3
Thời sự -
ThứBảy11-6-2022
cho
vàThừaThiên-Huế,CầnThơ...
“Đề nghị Chính phủ, ban
soạn thảo có thể nghiên cứu
để minh định thêm các cơ chế
đặc thù choKhánhHòa” - ông
Vân nói.
Ông Vân nhắc lại tinh thần
Nghị quyết 09 của Bộ Chính
trị giao nhiệm vụ cho Đảng
đoàn QH và Ban cán sự đảng
Chính phủ phải thiết kế được
các chính sách đặc thù cho
Khánh Hòa ở ba bình diện:
Cơ chế đầu tư, cơ chế tài
chính, đặc biệt là phân cấp
ủy quyền. Tuy nhiên, trong
dự thảo nghị quyết mới chỉ
thấy bóng dáng của đầu tư
và tài chính.
“Đầu tư, tài chính là tỉ lệ
phân chia ngân sách. Chúng
ta không thể nói tạo ra giá
trị bằng cách chuyển tiền từ
trung ương xuống địa phương
được. Điều quan trọng là phải
tạo cho Khánh Hòa năng lực
pháp lý của chính quyền để
tự định đoạt được cách đi cho
mình bằng cơ chế thu hút đầu
tư” - ông Vân nhấn mạnh.
Do vậy, kiến nghị đầu tiên
mà ĐBQH tỉnh Cà Mau đưa
ra là phải rà soát, trao cho
Khánh Hòa quyền được tự
quyết định chủ trương đầu
tư để thu hút công nghệ mới,
vì “không có công nghệ mới
thì không thay đổi, bứt phá
được”.
Theo ĐB, nghị quyết của
Bộ Chính trị nêu rõ từ nay
đến năm 2030, Khánh Hòa
phải trở thành TP trực thuộc
trung ương và phải là một
cực tăng trưởng, trung tâm
của khu vực duyên hải Nam
Trung bộ, Tây Nguyên; là
một điểm “kích nổ” cho sự
phát triển lan truyền của miền
Trung và Tây Nguyên.
Như vậy, đầu tư công phải
tăng lên và cơ chế chính là
trao cho Khánh Hòa được tự
quyết định chủ trương đầu tư
phù hợp với quy hoạch quốc
gia, quy hoạch vùng đã được
phê duyệt.
Tỉnh quyết chức danh
phó chủ tịch,
trung ương phê chuẩn
ĐB Vân đặc biệt quan tâm
về quyền được tự tổ chức bộ
máy hành chính phù hợp với
tiêu chí quản lý của Luật Tổ
chức chính quyền địa phương.
“KhánhHòa có thể tổ chức Sở
Kinh tế biển trên cơ sở rút một
bộ phận ở Sở TN&MT, một
bộ phận ở Sở Công nghiệp và
SởNN&PTNT” - ôngVân đề
xuất với lý giải “lợi thế của
Khánh Hòa chính là biển”.
Ông Lê Thanh Vân cũng
kiến nghị trao cho Khánh
Hòa quyền quyết định nhân
sự theo phân cấp của trung
ương, chẳng hạn tỉnh được
quyết định nhân sự phó chủ
tịch UBND tỉnh, trung ương
chỉ phê chuẩn. Việc này nhằm
thu hút được nhân tài thực sự
để lãnh đạo, tổ chức thực thi
nhiệm vụ phát triển kinh tế.
“Cần có cơ chế đặc thù
riêng biệt mới phát triển được,
hơn là cho cơ chế bằng tiền,
bằng đầu tư công” - vẫn lời
ông Vân.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng
BộKH&ĐTNguyễnChíDũng
đồng tình với nhiều ý kiến của
cácĐBđã nêu, trong đó cóĐB
Lê Thanh Vân, là phải có cơ
chế, chính sách mạnh hơn đối
với Khánh Hòa. Lần này trình
ra QH, Chính phủ lựa chọn
11 nhóm chính sách, trong
đó có bảy chính sách tương
đồng với các chính sách của
tám tỉnh và QH đã cho phép.
“Chỉ có bốn chính sách
mới phù hợp với tính đặc thù,
chủ yếu là phục vụ cho phát
triển Khu kinh tế Vân Phong
có các tiềm năng nổi trội, để
phát triển bật lên” - ông Dũng
thông tin.•
ĐỨCMINH
C
hiều 10-6, Quốc hội (QH)
thảo luận tại hội trường
về cơ chế đặc thù dành
cho Khánh Hòa.
“Yếu tố trội” nên cần
cơ chế đặc thù
Tại buổi thảo luận, nhiều
ý kiến của đại biểu (ĐB) QH
ủng hộ đề xuất của Chính phủ,
với lý giải “so với nhiều địa
phương, Khánh Hòa xứng
đáng có được nhiều cơ chế,
chính sách đặc thù nhất”.
Đáng chú ý, Ủy viên thường
trực Ủy ban Tài chính, Ngân
sách Lê ThanhVân (CàMau)
nhấn mạnh: “Khánh Hòa rất
xứng đáng”. Theo ông, Khánh
Hòa có hai đặc thù vượt trội
là có huyện đảo Trường Sa,
có vịnh Cam Ranh và cảng
nước sâu, mang ý nghĩa quan
trọng về quốc phòng, an ninh,
phòng thủ của đất nước.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh
Vân cho rằng các cơ chế đặc
thù trong tờ trình Chính phủ
đưa ra “cơ bản vẫn nằm trong
trần pháp lý hiện tại và một
số cơ chế đã có tiền lệ khi
chúng ta đã quyết cho tám
địa phương nhưTP.HCM, Hải
Phòng, Thanh Hóa, NghệAn
Theo ĐBQH Lê
Thanh Vân, Khánh
Hòa cần có cơ chế
đặc thù riêng biệt
mới phát triển được,
hơn là cho cơ chế
bằng tiền, bằng đầu
tư công.
Đại biểu Lê
Thanh Vân
(CàMau) phát
biểu tại buổi
thảo luận.
Ảnh: QH
Cơ chế đặc thù cho
Khánh Hòa không thể
theo kiểu… bình quân
Cơ chế đặc thù cho KhánhHòa không thể giông giống, bình quân
như các tỉnh, thành khác.
TrướcýkiếncủamộtsốĐBchorằngbêncạnh
việcxemxétchoKhánhHòa,cầnxemxétcơchế
đặcthùchođịaphươngkhác,ôngVânnhậnxét
“đây là tư duy theo chủ nghĩa bình quân”. ĐB
Cà Mau đề nghị Chính phủ sớm tổng kết Nghị
quyết 54/2017/QH14 thí điểm cơ chế, chính
sách đặc thù phát triển TP.HCM cũng như bảy
nghị quyết tương tự cho các địa phương khác,
phân loại ra nhómchínhquyềnđịa phương có
cùng tiêu chí phát triển, cùng đặc thù...
“Trên cơ sở đó chúng ta có thể thiết kế cho
một sốnhómchínhquyềnđịaphươngcó trình
độphát triển, cónăng lực, tiềmnăngnhưnhau
và bãi bỏ mô hình cơ chế đặc thù” - ông Vân
nói và lưu ý sau Khánh Hòa, QH đã trao cơ
chế đặc thù cho 9/63 tỉnh, thành.
Cần cơ chế đặc thù cho từng địa phương, tránh bình quân
đó, việc đầu tư cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ giúp
rút ngắn thời gian đi từ Đắk Lắk tới Khánh Hòa còn 1,5 giờ,
phát huy kết nối hiệu quả với các trục dọc đường Hồ Chí
Minh, quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, đường
bộ ven biển đã và đang được đầu tư kết nối.
Cùng với đó, theo ĐB Xuân, tuyến cao tốc này còn giúp
lưu thông hàng hóa giữa cảng biển quốc tế, Khu kinh tế
tổng hợp Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh Đắk
Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum của vùng Tây Nguyên
và các tỉnh nam Lào, đông bắc Campuchia. “Khánh Hòa
hiện nay đang trình Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù là
cực tăng trưởng trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung
bộ và Tây Nguyên. Do vậy, tuyến cao tốc này sẽ càng
giúp Khánh Hòa bứt phá, tạo thêm trợ lực cho các tỉnh
Tây Nguyên và Nam Trung bộ phát triển” - ĐB Xuân nói.
ĐỨC MINH - TRỌNG PHÚ
tiềm năng lớn.
Theo ông Cường, cùng
với việc mở đường, các địa
phương cần quy hoạch dải
đất hai bên và vùng lân cận
thành các khu đô thị hiện
đại, trung tâm thương mại,
trung tâm phân phối và trung
chuyển hàng hóa. Kèm theo
đó là thiết kế hệ thống đường
song hành, như đường gom,
đường kết nối hệ thống giao
thông khu vực.
Việc đấu thầu các dự án
phát triển đô thị cần đi kèm
với nhiệm vụ xây dựng hệ
thống giao thông kết nối,
được thực hiện theo cơ chế
cạnh tranh và các công cụ
định giá theo nguyên tắc
thị trường.
Nếu làm một cách bài
bản như vậy, ĐB Hà Nội
nhận định: “Cơ chế này sẽ
thu hút được các nhà đầu tư
có tiềm lực vào đầu tư phát
triển đồng bộ các trung tâm
phát triển hiện đại. Nhà nước
không phải đầu tư ngân sách
xây dựng các tuyến đường
song hành hay đường gom
mà còn có thêm nguồn lực
đóng góp vào ngân sách”.
Để được như vậy, ĐB
Cường đồng tình với phương
án giải phóng mặt bằng một
lần không chỉ cho đường bộ,
mà cả tạo quỹ đất cho đường
sắt trong tương lai.
Thống nhất giá
bồi thường ở vùng
giáp ranh giữa
các địa phương
Cà Mau không nằm trong
các địa phương có các dự án
giao thông đường bộ này đi
qua. Tuy nhiên, ĐB của tỉnh
này, ông Lê Thanh Vân - Ủy
viên thường trực Ủy ban Tài
chính, Ngân sách cũng hoàn
toàn ủng hộ chủ trương của
QH, Chính phủ. Ông đề nghị
Chính phủ song hành với việc
triển khai đầu tư mở đường,
cần xây dựng các dự án liên
kết khai thác quỹ đất ở hành
lang của các dự án giao thông
này, đặc biệt là khu đô thị,
khu công nghiệp và cả những
khu vực đất cho thuê.
“Đầu tư công không có
nghĩa là đầu tư miễn phí mà
cần phải khai thác để thu về
địa tô chênh lệch cho Nhà
nước” - ông Vân nói.
Cũng như vậy, từĐiệnBiên
xa xôi, ĐB Tạ Thị Yên đánh
giá các tuyến giao thông mới
mở sẽ làm tăng giá trị quỹ
đất, nhất khu vực gần các nút
giao cắt với đường sá hiện
hữu. Vì vậy công tác quản lý,
bán đấu giá quyền sử dụng
đất, quản lý quy hoạch, xây
dựng cần phải làm hết sức
chặt chẽ.
ĐB Điện Biên còn lưu ý
giá bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng giữa các địa
phương thường khác nhau, dễ
dẫn tới so bì ở khu vực giáp
ranh giữa các tỉnh. Thực tế
đây làmột nguyên nhân khiến
nhiều dự án bị ách tắc, gây
khiếu kiện kéo dài, gây bức
xúc trong nhân dân.
Vậy nên bà đề nghị Chính
phủ hướng dẫn, chỉ đạo chung
cho các địa phương thực
hiện thống nhất phương án
bồi thường. “Trước mắt áp
dụng thí điểm cho các dự án
trọng điểm quốc gia đã được
QH thông qua từ đầu nhiệm
kỳ đến nay” - bà Yên nói.
ĐB Tạ Thị Yên cũng đề
nghị Chính phủ xây dựng
cơ chế thưởng phạt nghiêm
minh, kịp thời đối với các địa
phương, bộ, ngành có liên
quan trong việc cam kết tổ
chức thực hiện, đảm bảo tiến
độ, chất lượng của dự án.
•