11
Kinh tế -
ThứBảy11-6-2022
Tiêu điểm
Tránh tình trạng
“đi buôn chuyến”
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba,
Quốc hội khóa XV chiều 7-6 vừa qua,
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh
Hoan cho biết bộ đã cùng với các bộ
liên quan xây dựng đề án riêng về
xuất khẩu nông sản cho từng loại thị
trường, trong đó có thị trườngMỹ, EU
vàTrung Quốc. Mỗi loại thị trường có
chuẩnmực, tiềmnăng và có quy định
rào cản của thị trường.
“Việc xây dựng đề án riêng tránh
tình trạng “đi buôn chuyến” để có
chương trình xúc tiếnbài bản tiếp cận
thị trường với số đông doanh nghiệp
tham gia hơn” - ông Hoan nói.
Có thể vận chuyển hàng Việt
qua đường cao tốc của Lào
Bà LêThị Phương Hoa, Tham tán thươngmại Việt Nam tại Lào, cho biết
hiện đã có đường sắt cao tốc từ Viêng Chăn đến các tỉnh phía bắc Lào
nên việc vận chuyển hàng hóa rất dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển.
Doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội phủ rộng hàng hóa đến các tỉnh
bắc Lào. Khi phủ được hàng hóa khắp các tỉnh phía bắc Lào thì doanh
nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc.
“Trong bối cảnh đường biển còn khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa
qua đường sắt cao tốc của Lào sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đây
là cơ hội cho hàng Việt” - bà Hoa nhấn mạnh.
dùng máy bay chở hàng hoặc nhận
hàng bằng cách đi qua đường sắt
cao tốc nối Lào - Trung Quốc. Thái
Lan mới sử dụng máy bay chở hàng
sang Trung Quốc vào tháng 3, tháng
4 năm nay để chở sầu riêng, măng
cụt, chôm chôm” - ông Nguyên nói.
Đại diện một số doanh nghiệp
thông tin thêm để thúc đẩy xuất
khẩu nông sản, Bộ Thương mại
Thái Lan đã xúc tiến bán trái cây
thông qua các hợp đồng ứng trước
lên tới 450.000 tấn, chủ yếu với
Trung Quốc. Đặc biệt trong nỗ lực
nhằm tạo điều kiện xuất khẩu trái
cây sang Trung Quốc sau khi bị
ảnh hưởng bởi chính sách “zero
COVID”, Bộ Thương mại Thái
Lan cam kết đẩy nhanh các cuộc
đàm phán với Trung Quốc mở cửa
khẩu biên giới để giúp giải phóng
trái cây Thái Lan…
Nhìn Thái Lan tổ chức
tiệc sầu riêng, nghĩ về
hàng Việt
Không chỉ đa dạng cách đưa hàng
sang Trung Quốc mà việc Thái Lan
xây dựng thương hiệu nông sản cũng
rất chuyên nghiệp, bài bản. Trở về từ
Thaifex (hội chợ thực phẩm lớn nhất
Thái Lan vừa tổ chức tại Bangkok),
các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây,
nông sản lớn của Việt Nam mang
theo nhiều trăn trở, suy tư.
Bà Nguyễn Ngọc Hương, Giám
đốc Công ty cổ phần Thực phẩm
QuảngThanh, nhận xét về chất lượng
sản phẩm, người Thái đã có uy tín
nhiều năm nay, mình thiệt hơn họ ở
chỗ đó, về mẫu mã bao bì cũng vậy.
Việt Nam cũng có nhiều sản phẩm
mới cải tiến, có khả năng hội nhập
với quốc tế. Nhưng sản phẩm nông
sảnViệt Nammuốn được như người
Thái thì chúng ta cần xác định mọi
người dânViệt Namphải đồng lòng,
ủng hộ chuyện đó.
“Qua Thái Lan, chúng tôi thấy
cơ sở hạ tầng, quản lý triển lãm,
sự kiện hội chợ, quản lý chợ, các
điểm bán nhỏ lẻ, quản lý giao thông
của họ cực kỳ tốt. Do vậy họ làm gì
cũng có hệ thống, khôngmanhmún,
không bán nhỏ nhiều, bán nhỏ nhiều
chỉ dành cho các hộ gia đình. Muốn
được như Thái Lan thì cả cộng đồng
phải vào cuộc với tinh thần đó thì
hàng Việt Nam mình cất cánh mới
xa được” - bà Hương nhấn mạnh.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội
Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất
lượng cao, cho biết khi đến Thái Lan
mới đây, đoàn doanh nghiệpViệt có
cơ hội tiếp xúc với cố vấn trưởng
của đội ngũ cố vấn cho Bộ Nông
nghiệp Thái Lan. Đoàn đã gửi một
số câu hỏi với nội dung: Nông dân
Thái Lan được hỗ trợ thế nào mà
họ thành công như vậy? Các ông có
gặp khó khăn khi hướng dẫn nông
dân Thái Lan trong xây dựng nông
sản đạt quy chuẩn?...
“Trả lời câu hỏi, phíaThái Lan cho
biết nông dân Thái Lan không thiết
tha làm theo các tiêu chuẩn mà luôn
yêu cầu những hỗ trợ về tài chính,
chính sách. Nhưng cả hai giải pháp
hỗ trợ đó đều sẽ không thành công.
ANHIỀN
T
rong bốn tháng đầu năm nay,
kim ngạch xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang Trung Quốc
chỉ đạt 625 triệu USD, giảm 28%
so với cùng kỳ năm ngoái. Trong
khi đó, xuất khẩu mặt hàng này
của Thái Lan sang Trung Quốc
liên tục tăng cao.
Đáng chú ý, là nước có vị trí địa
lý tiếp giáp với Trung Quốc nhưng
Việt Nam hiện chỉ có chín loại trái
cây được cấp phép xuất khẩu chính
ngạch, trong khi Thái Lan có 22
loại. Riêng trong năm ngoái, Thái
Lan xuất khẩu hơn 875.000 tấn sầu
riêng sang Trung Quốc, trong khi
Việt Nam vẫn chưa được phép xuất
khẩu chính ngạch mặt hàng này.
Cách Thái Lan đưa
nông sản vào Trung Quốc
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư
ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho
biết là nước tiếp giáp với Trung
Quốc, nông sản Việt Nam được
xuất khẩu theo hai con đường là
đường bộ và đường biển. Việt Nam
có đường sắt chạy thẳng sang Trung
Quốc nhưng chủ yếu chở hàng khô
và phải chuyển container nhiều lần
nên doanh nghiệp xuất khẩu trái cây
không mặn mà.
Với Thái Lan, vì không giáp với
Trung Quốc nên nông sản Thái Lan
phải quá cảnh qua nhiều nước. Trong
số những địa chỉ quá cảnh đó có
cửa khẩu Hữu Nghị của Việt Nam.
Đặc biệt, ngoài xuất khẩu qua
đường bộ thì Thái Lan còn tận dụng
đường biển để đưa hàng sang Trung
Quốc. Họ không sử dụng tàu lớn
mà dùng các tàu nhỏ, mỗi lượt đi
khoảng vài trăm container chuyên
chở hàng nông sản, trái cây… đi
thẳng sang Trung Quốc. Không chỉ
vậy, Thái Lan còn tận dụng thêm
đường sắt cao tốc của Lào và đường
hàng không.
“Vừa rồi do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nênTrungQuốc siết chặt
thông quan, nông sản của Thái Lan
xuất sangTrung Quốc qua đường bộ
cũng bị ảnh hưởng. Nông sản nằm
chờ thông quan lâu bị hỏng, thối
nhiều nên họ đã tìm nhiều cách khác
nhau như đàm phán với Trung Quốc
Nông sản Việt còn phải học Thái Lan rất nhiều. Trong ảnh: Sơ chế vải thiều trước khi xuất khẩu. Ảnh: AH
Nông sản Việt phải học Thái Lan
Là quốc gia có nhiềumặt hàng nông sản, trái cây có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng Việt Nam
vẫn đang phải đứng sauThái Lan.
Giải pháp hiệu quả nhất là phải thay
đổi tư duy của nông dân. Chính
họ phải là người tự quyết định sự
thành công hay thất bại, họ cần tự
trăn trở với chất lượng, tiêu chuẩn
sản phẩm của mình. Bên cạnh đó,
cần phải tổ chức một hệ sinh thái
đồng hành xuyên suốt, hỗ trợ, giúp
đỡ khó khăn với người dân” - bà
Hạnh nói.
Bên cạnh đó, bà Hạnh cho rằng
nông dân Thái Lan đã có những
bước phát triển hơn so với Việt
Nam. Họ đã đi vào chế biến sâu với
trình độ cao hơn. “Trong khi chúng
ta còn đang bán sầu riêng tươi, sầu
riêng sấy, sầu riêng đông lạnh thì
Thái Lan đã tổ chức được những
bữa tiệc buffet sầu riêng tại các
nhà hàng” - bà Hạnh dẫn chứng.
•
Phấn đấu có ít nhất 2 ngân hàng trong tốp lớn nhất châu Á
Thái Lan sử dụng máy
bay để chở sầu riêng,
măng cụt, chôm chôm…
sang Trung Quốc từ
tháng 3 năm nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết
định 689 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2023, phấn đấu tỉ lệ an
toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại đạt tối
thiểu 10%-11%; đến năm 2025 đạt tối thiểu 11%-12%.
Để đạt được mục tiêu này, nhóm ngân hàng thương mại
trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh,
quy mô lớn… có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỉ đồng.
Nhóm ngân hàng trong nước có tiềm lực tài chính, năng
lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và ngân hàng
thương mại có vốn nước ngoài vốn điều lệ tối thiểu đạt
5.000 tỉ đồng.
Đối với công ty tài chính, vốn điều lệ tối thiểu đạt 750
tỉ đồng. Đối với công ty cho thuê tài chính, vốn điều lệ tối
thiểu đạt 450 tỉ đồng. Riêng với tổ chức tín dụng yếu kém,
được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, đề án đặt mục tiêu cần phải phấn đấu có ít
nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân
hàng lớn mạnh nhất (theo tiêu chí sức mạnh) trong khu
vực châu Á; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các
ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Đặc biệt, phấn đấu có 1-2 ngân hàng
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế.
THÙY LINH
Cácngânhàngđangđẩymạnhviệctáicơcấuđểpháttriểnbềnvững.
Ảnh:TL