều chỉnh, bổ sung các tiêu
chí an toàn dịch bệnh trong
tình hình hiện tại.
Trước đó, báo cáo tại buổi
họp,GiámđốcSởYtếTP.HCM
Huế chưa dỡ bỏ kiểm soát người đến từ Đà Nẵng
Ngày 14-9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Phan Ngọc
Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh này, nhấn mạnh nguy cơ dịch
bệnh vẫn thường trực và có thể xuất hiện các ca nhiễm
mới trong cộng đồng, nhất là khi Việt Nam mở cửa trở lại
trong thời gian tới.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp
phòng, chống dịch hiệu quả trong thời gian qua, sẽ dỡ bỏ
giãn cách đối với những địa phương qua 28 ngày không
phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới.
Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh dự
kiến từ ngày 15-9 sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với người từ Quảng
Nam, đối với người từ Đà Nẵng dự kiến sau ngày 24-9 và
người từ Hải Dương sau ngày 30-9 nếu các địa phương này
không phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 mới. Ông
Phan Ngọc Thọ yêu cầu các chốt kiểm soát y tế, kiểm tra
liên ngành tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác chốt chặn
cho đến khi có thông báo mới; đồng thời nâng cao cảnh
giác, không được chủ quan, lơ là.
Bên cạnh đó, tiếp tục xử phạt các trường hợp cố tình
vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh; chủ động
chuẩn bị các kịch bản ứng phó các tình huống xảy ra của
dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở khám chữa
bệnh, cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ em, người yếu thế.
Ông Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp khẩn trương hoàn chỉnh các bộ tiêu
chí an toàn trong phòng, chống dịch, xem đây là cẩm
nang, công cụ quản lý để giám sát dịch tễ trên lĩnh vực
của mình. Trong đó cần chú trọng đến tính pháp lý, tính
khoa học, tính thực tiễn…, đảm bảo các điều kiện an toàn
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ban chỉ đạo tỉnh cũng chỉ đạo ĐH Huế, Sở GD&ĐT
tỉnh này có phương án tiếp nhận hơn 400 du học sinh Lào
về Huế học tập, đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng,
chống dịch; đồng thời, có kế hoạch tổ chức đón tiếp các
sinh viên trở lại trường.
NGUYỄN DO
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook