6
Thời sự -
ThứBảy11-6-2022
Chính, Giám đốc Bệnh viện (BV)
đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết
trong thời gian qua, ngoài thiếu
thuốc trong danh mục bảo hiểm
y tế, BV còn thiếu cả vật tư y tế,
thậm chí thiếu cả băng gạc - một
vật dụng y tế quan trọng trong cấp
cứu. Nguyên nhân phần lớn là do
khó khăn trong đấu thầu, mua sắm.
Ông Trần Quang Hiền, Giám đốc
SởY tế tỉnhAn Giang, cho biết hiện
nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng
thiếu vật tư y tế do cơ chế chính sách
thay đổi. “Theo Nghị định 98/2021
về quản lý trang thiết bị y tế thì phải
chờ các doanh nghiệp kê khai giá
lên cổng thông tin Bộ Y tế nên đến
giờ vẫn chưa có giá. Bên cạnh đó,
theo Thông tư 08/2022 quy định về
quản lý, sử dụng các khoản thu, chi
trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
thì kể từ ngày 1-8-2022, toàn bộ
gói thầu tập trung phải được đấu
thầu qua mạng nhưng hiện nay hệ
thống mạng của Bộ KH&ĐT chưa
hoàn thiện nên có chậm trễ. Tình
hình dịch bệnh cũng là một nguyên
nhân dẫn đến công tác đấu thầu
vật tư y tế, thuốc bị chậm lại chứ
không phải do sợ trách nhiệm. Sở
Y tế cũng đã làm việc với UBND
tỉnh tìm hướng giải quyết” - ông
Hiền cho hay.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau
NguyễnVăn Dũng cho biết đến hiện
tại, tình hình thuốc và vật tư y tế tại
tỉnh này vẫn ổn. Do còn hạn hợp
đồng mua thuốc theo các gói đấu
thầu tập trung của tỉnh. Chỉ thiếu
một số thuốc ở các gói thầu đấu
thầu tập trung của Bộ Y tế.
Tại chương trình “Lắng nghe và
trao đổi với nhân viên y tế” của Sở
Y tế TP.HCM ngày 9-6, nhiều nhân
viên y tế chuyên trách công tác mua
sắm vật tư, trang thiết bị y tế của các
BV công lập trên địa bàn TP cũng
đồng loạt bày tỏ mong muốn sớm
có hướng dẫn rõ ràng việc mua sắm
vật tư, trang thiết bị y tế.
Họ cho rằng hành lang pháp lý,
cụ thể là các thông tư hướng dẫn
cho công tác này chưa thật sự đáp
ứng các tình huống đa dạng, các
yêu cầu từ thực tiễn.
Sớm tháo gỡ tâm lý
e ngại khi đấu thầu
Trao đổi về vấn đề này, PGS-TS
Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế
công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM,
nhìn nhận các địa phương e ngại
mua sắm, đấu thầu là dễ hiểu. Để
tháo gỡ tâm lý e ngại khi mua sắm,
đấu thầu, theo ông Dũng, ngành
công an phải làm rõ sự vụ, tránh
cho việc hiểu lầm đôi khi lỡ sai gì
đó cũng bị xử lý.
Về phía người làm quản lý, PGS
Đỗ Văn Dũng cho rằng bản thân
từng giữ chức vụ quản lý nên luôn
chuẩn bị tâm lý chấp nhận nguy
cơ, miễn là có động cơ trong sáng.
“Việc rụt rè mua sắm, đấu thầu thiết
bị y tế có thể chấp nhận được nếu
trong tình hình người dân không có
nhu cầu nhưng trong bối cảnh các
ca mổ không có thiết bị y tế, quyết
định chậm trễ của người làm quản
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
hững ngày qua, tình trạng
thiếu thuốc và vật tư y tế
đang xảy ra trên cả nước.
Nguyên nhân của việc chậm trễ
mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y
tế trong thời gian qua được chỉ ra,
như giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng
đến giá mua sắm các thiết bị, nếu
không xây dựng giá chặt chẽ sẽ bị
vướng mắc; Bộ Y tế đang tập trung
xử lý các tình huống phát sinh liên
quan vụ Việt Á nên thiếu ý kiến của
Bộ Y tế cũng gây chậm trễ; các địa
phương thiếu hụt nhân lực…
Khó khăn trong đấu thầu
mua thuốc và vật tư y tế
Ngày 10-6, BS CKII Phan Hữu
Bệnh viện BìnhDân ứng dụng thiết bị phẫu thuật robot hiện đại. Ảnh: TRẦNNHUNG
Hệ lụy từ
vụ Việt Á:
Đừng để
bệnh nhân
thiếu thuốc!
Tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế và bộ, ngành
liên quan sớmban hành các văn bản
hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý
vững chắc, hạn chế tình trạng sai phạm
trong công tác đấu thầu, mua sắm.
lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
và tính mạng của người dân” - PGS
Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh.
Ông Dũng cũng đề nghị: BộY tế,
SởY tế cần có hướng dẫn giải quyết
vấn đề cấp bách này, giải pháp đấu
thầu tập trung của TP.HCM cũng là
một cách giúp giải quyết vấn đề.
PGS-TS Hoàng Thị DiễmTuyết,
Giám đốc BV Hùng Vương, đồng
tình TP.HCM cần có một trung tâm
mua sắm tập trung để hỗ trợ cho
BV và trung tâm đấu thầu tập trung
sắp tới phải khác biệt so với trước
đây. “Lúc trước, khi thành lập trung
tâm đấu thầu tập trung tại Sở Y tế,
nhân viên đa phần là kiêm nhiệm,
lần này trung tâm thuộc quản lý
của UBND TP nên có sự tham gia
của Sở Tài chính, Sở Tư pháp bên
cạnh sự chủ trì của Sở Y tế và các
nhân viên chuyên trách, hy vọng
sẽ giải quyết được cái lo lắng nhất
khi đấu thầu tập trung là không
đảm bảo cung cấp kịp thời cho các
BV” - PGS Diễm Tuyết nói.
Theo PGS Diễm Tuyết, để việc
mua sắm diễn ra thuận lợi, đúng
luật định, kịp thời phục vụ chăm
sóc người dân, hành lang pháp lý
việc mua sắm, đấu thầu cần phải rõ
ràng. “Hiện nay, có những thông
tư, nghị định người đọc có thể
hiểu theo các hướng như A, B, C.
Chính vì vậy, nếu BV đọc hiểu theo
hướng A nhưng kiểm toán lại nghĩ
theo hướng B, còn thanh tra nghĩ
theo hướng C thì rất khổ cho đơn
vị” - PGS Diễm Tuyết nói.•
- Tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế và các bộ, ngành liên
quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết,
cụ thể về quy trình xây dựng danh mục, cách lập dự
toán, xây dựng cấu hình… nhằm tạo hành lang pháp
lý vững chắc, hạn chế tình trạng sai phạm trong công
tác đấu thầu, mua sắm.
- Tham mưu trình UBND TP đề án thành lập trung
tâmmua sắmtập trung. Cácmặt hàng cầnmua sắmtập
trungbaogồmthuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.Trongđó,
danh mục hàng hóa mua sắm tập trung thực hiện theo
lộ trình thời gianvừađểhoàn thiện cơ chếmua sắmmới,
vừađảmbảokhônglàmgiánđoạncungứngthuốc,trang
thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh.
- Xây dựng cơ cấu nhân lực với trình độ chuyênmôn
vừa đáp ứng nhu cầu chuyênmôn vừa đáp ứng yêu cầu
tuân thủ các quy định pháp luật. Tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến công
tác đấu thầu, mua sắm tại các cơ sở y tế công lập.
Giải pháp của TP.HCM
Quyết định chậm trễ
của người làm quản lý có
thể ảnh hưởng đến sức
khỏe và tính mạng của
người dân.
Để ngànhy tế sớmphục hồi sau“cơnbão”Việt Á
(tiếp theo trang1)
Trong số những người bị bắt và
khởi tố, có nhiều cán bộ cấp vụ, cục
thuộc các bộ, ngành và lãnh đạo các
trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC),
Sở Y tế của các địa phương. Đúng hay
sai có lẽ các cơ quan chức năng cũng
dần làm sáng tỏ và “tòa án” dư luận cũng có những nhận định
riêng của mình. Thế nhưng câu hỏi lớn nhất mà chúng ta cần
khẩn cấp đặt ra đó là: Sau cơn bão xảy ra trong ngành y tế, làm
sao để “trời quang mây tạnh”?
Nói khẩn cấp là vì dịch COVID-19 vẫn còn đó, bất kể chúng
ta đang cố gắng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch bệnh; vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cảnh báo
dịch đậu mùa khỉ và những trẻ emmắc bệnh viêm gan không rõ
nguyên nhân; hay như CDC một số địa phương cảnh báo về dịch
sốt xuất huyết, vốn nguy hiểm nhưng đang bị quên lãng sau hai
năm dịch bệnh COVID-19 kéo dài.
Chúng ta đang “thanh lọc” ngành y nhưng không thể bỏ
qua tâm lý bất an, nỗi băn khoăn và lúng túng của hàng chục
ngàn lãnh đạo, cán bộ quản lý, y bác sĩ… vẫn đang ngày đêm
chịu trách nhiệm cho sức khỏe, tính mạng của vô số người dân
đang đối diện các rủi ro dịch bệnh khác và cả các căn bệnh hiểm
nghèo, vốn có sức sát thương không thua kém, thậm chí còn hơn
cả COVID-19 như ung thư, timmạch, tiểu đường…
Báo chí khảo sát và cả một số địa phương phản ánh tình trạng
thiếu vật tư y tế cho bệnh nhân. Có thể vì “căn bệnh” sợ trách
nhiệm của thiểu số cán bộ quản lý nhưng cũng có những đơn vị
y tế thừa nhận đã nghiên cứu kỹ các cơ chế, quy định mua sắm,
đấu thầu vật tư y tế nhưng vẫn cảm thấy…bất an, lo lắng. Có
người tâm sự: Giờ chỉ muốn làm tốt vai trò chuyên môn khám và
chữa bệnh chứ ngại làm quản lý, vì phải đương đầu với sự đan
xen phức tạp giữa chuyên môn và thực thi chính sách công.
Một nền y tế mà các y bác sĩ “né” làm quản lý thì có nguy cơ
xuống cấp, tụt hậu. Vậy nên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, bộ và
Ban cán sự đảng Bộ Y tế cần tiếp tục khẩn trương và quyết liệt
vào cuộc - sau những quyết liệt đáng ghi nhận về việc loại trừ
tiêu cực như vụ Việt Á - để vực dậy niềm tin của cán bộ y tế khi
hàng loạt lãnh đạo các cấp của ngành y vừa “nhúng chàm”. Việc
thanh tra, kiểm toán, điều tra nếu còn cũng cần nhanh chóng và
có kết luận sớm để xử lý triệt để, không để “đêm dài lắmmộng”,
gây bất an chung.
Cạnh đó, dường như đã có người ngộ nhận rằng mua sắm,
đấu thầu theo đúng giá hướng dẫn của Bộ Y tế thì không phạm
pháp, ngay cả khi dính vào vấn nạn “bôi trơn”, “hối lộ”…Nói như
BS PGS-TS Đỗ Văn Dũng (ĐH Y Dược TP.HCM), việc mua sắm thiết
bị, vật tư y tế đúng giá (theo hướng dẫn) không đồng nghĩa rằng
việc nhận tiền “bôi trơn”, “hoa hồng” là không phạm pháp. Vậy
nên ngoài việc các cán bộ quản lý tỉnh táo thì các quy định pháp
luật về mua sắm công cũng cần làm rõ những giới hạn về quà
cáp, hoa hồng... Ở một số nước, pháp luật quy định việc cán bộ
nhận quà cáp, hoa hồng… rất rõ ràng về trường hợp, mức độ, số
lượng để người làm quản lý không có tâm lý chủ quan, thiếu tỉnh
táo theo kiểu làm đúng quy trình thì được quyền “lại quả”.
ĐỖ THIỆN