211-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa15-9-2020
luật trong tạm đình chỉ điều tra;
công tác bắt, tạm giữ, tạm giam,
điều tra xử lý tội phạm.
Cạnh đó, ngành đã thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực thi pháp luật
của điều tra viên và cán bộ điều tra,
chủ động phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực
trong hoạt động điều tra “CQĐT
luôn tạo điều kiện thuận lợi cho luật
sư, người giám hộ, người bào chữa,
trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động
tố tụng hình sự theo quy định pháp
luật” - ông Vương nói.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn
xảy ra việc đình chỉ điều tra do không
có sự việc phạm tội hoặc hành vi
không cấu thành tội phạm; kết thúc
thời hạn điều tra vụ án mà không
chứng minh được bị can phạm tội.
Ngoài ra, VKS không phê chuẩn
các lệnh, quyết định của CQĐT và
bị can, phạm nhân trốn, chết tại trại
tạm giam, nhà tạm giữ...
Thượng tướng Lê Quý Vương
nói: “Tình trạng sợ trách nhiệm, tâm
lý giữ an toàn đã khiến tinh thần,
ý chí tấn công tội phạm có lúc, có
nơi giảm sút, chưa xử lý tội phạm
kịp thời...”.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ,
Ủy ban Tư pháp đánh giá công tác
điều tra, xử lý tội phạm năm 2020
có nhiều chuyển biến tích cực. Chất
lượng công tác điều tra đã được
nâng lên rõ rệt, hạn chế được nhiều
vi phạm trong hoạt động điều tra so
với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, tỉ lệ giải quyết tin báo,
tố giác tội phạm, kiến nghị khởi
tố chưa đạt yêu cầu của Quốc hội.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều
vi phạm, dẫn đến số trường hợp
VKSND các cấp không phê chuẩn
tăng mạnh so với năm 2019.
“Còn 17 trường hợp CQĐT phải
đình chỉ bị can do không có sự việc
phạm tội và hành vi không cấu thành
tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra
không chứng minh được bị can đã
thực hiện tội phạm” - báo cáo thẩm
tra nêu.
Phê bình nhưng cũng
phải chia sẻ
Bên cạnh báo cáo đã gửi tới
Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng
VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã
báo cáo thêm một số nội dung,
thực chất là giải trình về vấn đề
nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy
ban Tư pháp.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra
đánh giá “tỉ lệ giải quyết tin báo, tố
giác về tội phạm chưa đạt chỉ tiêu
theo yêu cầu của Quốc hội và giảm
13,9% so với năm 2019”.
Ông Trí nói: “Có những việc các
đồng chí phê bình mãi nhưng cũng
phải chia sẻ”. “Việc xử lý tin báo tố
giác tội phạm ngành công an làm
là chính. Năm nào công an làm tốt,
VKS được nhờ. Năm nào công an
làm không tốt thì VKS cũng vạ lây
theo. Hiện không có chế tài để giải
quyết việc này”.
Liên quan đến việc xử lý đơn
kiến nghị kháng nghị giám đốc
thẩm, ông Trí cho rằng ngành kiểm
sát ở vào thế bị động. Hồ sơ ở tòa
thì tòa được ưu tiên, tòa không
chuyển cho VKS hoặc chuyển
chậm thì VKS không thể thụ lý.
Vì vậy, số xử lý đơn so với chỉ tiêu
Quốc hội giao thì VKS không đạt
nhưng theo hồ sơ có trong tay thì
ĐỨCMINH
S
áng 14-9, tiếp tục phiên họp thứ
48, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã nghe và thảo luận về
báo cáo của các cơ quan tư pháp.
Liên quan đến hoạt động điều tra,
Thứ trưởng Công an, Thượng tướng
Lê Quý Vương cho rằng công tác
điều tra, xử lý tội phạm, việc bắt,
giam, giữ được thực hiện theo pháp
luật và có sự giám sát chặt chẽ của
VKS các cấp.
Còn tình trạng
sợ trách nhiệm
Theo ông Vương, cơ quan điều
tra (CQĐT) các cấp đã thực hiện
nghiêm túc các yêu cầu, nhiệm
vụ về công tác điều tra, xử lý tội
phạm nêu trong các nghị quyết
của Quốc hội. CQĐT tăng cường
thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh
việc chấp hành pháp luật trong
hoạt động điều tra, trong đó tập
trung vào việc chấp hành pháp
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí phát biểu. Ảnh: HẢI NINH
Viện trưởng
Tối cao trăn
trở về việc
trả hồ sơ
Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí
cho rằng trả hồ sơ để chứngminh được
bản chất tội phạm thì chúng ta phải động
viên chứ chê là sẽ mất tinh thần.
vượt. Ông Trí cho biết ông đã đề
cập việc này hai lần trước Quốc
hội nhưng chưa khắc phục được.
“Như thế, các đồng chí phê bình
mãi chúng tôi cũng vẫn không làm
được” - ông Trí nói.
Liên quan đến tỉ lệ án phải trả hồ
sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Trí
cho rằng đây là “con số hai mặt”.
“Nhìn vào con số có cảm giác chất
lượng không tốt nên mới phải trả
nhưng đây là một cuộc đấu tranh”
- ông Trí cho biết.
Theo viện trưởng VKSND Tối
cao, nhiều vụ tội phạm trình độ
thấp, phản ứng đối phó ở mức độ
chừng mực thì làm án dễ nhưng
có khi tội phạm thủ đoạn cao thì
không đơn giản. Trả hồ sơ để
điều tra bổ sung là biện pháp tố
tụng cho phép để chống oan sai
và chống bỏ lọt.
Ông Trí nói: “Trả hồ sơ để chứng
minh được bản chất tội phạm thì
chúng ta phải động viên và khen
cán bộ điều tra cũng như kiểm sát.
Giờ cứ trả là chê thì cán bộ mất tinh
thần, trong khi nếu không trả thì lọt
hoặc oan sai, nhất là tội phạm phức
tạp như tham nhũng”.
Trong kiến nghị của mình, ông
Trí đề nghị Quốc hội quan tâm
hơn đến công tác hướng dẫn, giải
thích pháp luật. Bởi có những
lúc, cái gốc là do nhận thức và
áp dụng pháp luật khác nhau. Sơ
thẩm có quyền xử thế này nhưng
phúc thẩm có quyền phủ định, trả
hồ sơ điều tra lại… “Đơn giản nói
“cứ theo luật mà làm” thì dễ rồi
nhưng thực tế không đơn giản như
vậy” - ông Trí nói.•
Trongbáo cáo gửi Ủy banThường vụQuốc hội ,TAND
Tối cao cho rằng chưa phát hiện trường hợp nào kết
án oan người vô tội. Hình phạt mà các tòa áp dụng cơ
bản bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật. Tỉ lệ các
bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ
quan đạt chỉ tiêu theo yêu cầu nghị quyết Quốc hội…
Thẩm tra báo cáo của TAND Tối cao, Ủy ban Tư pháp
cho rằngcácTANDvẫncònnhiềuvi phạmdẫn tớiVKSND
phải ban hành 610 kiến nghị yêu cầu khắc phục trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự; gần 1.400 kiến
nghị yêu cầu khắc phục trong quá trình giải quyết các
vụ việc dân sự, hành chính. Cạnh đó, dù số lượng các
vụ án hành chính phải giải quyết không nhiều so với
các loại án khác (bằng 2,2% tổng số các loại án) nhưng
tỉ lệ xét xử còn thấp (chỉ đạt 51%)…
Trong báo cáo TAND Tối cao cũng đề nghị Quốc hội
quan tâm bảo đảm kinh phí để thực hiện cải tạo mở
rộng trụ sở và trang bị nội thất phòng xét xử của các tòa
án. Đây là hoạt động theo yêu cầumới của pháp luật tố
tụng để thực hiện đề án“Trang bị tài sản, phương tiện
làm việc cho các tòa án giai đoạn IV” và đề án “Trang
bị cơ sở vật chất phục vụ việc ghi âm hoặc ghi hình
có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của
BLTTHS 2015”…
Tòa án: Chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan
Ông Lê Minh Trí cho
rằng trả hồ sơ để điều tra
bổ sung là biện pháp tố
tụng cho phép để chống
oan sai và chống bỏ lọt.
Tuyên án 4 bị cáo vụ tạt xăng vào đoàn cưỡng chế
Ngày 14-9, kết thúc phiên xử sơ thẩm, TAND huyện
Cái Nước (Cà Mau) tuyên phạt bị cáo Phạm Hoàng
Kiếm năm năm tù, Phạm Công Nguyên tám năm tù
về các tội chống người thi hành công vụ và cố ý gây
thương tích.
Cùng về tội chống người thi hành công vụ, tòa phạt
bị cáo Lê Thị Hiến một năm, một tháng, bảy ngày tù
và bị cáo Nguyễn Văn Bé một năm một tháng năm
ngày tù. Mức án đối với bị cáo Bé và Hiến bằng với
thời gian tạm giam nên hai bị cáo này được trả tự do
tại tòa.
Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bốn bị cáo phải bồi
thường hơn 20 triệu đồng cho người bị hại.
Theo hồ sơ, ngày 23-7-2019, vợ chồng ông Kiếm, bà
Hiến nhận được thông báo cưỡng chế, tháo dỡ nhà của
TAND huyện Cái Nước để thi hành theo một bản án dân
sự. Thời gian cưỡng chế vào ngày
7-8-2019.
Sau đó, bốn bị cáo đã lên kế
hoạch chống đối, không cho lực
lượng thi hành án cưỡng chế tháo
dỡ nhà. Kiếm kêu con trai là Phạm
Công Nguyên đi mua 5 lít xăng về
để sẵn trong nhà, lấy dây điện tuốt
vỏ để trên cỏ cặp lối đi vào…
Khoảng 9 giờ cùng ngày, khi
lực lượng thi hành án tiến hành cưỡng chế tháo dỡ nhà
thì Kiếm, Hiến, Bé, Nguyên có những hành động chống
đối quyết liệt.
Các bị cáo hất thau chứa xăng
đang cháy vào lực lượng làm
nhiệm vụ khiến 12 cán bộ là chấp
hành viên Chi cục Thi hành án
huyện Cái Nước, công an hỗ trợ
cưỡng chế bị thương với tỉ lệ
thương tật 1%-23%.
TRẦN VŨ
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
Ảnh: TRẦNVŨ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook