125-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa7-6-2022
trị, Ban bí thư là thành viên BCĐ
trực tiếp chủ trì hoạt động quan
trọng này.
Sau 2030, đại biểu HĐND
cấp tỉnh có thể bầu
Chủ tịch nước
Cho đến thời điểm này, công tác
xây dựng đề án đã hình thành hai dự
thảo báo cáo tổng hợp đề án, báo cáo
tóm tắt đề án, các dự thảo tờ trình
Bộ Chính trị, dự thảo nghị quyết
trung ương… Trong đó, nhiều vấn
đề hệ trọng, cốt lõi, có tính chất đột
phá cho việc hoàn thiện nhà nước
pháp quyền trong thời gian tới đã
được đề cập.
Chẳng hạn, về chế định Chủ tịch
nước, tổng hợp ý kiến từ nhiều cơ
quan, chuyên gia, nhà khoa học
cũng như các chuyên đề thuộc đề
án đều cho rằng cần thể chế hóa
cụ thể hơn.
Định hướng cụ thể là từ nay đến
năm 2030, trên cơ sở Hiến pháp
năm 2013, cần quy định đầy đủ vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của Chủ tịch nước,
đặc biệt là ở vai trò thống lĩnh lực
lượng vũ trang, vai trò trong công
tác đối ngoại, quốc phòng, an ninh
và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Việc thể chế hóa Hiến pháp năm
2013 phải đáp ứng các tiêu chí như
Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước, là biểu tượng của chủ
quyền quốc gia và sự đoàn kết dân
tộc; là một trong những thiết chế
quan trọng bảo đảm thượng tôn
Hiến pháp và pháp luật.
Chế định Chủ tịch nước phải đủ
quyền hạn để điều hòa, phối hợp,
kiểm soát quyền lực nhà nước; thúc
đẩy sự tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ
quyền con người; quyền công dân;
bảo đảm độc lập và trách nhiệm của
thẩm phán.
Việc sửa đổi hoặc ban hành mới
các luật liên quan đến chế định Chủ
tịch nước cần làm rõ hơn mối quan
hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội
(QH), Chính phủ, TAND Tối cao,
VKSND Tối cao.
Ngoài những nội dung có thể
triển khai ngay nêu trên, đáng chú
ý, quá trình xây dựng đề án đi đến
kiến nghị cần đổi mới cơ chế bầu
Chủ tịch nước, theo hướng người
đứng đầu Nhà nước sẽ do đại biểu
QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh trên
cả nước bầu, thay vì trong khuôn
khổ công tác nhân sự của QH như
hiện nay.
Tuy nhiên, đột phá này chỉ thực
hiện ở phân kỳ sau năm 2030 với
tầm nhìn đến năm 2045, trên cơ sở
sửa đổi, bổ sung cương lĩnh của
Đảng và Hiến pháp của Nhà nước.
Đổi mới cơ chế phân cấp,
phân quyền
Đổi mới cơ chế phân cấp, phân
quyền trong bộ máy nhà nước cũng
là một nội dung quan trọng được đặt
ra trong quá trình xây dựng đề án.
Là địa phương đăng cai tổ chức
hội nghị của BCĐ xây dựng đề án,
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh
bày tỏ mong muốn Nghị quyết
NGHĨANHÂN
S
au quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng,
thận trọng, trách nhiệm, dự
thảo Đề án xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam đến
năm 2030, định hướng đến năm
2045 và các tài liệu kèm theo đã
được gửi tới tất cả 63 Thường trực
Tỉnh ủy, Thành ủy để nghiên cứu.
Trong tinh thần ấy, sáng 6-6, Ban
chỉ đạo (BCĐ) xây dựng đề án đã
mở hội nghị lấy ý kiến 28 tỉnh,
thành phía Bắc.
Chủ tịch nước NguyễnXuân Phúc
- Trưởng BCĐ đề án, Trưởng ban
Nội chính Trung ương Phan Đình
Trạc - Phó Trưởng Ban thường
trực, cùng một số ủy viên Bộ Chính
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: TTXVN
Đổi mới cơ chế:
HĐND cấp tỉnh
có thểbầu
Chủ tịchnước
Dự thảo Đề án xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCNViệt Nambắt đầu được
chuyển tới 63Thường trực Tỉnh ủy,Thành
ủy để góp ý hoàn thiện với nhiều nội dung
mới, trong đó có chế định Chủ tịch nước.
Trung ương tới đây về nhà nước
pháp quyền sẽ giải quyết được tốt
hơn mối quan hệ cơ bản giữa chính
quyền trung ương và chính quyền
địa phương. Hướng là phân cấp,
phân quyền mạnh mẽ hơn ở tất cả
cấp chính quyền: Trung ương, tỉnh,
huyện, xã.
