125-2022 - page 5

5
muốn quản lý hộ tịch được
chặt chẽ, bài bản, chính quy,
ông yêu cầu các địa phương
nhanh chóng thực hiện chuyển
đổi dữ liệu hộ tịch từ dữ liệu
TP đang quản lý về Bộ Tư
pháp để tạo cơ sở dữ liệu
dùng chung quốc gia.
Có thể trích lục được
cả hồ sơ đăng ký
ở tỉnh khác
Tại hội nghị, ông Nguyễn
Triều Lưu, Trưởng Phòng hộ
tịch - quốc tịch Sở Tư pháp,
cho hay những thông tin hộ
tịch mà người dân TP.HCM
đăng ký từ thời điểm này
trở về trước, thậm chí trước
năm 1975 mà Sở Tư pháp
còn lưu trữ thì đều có thể tra
cứu, trích lục.
Ông Lưu cho biết trên cơ
sở dữ liệu đã có sẵn, các địa
phương phải xây dựng quy
trình tiếp nhận và giải quyết
thủ tục hành chính trong nội
bộ. Trong đó, những loại giấy
tờ nào đã có thông tin trên cơ
sở dữ liệu thì không yêu cầu
người dân phải nộp. Đơn cử
như khi cấp xác nhận tình
trạng hôn nhân, nếu trên cơ
sở dữ liệu đã có thông tin ly
hôn của người đó thì không
cần người dân xuất trình…
Ông Lưu hướng dẫn: Các
cán bộ tư pháp - hộ tịch của
địa phương này có thể truy
cập vào tất cả dữ liệu của các
địa phương khác để trích lục.
Trường hợp hồ sơ cần có được
đăng ký ở địa phương khác
nhưng nếu có trên hệ thống
thì cũng không cần yêu cầu
người dân nộp.
Đáng chú ý, ông Lưu thông
tin thời gian tới, dữ liệu hộ
tịch của TP.HCM sẽ được
liên thông với các tỉnh, thành
khác trong cơ sở dữ liệu dùng
chung. Vì thế cán bộTP.HCM
có thể trích lục cả dữ liệu ở
tỉnh, thành khác để hạn chế
thủ tục giấy; tuy nhiên trước
mắt việc này đang thí điểm ở
TP.HCM.•
Thời sự -
ThứBa7-6-2022
LÊ THOA
S
ở TT&TTTP.HCMphối
hợp với Sở Tư pháp TP
tổ chức hội nghị trực
tuyến triển khai thực hiện
thí điểm khai thác, sử dụng
dữ liệu số hóa sổ hộ tịch TP
cho công chức tư pháp - hộ
tịch thuộc các quận, huyện,
TP Thủ Ðức, chiều 6-6.
Giảm giấy tờ phải nộp
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó
Giámđốc SởTư phápTP, cho
biết: Nhiều năm qua, người
dân khi cần trích lục hộ tịch
như giấy khai sinh, giấy đăng
ký kết hôn, khai tử… đều
phải về nơi đăng ký ban đầu
hoặc nơi lưu trữ sổ hộ tịch.
Có trường hợp người dân
sinh sống tại các huyện xa
như Cần Giờ, Củ Chi phải
mất thời gian đi lại để trích
lục giấy tờ hộ tịch.
Sau gần hai năm thực hiện,
hiện TP.HCM có gần 13 triệu
hồ sơ hộ tịch đã được số hóa.
Nhờ vậy, người dân có thể
đến bất cứ phường, xã nào
tại TP để được trích lục giấy
khai sinh, kết hôn, khai tử…
Từ ngày 15-6, TP.HCM sẽ
thí điểm tiếp nhận yêu cầu cấp
bản sao trích lục bốn loại giấy
gồm kết hôn; giấy khai sinh;
khai tử; đăng ký nhận cha,
mẹ, con từ dữ liệu số hóa sổ
hộ tịch tại Kho dữ liệu dùng
chungTPmà không phụ thuộc
vào nơi đã đăng ký, nơi lưu
trữ sổ hộ tịch và nơi cư trú
của người yêu cầu. Việc này
giúp đơn giản hóa thủ tục hành
chính, giảm giấy tờ phải nộp,
giảm thời gian giải quyết hồ
sơ, giảm đi lại cho người dân.
Cũng theo ôngVũ, khi thực
hiện số hóa dữ liệu hộ tịch,
các đơn vị đã gặp nhiều khó
khăn, mất nhiều công sức, tài
chính. Tuy nhiên, với mong
Những thông tin hộ
tịch mà người dân
TP.HCM đăng ký
từ thời điểm này trở
về trước, thậm chí
trước năm 1975 mà
Sở Tư pháp còn lưu
trữ thì đều có thể tra
cứu, trích lục.
Từ ngày 15-6, người dân TP.HCMcó thể đến bất kỳ phường, xã nào để trích lục giấy tờ.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Người dân TP.HCMđược
đếnphường, xãgầnnhất
để trích lục giấy tờ
Từ ngày 15-6, người dân TP.HCMcó thể đến bất cứ phường, xã nào
tại TP để trích lục giấy khai sinh, kết hôn…mà không cần
về nơi cư trú trước đây hoặc nơi đã đăng ký hộ tịch.
Lực lượng cứu hộ đưa các ngư dân gặp nạn vào bờ. Ảnh: TN
Ngưdânkể về lúc bị
tàuđâmchìmtrênbiển
làm3người chết
Vụ va chạmđã làmba ngư dân thiệt mạng,
nămngười maymắn được cứu nhưng cũng
bị thương.
Khoảng 3 giờ 30 sáng 6-6, tàu cá QNg 91426
TS xảy ra va chạm với một tàu chưa rõ lai lịch,
tại tọa độ 15,47 độ vĩ Bắc - 108,32 độ kinh Đông,
cách bờ biển xã Bình Dương, huyện Thăng Bình
(Quảng Nam) khoảng bảy hải lý về hướng đông.
Thời điểm xảy ra va chạm trên tàu có tám ngư
dân, đều ngụ TP Quảng Ngãi.
Vụ va chạm đã khiến ba ngư dân là Võ Đình
Nam, Nguyễn Văn Thành và Trần Gương thiệt
mạng. Năm người khác may mắn được cứu sống.
Đến trưa cùng ngày, các ngư dân gặp nạn trên
tàu cá QNg 91426 TS đã được đưa về Đồn biên
phòng Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam).
Ngư dân Đinh Thành Trinh (58 tuổi, ngụ TP
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chưa hết bàng
hoàng, kể lại: Khi tàu bị tông, mọi người đang
ngủ trong cabin tàu, ai kịp thoát ra ngoài thì sống
sót, còn lại không qua khỏi.
Những người may mắn thoát ra ngoài cố gắng
vớt những vật nổi rơi ra từ tàu để ôm, trôi theo
dòng nước. “Trời sáng, ông anh cùng quê đi đánh
lưới gần đó, anh em kêu cứu, ảnh nghe được thì
chạy lại vớt. Khi vớt được ba người, lúc đó chú
mới nghĩ chú còn sống. Trôi trên biển gần 2 tiếng
đồng hồ, số chú còn sống là còn may mắn” - ông
Trinh kể lại.
Còn ngư dân Sư Văn Xin (32 tuổi, ngụ TP
Quảng Ngãi) cho biết sau cú va chạm mạnh, tàu
bị chìm ngay tức khắc, mọi người thoát ra kịp thì
chới với giữa biển. “Trời tối om, tôi chỉ nhìn thấy
một mảng màu đen là con tàu chở hàng chạy lướt
qua. Những anh em thoát ra ngoài kêu cứu nhưng
họ tiếp tục chạy đi” - anh Xin kể.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, các ngư dân đang
nghỉ ngơi sau một đêm làm việc vất vả. Ngư dân
Trần Văn Công (47 tuổi, ngụ TP Quảng Ngãi,
chủ tàu kiêm thuyền trưởng) nhận nhiệm vụ lái
tàu nên còn thức. “Lúc đó tàu đang thả trôi, tôi từ
trong cabin đi ra thì thấy một vệt màu đen lao tới,
tông mạnh làm lật tàu, không xử lý được gì” - ngư
dân Công kể.
Thông tin về vụ va chạm, Trung tá Nguyễn
Hoang, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Đại, cho
biết khi nhận tin, đơn vị đã điều động hai canô và
10 cán bộ, chiến sĩ triển khai công tác cứu hộ, cứu
nạn. Lực lượng làm nhiệm vụ đã đưa năm ngư dân
còn sống lên tàu cứu hộ, sơ cứu vết thương, đồng
thời vớt được thi thể hai ngư dân trôi dạt cách vị
trí gặp nạn khoảng 500 m.
Sau khi đưa năm ngư dân và hai thi thể vào
bờ, lực lượng cứu hộ tiếp tục phối hợp với tàu
cá của các ngư dân tìm kiếm tung tích nạn nhân
cuối cùng. Khoảng 8 giờ 20, thi thể ngư dân thứ
ba được tìm thấy cách vị trí gặp nạn khoảng một
hải lý.
Lực lượng chức năng đang truy tìm tàu chưa rõ
số hiệu va chạm với tàu QNg 91426 TS.
Được biết tàu QNg 91426 TS hành nghề pha
xúc, xuất bến lúc 13 giờ ngày 4-6 tại Trạm kiểm
soát biên phòng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi.
THANH NHẬT
Phụcvụcôngtácchuyển
đổi số của TP.HCM
TP.HCM là đơn vị đầu tiên
trong cả nước hoàn thành số
hóa dữ liệu hộ tịch và đưa vào
Kho dữ liệu dùng chung của
ngành tưpháp. Đây lànội dung
rất quan trọng phục vụ công
tác chuyển đổi số của TP cũng
như công tác quản trị của TP
trong thời gian tới.
UBNDTP đã giao SởTư pháp
làm việc với Bộ Tư pháp thực
hành cấp bản sao hộ tịch điện
tử cho người dân, góp phần
thựchiệnnhanhchuyểnđổi số,
mang lại tiện íchchongười dân,
hưởng lợi từ dịch vụ công TP.
VÕ THỊ TRUNG TRINH
,
Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM
Họ đã nói
Người dân mong số hóa đến các tỉnh,
thành khác
Việc sốhóa hàng triệuhồ sơhộ tịch của người dânTP.HCM
không chỉ tạo sự thuận tiện cho người dân mà còn cho cả
cán bộ hộ tịch. Bởi rất nhiều người dân đăng ký thường trú
ở quận, huyện này nhưng tạmtrú ở quận, huyện khác, thậm
chí qua nhiều địa phương khiến giấy tờ rải rác ở nhiều nơi.
Khi cần thủ tục gì thường phải về nơi này nơi kia xin xác
nhận, trích lục rất vất vả.
Người dân chúng tôi rất vui khiTP.HCM triển khai trích lục
bốn loại giấy tờ hộ tịchmà không cần về nơi cư trú. Điều này
cho thấy công nghệ 4.0, chuyển đổi số của TP đã có những
bước tiến mới. Tuy nhiên, tôi mong việc số hóa này không
nên chỉ dừng lại ở TP.HCM mà có thể liên thông đến toàn
bộ tỉnh, thành khác.
Như vậy, bà con khi cần trích lục giấy tờ không phải về
tận quê để làm; để không còn cảnh vì một tờ giấy lận lưng
mà vất vả bao công sức.
Tôi cũngmong cán bộ, chính quyền vận dụng tốt những
gì mà hệ thống này mang lại, giúp người dân giảm giấy tờ
phải nộp; làm sao chúng tôi đi làmhồ sơmà không phải tay
xách náchmang, phôtô, công chứng hết giấy này giấy nọ…
Ông
HÀ VĂN LÂM
,
ngụ TP Thủ Đức
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook