16
Quốc tế -
ThứBa14-6-2022
Các nước kiềm chế giá xăng dầu
thế nào?
Giữa bối cảnh giá nhiên liệu liên tục tăng báo động, nhiều nước chọn giảm các thuế, phí
liên quan tới xăng dầu để giữ giá trong nước ởmức ổn định.
VĨ CƯỜNG
G
iá xăng dầu trên thế
giới hiện ở mức rất cao
so với những năm gần
đây và chưa có dấu hiệu hạ
nhiệt, trong bối cảnh xung đột
Nga - Ukraine làm ảnh hưởng
tới nguồn cung. Tình trạng
này đang buộc các chính phủ
phải có biện pháp can thiệp.
Cuộc khủng hoảng
năng lượng lớn nhất
lịch sử
Đài
CNN
dẫn lời chuyên
gia Fatih Birol thuộc Cơ quan
Năng lượng quốc tế (IEA)
cảnh báo giá xăng dầu tăng
quá nhanh đang đẩy thế giới
vào cuộc khủng hoảng sánh
ngang, thậm chí vượt qua
cuộc khủng hoảng dầu mỏ
vào những năm 1970-1980.
“Chúng ta đang có cùng
lúc một cuộc khủng hoảng
dầu mỏ, một cuộc khủng
hoảng khí đốt và một cuộc
khủng hoảng điện năng. Đây
là một vấn đề nghiêm trọng
trên toàn thế giới nhưng có
vẻ các nhà hoạch định chính
sách chỉ mới tỉnh giấc. Đây là
một cơn bão hoàn hảo” - ông
Birol nhận xét.
Tùy vào mức độ, cơn bão
này có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng như ảnh
hưởng đến quá trình phục hồi
kinh tế sau dịch COVID-19,
gia tăng lạm phát, gia tăng
bất ổn xã hội, cản trở nỗ lực
chống biến đổi khí hậu. Theo
ông Robert McNally, từng là
cố vấn năng lượng của Tổng
thốngMỹGeorgeW.Bush, thế
giới đang phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng mà không
có bất cứ sự chuẩn bị trước.
Trong khi đó, vào cuối
tháng 3, người từng là cố vấn
năng lượng của Tổng thống
Mỹ Barack Obama - ông
Jason Bordoff và GSMeghan
O’Sullivan (ĐH Harvard,
Mỹ) cảnh báo rằng thế giới
đang ở đỉnh điểm của cuộc
khủng hoảng năng lượng và
có thể trở thành đợt khủng
hoảng tồi tệ nhất kể từ những
năm 1970. Ngoài giá cả năng
lượng, nhiệt độ khắc nghiệt
và hạn hán diện rộng còn tác
động đến hệ thống lưới điện.
Tháng trước, một cơ quan
quản lý lưới điện của Mỹ đã
phát cảnh báo nguy cơ thiếu
và mất điện ởmột số khu vực.
Hiện tại, giá xăng tại Mỹ đã
tăng 52% trong năm qua và
đến mức cao kỷ lục. Tương
tự, giá khí đốt tự nhiên, loại
nhiên liệu quan trọng để sưởi
ấm nhà cửa và cung cấp năng
lượng cho lưới điện, đã tăng
gần gấp ba lần trong năm qua
tại Mỹ. Giá loại năng lượng
này ở châuÂu còn cao hơn, do
châu lục này chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ Nga.
Các nước nỗ lực giữ
giá xăng trong tầm
kiểm soát
Tuy Mỹ và đồng minh dự
liệu trước là xung đột Nga -
Ukraine sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến giá xăng và đã xả 60
triệu thùng dầu từ các kho dự
trữ để hạ nhiệt giá nhưng vẫn
chưa đủ. Hiện một số bang
của Mỹ đã tự áp dụng chính
sách riêng để hỗ trợ chính
quyền liên bang.
Đơn cử, đài
MichiganRadio
cho biết chính quyền bang
Michigan vừa thông qua dự
luật tạm dừng thu thuế nhiên
liệu hồi cuối tháng 5. Việc
ngừng đánh thuế nhiên liệu
ở bang Michigan sẽ có hiệu
lực từ ngày 15-6 đến 15-9.
Trong khi đó, trang tin
NY
State of Politics
cho hay bang
NewYork cũng ngừngmột số
khoản thuế nhiên liệu từ ngày
1-6 đến hết năm nay. Một số
Các xe xếp hàng chờ đổ xăng tại một cây xăng ở TP Asheville (bangNorth Carolina, Mỹ)
ngày 11-6. Ảnh: REUTERS
Trả lời đài
CNN
, chuyên gia Matt Smith của Công ty
phân tích thị trường Kpler (Pháp) cho rằng có ba lý do
khiến giá dầu sẽ không giảm trong ngắn hạn, thậm chí có
thể lên lại mức 139 USD/thùng như đầu năm nay.
Đầu tiên, Liên minh châu Âu (EU) khả năng vẫn sẽ tiếp
tục mạnh tay cấm vận dầu Nga và tìm kiếm nguồn cung
thay thế. Dữ liệu từ Kpler cho thấy nhập khẩu dầu thô từ
Angola vào châu Âu đã tăng gấp ba lần kể từ khi xảy ra
xung đột Nga - Ukraine; nhập khẩu dầu thô từ Brazil và
Iraq vào khu vực này cũng tăng tương ứng 50% và 40%.
Việc châu Âu tìm kiếm nguồn dầu từ những nước xa xôi
như vậy sẽ giữ giá dầu ở mức cao, vì chi phí vận chuyển
sẽ tăng do dầu phải đi đường dài.
Tiếp theo, dù chính quyền các nước có thể triển khai
một vài biện pháp để giảm nhiệt giá dầu, bao gồm trợ cấp
giá xăng dầu và áp trần giá bán lẻ xăng dầu nhưng giải
pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn cung lại bất khả thi.
Theo Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), Nga đóng góp
đến 14% nguồn cung dầu toàn cầu. Các lệnh trừng phạt
từ phương Tây đã tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường.
IEA cho biết kể từ tháng 4, lượng dầu sản xuất của Nga đã
giảm gần 1 triệu thùng/ngày và mức giảm này có thể lên
đến 3 triệu trong nửa cuối năm nay. Các thành viên thuộc
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ mở rộng (OPEC+)
đã nhất trí sẽ bơm thêm 648.000 thùng dầu/ngày trong
tháng 7 và tháng 8, nhiều hơn trên 300.000 thùng/ngày so
với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, thỏa thuận sản lượng này
đã bao gồm cả Nga trong khi sản lượng từ nước này trên
thực tế đang tụt dốc.
Cuối cùng, bất chấp nguồn cung dầu toàn cầu giảm, nhu
cầu tiêu thụ lại không hề giảm. Nhiều tháng qua, chiến
lược “zero COVID” và các lệnh phong tỏa ở Thượng Hải,
Bắc Kinh và nhiều TP lớn khác tại Trung Quốc đã kìm
hãm nhu cầu dầu của quốc gia nhập dầu lớn nhất thế giới
này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bắt đầu gỡ dần các hạn chế
và nhu cầu tăng trở lại có thể kéo giá dầu lên cao.
Ông Smith không cho rằng nhu cầu tại Trung Quốc sẽ
“tăng vọt”, do các lệnh hạn chế chỉ được gỡ bỏ dần dần.
“Tuy nhiên, vì rào cản lớn nhất đã được gỡ bỏ, giá sẽ có
nhiều lý do hơn để neo quanh mốc hiện tại” - chuyên gia
này giải thích.
PHẠM KỲ
Giádầu thế giới trongngắnhạnvẫnsẽ ởmức cao
Thấy gì từ khủng hoảng năng lượng
hiện nay so với quá khứ?
Theo hãng tin
Bloomberg
, dù có nhiều điểm tương
đồngnhưng cuộc khủnghoảngnăng lượnghiệnnay vẫn
có điểm khác biệt so với cuộc khủng hoảng năng lượng
những năm 1970, khi gần 7% nguồn cung dầu thô toàn
cầu bị gián đoạn vì chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1973.
Tăng trưởng kinh tế hiện nay không gắn chặt với dầu
mỏ như những năm 1970. Cải tiến công nghệ giúp sản
phẩm được tạo ra với ít năng lượng hơn so với vài thập
niên trước. Dầu đá phiến cũng đã đưa Mỹ trở thành nhà
sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, tạo điều kiện
cho Mỹ tiến gần hơn tới độc lập năng lượng mà nước
này đã theo đuổi sau cú sốc xăng dầu những năm 1970.
Dù vậy, cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn là lời nhắc
nhở với thế giới rằng nhân loại vẫn phụ thuộc chủ yếu
vào nhiên liệu hóa thạch. Ngay cả khi năng lượng xanh
được chú trọng, con người vẫn chưa thể thoát khỏi tình
trạng này trong nhiều thập niên tiếp theo.
Trong phiên giao dịch ngày
13-6, giá dầu Brent được ghi
nhận giảm 2,06 USD, tương
đương1,7%, xuống còn118,77
USD/thùng. Trong khi đó, giá
dầuWTI của Mỹ ở mức 118,54
USD/thùng, giảm 2,13 USD,
tương đương 1,8%.
Tiêu điểm
Giảm thuế, trợ giá là
hai trong nhiều cách
các nước đang thực
hiện để giảm tác
động tiêu cực từ giá
xăng dầu đến người
dân trong nước.
bang cũng áp dụng biện pháp
giảm thuế, như Kansas đang
thúc đẩy giảm thuế hàng tạp
hóa, NewMexico giảm1.000
USD thuế cho các gia đình
gặp khó khăn vì giá nhiên
liệu. Các bang Iowa, Indiana,
Idaho đều giảm thuế thu nhập
trong năm nay.
Đức từ tháng3đã hỗ trợphát
tiền mặt cho người lao động
và gia đình, cùng với giảm
giá xăng, giá vé các phương
tiện giao thông công cộng.
Pháp cũng cam kết hạn chế
tăng giá điện theo quy định
ở mức 4%, đồng thời triển
khai gói hỗ trợ trị giá gần 27
tỉ USD nhằm giúp các công
ty về chi phí khí đốt và điện.
Từ đầu tháng 4, Pháp đã áp
dụng việc trợ giá 0,16USD/lít
xăng hay dầu diesel cho người
dân trong bốn tháng, dự kiến
tiêu tốn khoảng 2,15 tỉ USD,
theo đài
Euronews
.
Tại Philippines, tờ
The
Nikkei
cho biết giới chuyên
gia đã góp ý và đề xuất chính
quyền về các biện pháp giảm
tác động từ xăng dầu, trong đó
tập trung vào giảm thuế, trợ
giá và làm việc từ xa. Theo
đó, thuế xăng dầu ở nước này
sẽ giảm theo tỉ lệ phần trăm
nhất định nếu giá xăng dầu
thế giới đạt các mốc 85-90-
100 USD/thùng.
Thái Lan cũng thực hiện
nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ
người tiêu dùng, như triển khai
quỹ bình ổn xăng dầu để duy
trì giá bán lẻ dầu diesel ởmức
30 baht/lít (0,86USD) cho đến
cuối tháng 5. Thái Lan cũng
trợ giá 50% cho mức tăng giá
nhiên liệu. Thủ tướng Thái
Lan Prayut Chan-o-cha cam
kết tăng cường dự trữ dầu và
cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với xăng dầu. Người dân
Thái Lan được trợ cấp tiền
mặt từ mức 1,29 USD/tháng
lên 2,87 USD/tháng và hỗ trợ
tiền mặt 0,29 USD/tháng khi
mua gas nấu ăn. •
Một cơ sở khai thác dầu tại vùng Siberia củaNga hồi tháng 4.
Ảnh: AP