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh
cho rằng quá trình tăng cường phân
cấp, phân quyền tới đây vẫn khẳng
định vị trí của chính quyền trung
ương trong việc đảm bảo tính thống
nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả
của nền hành chính quốc gia. Tuy
nhiên, sự đảm bảo ấy không phải
bằng mệnh lệnh, can thiệp hành
chính từ trên xuống, mà phải thông
qua pháp luật và bằng pháp luật,
thông qua kiểm tra, giám sát tuân
thủ và hậu kiểm, xử lý nghiêm sai
phạm…
Ý kiến của Quảng Ninh được
nhiều đại biểu tham dự hội nghị
tán đồng. Cùng với đó, đại diện
Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên,
Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Ninh…
cũng kiến nghị đề án nhà nước pháp
quyền giải quyết tốt hơn nữa mối
quan hệ trung ương - địa phương,
để các tỉnh dù lớn hay nhỏ về kinh
tế, về diện tích, dân số đều có thể
tự chủ một cách cao nhất, phát
huy, khai thác được tiềm lực riêng
của mình.•
Từ nay đến năm 2030, có thể giảm cấp
chính quyền địa phương
Chođến lúc này, quanđiểmcủa BCĐ là cầnđiều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm giữa các cấp hành chính nhà nước trên cơ sở lợi thế so
sánh và hiệu quả tổng thể của từng cấp; triệt để thực hiện nguyên tắc
công việc thuộc cấp nào thì do cấp đó quyết định và tự chịu trách nhiệm.
Quá trìnhnghiên cứu cũngđi đến thốngnhất phải đổi mới tổ chức, hoạt
động của chính quyền địa phương theo hướng giảm cấp chính quyền
địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền một cách khoa học, hợp
lý; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sáng tạo của địa phương
gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Những việc này, BCĐ đề án cho rằng cần làm ngay chứ không đợi sau
năm 2030.
Đề án kiến nghị đổi
mới cơ chế bầu Chủ tịch
nước, theo hướng người
đứng đầu Nhà nước sẽ
do đại biểu QH và đại
biểu HĐND cấp tỉnh trên
cả nước bầu.
Nhiều thay đổi về địa bàn áp dụng
lương tối thiểu vùng từ 1-7
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về nghị định của Chính
phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo dự thảo nghị định, từ ngày 1-7, mức lương tối
thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000
đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV
là 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương
ứng tăng 180.000-260.000 đồng) so với mức lương tối
thiểu hiện hành.
Ngoài ra, có nhiều thay đổi về địa bàn áp dụng mức
lương tối thiểu mới từ ngày 1-7.
Cụ thể, điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với TP Hạ
Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh
Đồng Nai.
Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: Thị xã
Quảng Yên, thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng
Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh
Tây Ninh; TP Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh
Vĩnh Long; TP Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Các địa phương từ vùng IV lên vùng III bao gồm các
huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh
Quảng Ninh; các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu,
Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa,
Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh
Vĩnh Long và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.
QUỲNH LINH
Mang sổ hồng giả thế chấp vay tiền,
lừa gần 1 tỉ
Ngày 6-6, TAND tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm đã
tuyên phạt bị cáo Lê Thị Khánh (56 tuổi, ngụ Bình Phước)
17 năm tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng
tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, bị cáo còn bị buộc phải hoàn trả toàn bộ số
tiền đã chiếm đoạt của các bị hại là 910 triệu đồng cộng
với tiền lãi (bị cáo đã trả được 154 triệu đồng).
Theo cáo trạng, do làm ăn thua lỗ nên Khánh nảy sinh ý
định làm giả sổ hồng để mang đi thế chấp lấy tiền. Trong
năm 2019 và 2020, Khánh nhờ người làm giả hai sổ hồng
có địa chỉ đất tại Bình Phước với giá 10 triệu đồng/sổ
hồng giả.
Sau đó, Khánh dùng hai sổ hồng giả mang thế chấp cho
ông S (ngụ Bình Dương) để vay số tiền 270 triệu đồng và
bà N (ngụ Bình Dương) với số tiền 140 triệu đồng.
Quá thời hạn, không thấy Khánh trả tiền, ông S và bà N
đòi tiền thì Khánh nói không có tiền và xin khất nợ.
Do nghi ngờ, hai bị hại đã đến nhờ cơ quan chức năng
kiểm tra sổ hồng. Khi phát hiện sổ hồng Khánh dùng để
thế chấp là giả, hai bị hại đã báo cơ quan công an.
Ngoài ra, Khánh còn nói dối để mượn sổ hồng thật của
một người dân rồi cũng mang thế chấp cho một người
khác tại Bình Phước để lấy số tiền 500 triệu đồng.
LÊ ÁNH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook