129-2022-New - page 16

16
Canada lập Ủy ban Cố vấn Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương
Tờ
The National Post
đưa tin Ngoại trưởng Canada
Melanie Joly ngày 9-6 thông báo lập Ủy ban Cố vấn Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương (AĐD-TBD). Ủy ban có
nhiệm vụ cung cấp cho Bộ các vấn đề toàn cầu Canada
(GAC) các nhận định và khuyến nghị độc lập về chiến
lược AĐD-TBD của Canada.
Tuyên bố của GAC hôm 9-6 nhấn mạnh: “Là một quốc
gia TBD, Canada công nhận rằng khu vực AĐD-TBD có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự thịnh vượng lâu dài,
sức khỏe và an ninh của người dân Canada”.
Ủy ban sẽ tận dụng “thế mạnh và chuyên môn của
Canada nhằm thúc đẩy các mục tiêu như đa dạng hóa
thương mại, tăng trưởng bao trùm, hành động hiệu quả về
biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh khu vực”.
Theo
The National Post
, thành viên chủ trì của ủy ban
gồm ba cá nhân: Bà Janice Stein - nhà khoa học chính trị và
giám đốc sáng lập
Trường Các vấn đề
toàn cầu và chính
sách công Munk tại
ĐH Toronto; ông
Pierre Pettigrew -
cựu ngoại trưởng
Canada dưới
thời chính quyền
Thủ tướng Jean
Chretien; bà Farah
Mohamed - nhà
hoạt động vì quyền
của phụ nữ và cựu giám đốc điều hành Quỹ Malala.
Ban cố vấn của ủy ban gồm 11 thành viên đến từ nhiều
lĩnh vực, trong đó có các học giả, doanh nhân, chỉ huy
quân sự và các chính trị gia thuộc đảng Tự do và đảng
Bảo thủ Canada.
PHẠM KỲ
Nga lên tiếng về thông tin mở xuất khẩu
ngũ cốc Ukraine
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov ngày
9-6 cho biết ông không có thông tin về việc cung cấp ngũ
cốc từ TP Melitopol của Ukraine tới Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các
nước Trung Đông.
Theo hãng thông tấn Nga
TASS
, ông Peskov nói
rằng ông không thể trả lời yêu cầu bình luận về tuyên
bố của người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự -
dân sự vùng Zaporozhye (của Ukraine hiện do Nga
kiểm soát) - ông Evgeny Balitsky về việc bắt đầu
cung cấp ngũ cốc cho các nước Trung Đông từ vùng
Zaporozhye. Song ông Peskov cũng cho biết “công
việc đang được tiến hành”.
Trước đó, trong ngày 9-6, đài
CNN
đưa tin một quan
chức Ukraine cáo buộc Nga đánh cắp khoảng 600.000 tấn
ngũ cốc từ Ukraine và vận chuyển sang Trung Đông.
PHẠM KỲ
Quốc tế -
ThứBảy11-6-2022
Đối thoại Shangri-La nóng
các vấn đề an ninh
Sự kiện được kỳ vọng sẽ là dịp để lãnh đạo khu vực và các cường quốc đối thoại trong hòa bình
về các vấn đề then chốt liên quan tới an ninh châu Á.
VĨ CƯỜNG
S
auhai nămphải tạmhoãn
vì đại dịch COVID-19,
Đối thoại An ninh châu
Á Shangri-La thường niên
năm nay đã chính thức diễn
ra tại khách sạn Shangri-La
của Singapore hôm 10-6 và
sẽ kéo dài đến hết ngày12-6.
ViệnNghiên cứu chiến lược
quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức
SLD22, cho biết diễn đàn năm
nay có quy mô lớn nhất trong
nhiều năm trở lại đây. Khách
mời gồmkhoảng 500 đại biểu
là quan chức chính phủ, quan
chức quốc phòng - an ninh,
ngoại giao, các chuyên gia
nghiên cứu... trong lĩnh vực
quốc phòng - an ninh từ trên
40 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó có Việt Nam.
Đối thoại Shangri-La
2022 bàn gì?
Theo tờ
The Japan Times
,
sự kiện diễn ra giữa lúc tình
hình quốc tế nói chung và
tình hình khu vực châu Á -
Thái Bình Dương nói riêng
còn nhiều biến động đáng lo
ngại. Đơn cử, xung đột Nga
- Ukraine vẫn đang tiếp diễn
và tác động tiêu cực tới cục
diện an ninh khu vực. Điều
này buộc nhiều quốc gia phải
điều chỉnh chiến lược quốc
phòng - an ninh và tính toán
lại quá trình hiện đại hóa
quốc phòng, tiềm ẩn nguy
cơ kích động cuộc chạy đua
vũ trang trong khu vực. Tình
hình Biển Đông cũng đang
tỏa nhiệt với các cuộc tập trận
mới của Trung Quốc (TQ),
trong khi căng thẳng giữa đại
lục và Đài Loan đang lên tới
đỉnh điểm vì sự ủng hộ ngày
càng rõ ràng của Mỹ cho hòn
đảo này.
Trong bối cảnh như vậy,
chương trình nghị sự của
Đối thoại Shangri-La 2022
tập trung vào các chủ đề như
kiểmsoát cạnh tranh địa chính
trị trong một khu vực đa cực,
phát triển các hình thức hợp
tác an ninh mới, hiện đại hóa
quân sự và các thực lực quốc
phòng mới, những thách thức
chung đối với quốc phòng của
châu Á - Thái Bình Dương
và châu Âu cũng như những
ý tưởng mới nhằm bảo đảm
ổn định khu vực.
Ba phiên thảo luận đặc biệt
cũng được tổ chức với chủ đề
về an ninh khí hậu và quốc
phòng xanh, giải pháp cho
Myanmar và an ninh hàng
hải liên quan đến Bộ Quy tắc
ứng xử ở Biển Đông (COC)
và phương thức liên lạc trong
tình huống khủng hoảng.
Căng thẳng Mỹ - Trung và
tương lai mối quan hệ giữa
hai cường quốc này đặt trong
tương quan khu vực cũng là
chủ đề nóng tại Đối thoại
Shangri-La 2022, khi trong
hàng ngũ khách mời có sự
xuất hiện của cả Bộ trưởng
Quốc phòngMỹ LloydAustin
và Bộ trưởngQuốc phòngTQ
Ngụy PhượngHòa. Đây là lần
thứ hai liên tiếp Bộ trưởng
Quốc phòng TQ tham dự đối
thoại sau tám năm vắng mặt.
Những thông điệp
được chờ đợi
Thủ tướng Nhật Kishida
Fumio dẫn đầu phái đoànNhật
tham dự Đối thoại Shangri-
La 2022. Nhà lãnh đạo Nhật
bày tỏ thái độ với “chiến dịch
quân sự đặc biệt” của Nga
tại Ukraine và phản đối mọi
hành động đơn phương nhằm
thay đổi hiện trạng bằng vũ
lực trong khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.
Ông Kishida đưa ra cam kết
Bộ trưởngQuốc phòngMỹ LloydAustin
(hàng trước, giữa)
tái khẳng định với những người đồng cấp
ĐôngNamÁ camkếtmạnhmẽ củaMỹ với khu vực, trong cuộc gặp bên lề tại Đối thoại Shangri-La
2022 ở Singapore ngày 10-6. Ảnh: BộQuốc phòng Singapore
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung gặp
bên lề Đối thoại Shangri-La 2022
Chiều 10-6, bên lề Đối thoại Shangri-La 2022, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng
TQ Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc gặp song phương, theo
đài
CNN
. Cuộc gặp kéo dài gần 1 tiếng so với dự kiến trước
đó là 30 phút.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Austin và ông
Ngụy. Trước lần gặp này, hai ông chỉ nói chuyện qua điện
thoại một lần vào cuối tháng 4.
Theo thông báo từ Lầu NămGóc về cuộc họp, trong cuộc
gặp, Bộ trưởng Austin “đã thảo luận về các vấn đề an ninh
toàn cầu và khu vực, đồng thời nhắc lại với tướng Ngụy
rằng Mỹ vẫn cam kết thực hiện chính sách TQ lâu đời, được
hướng dẫn theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba hiệp ước
chung Mỹ - TQ và sáu bảo đảm”. Ông Austin tái khẳng định
tầmquan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển, phản
đối những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng và kêu
gọi TQ kiềm chế, tránh các hành động gây bất ổn hơn nữa
đối với Đài Loan. Hai ông cũng thảo luận về sự cần thiết
phải duy trì các đường dây liên lạc cởi mở.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của chính phủ TQ cho
biết cuộc họp diễn ra “thẳng thắn”, “tích cực và mang tính
xây dựng”và“phíaTQ cho rằng nên gặp còn hơn không gặp
và thà nói chuyện còn hơn là không nói chuyện”.
Trước cuộc gặp, một quan chức quốc phòngMỹ cho biết
Washington sẽ cốgắng thiết lậpđườngdây liên lạc ở cấp cao
nhất của quân đội nhưmột cơ chế để tránh các tình huống
dẫn đến xung đột giữa hai cường quốc Thái Bình Dương.
Theo thông tin của IISS, Bộ
trưởngQuốcphòng-Đại tướng
PhanVăn Giang dẫn đầu Đoàn
đại biểuViệt Nam thamdựĐối
thoại Shangri-La 2022 và phát
biểu tại phiên toàn thể thứ tư
ngày 11-6 với chủ đề về hiện
đại hóa quân sự.
Tiêu điểm
Đối thoại Shangri-
La 2022 diễn ra
giữa lúc tình hình
quốc tế và khu vực
có nhiều biến động
đáng lo ngại.
đẩy mạnh nỗ lực nâng cao
năng lực phòng thủ của liên
minh Mỹ - Nhật trước các
vụ phóng tên lửa gần đây
của Triều Tiên và sự trỗi dậy
của TQ, kể cả việc tăng ngân
sách quốc phòng.
Thông điệp tiếp theo được
chờ đợi theo đài
Al Jazeera
của Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Austin, người dự kiến​
sẽ phát biểu tại hội nghị vào
sáng 11-6. Theo thông tin
từ
Al Jazeera
thì ông Austin
sẽ phát biểu về chính sách
quốc phòng của Mỹ ở Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng
TQ Ngụy Phượng Hòa sẽ
có bài phát biểu vào sáng
12-6, ngày cuối cùng của
Đối thoại Shangri-La 2022,
“thảo luận về tầm nhìn của
TQ đối với trật tự khu vực ở
châu Á - Thái Bình Dương”,
theo
Al Jazeera.
Một diễn biến nữa chờ đợi
là bài phát biểu trực tuyến
của Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky vào
chiều 11-6. Ông Zelensky đã
phát biểu trước quốc hội một
số nước và nhiều diễn đàn về
chiến sự ở Ukraine. Ukraine
có gửi phái đoàn đến tham dự
Đối thoại Shangri-La 2022,
với sự dẫn đầu củaThứ trưởng
Ngoại giao Dmytro Senik.•
NgoạitrưởngCanadaMelanieJoly.Ảnh:AP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook