6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa14-6-2022
Trước đó, trong lần gửi đơn đầu
tiên, ôngHCTvà công ty tạiTP.HCM
gửi đơn qua đường bưu điện nhưng
do không nhận được phản hồi, nghi
thất lạc nên vào tháng 3-2022, công
ty trên tiếp tục gửi đơn qua bưu điện
có báo phát.
Nội dung đơn thể hiện ông HCT
và công ty tại TP.HCM căn cứ
Điều 5 Luật Phá sản 2014, đề nghị
tòa án mở thủ tục phá sản với một
công ty tại Cà Mau, vì công ty này
đã mất khả năng thanh toán các
khoản nợ không thế chấp nhiều
tháng liền.
Quyền yêu cầu mở thủ
tục phá sản của chủ nợ
Liên quan đến quyền của chủ nợ
trong việc yêu cầu tòa án mở thủ
tục phá sản, ThS Liên Đăng Phước
Hải, giảng viên Khoa luật Trường
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho
biết: Theo cách hiểu thông thường,
phá sản là tình trạng của chủ thể bị
vỡ nợ và không còn đủ khả năng
để thanh toán các khoản nợ khi
đến hạn.
Còn dưới góc độ pháp lý, phá
sản là tình trạng của doanh nghiệp
(DN) mất khả năng thanh toán và
bị tòa án ra quyết định tuyên bố
phá sản.
Theo quy định của Luật Phá sản
2014, tòa án sẽ mở thủ tục phá sản
đối với DN khi và chỉ khi có đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
DN mất khả năng thanh toán từ các
chủ thể được quy định tại Điều 5
luật này.
Cụ thể, chủ nợ không có bảo đảm,
chủ nợ có bảo đảm một phần có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi hết thời hạn ba tháng kể
từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
ThS Phước Hải cho biết tùy vào
đối tượng tham gia, tài sản của vụ
việc phá sản và trụ sở, chi nhánh
của DN mất khả năng thanh toán
mà đơn yêu cầu được nộp tại TAND
cấp huyện hoặc cấp tỉnh, thông qua
TRẦNVŨ-MINHCHUNG
T
háng 12-2021, ông HCT (ngụ
TP Cà Mau) và một công ty ở
TP.HCM đã gửi hai đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đến TAND
huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau).
Tuy nhiên đến nay, hai đơn này vẫn
chưa nhận được phản hồi.
Tòa chậm xử lý đơn vì
vấn đề còn mới
Trao đổi với PV báo
Pháp Luật
TP.HCM
về vụ việc trên, bà Tiêu
Hồng Phượng, Chánh án TAND
huyện Thới Bình, xác nhận tòa đã
nhận được hai đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản.
“Tôi đã cử thẩm phán tiếp nhận
đơn. Tuy nhiên, do vấn đề ở hai
đơn này quá mới mẻ nên có chậm
phản hồi. Tôi sẽ thúc các thẩm phán
tìm hiểu nhanh hơn, để có phản
hồi sớm cho người gửi đơn” - bà
Phượng nói.
Về việc luật có quy định về thời
gian phản hồi đơn, bà Phượng lý
giải: “Có những vụ việc phức tạp,
mới mẻ như ở hai đơn này thì mình
cũng có thể gia hạn thời gian”.
Khi chủ nợ
yêu cầu mở
thủ tục phá
sản con nợ
Chủ nợ có quyền yêu cầu tòa ánmở thủ
tục phá sản đối với DNmất khả năng
thanh toán theo quy định và được quyền
khiếu nại nếu không nhận được phản hồi.
hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi
qua bưu điện.
Trong thời hạn ba ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu,
chánh án TAND phân công một
thẩm phán hoặc tổ thẩm phán (gồm
ba thẩm phán) giải quyết đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
Khi đó, thẩm phán phải xem xét
đơn yêu cầu và nếu đơn yêu cầu hợp
lệ thì thông báo cho người nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc
nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí
phá sản trong thời hạn ba ngày làm
việc kể từ ngày được phân công.
Như vậy, theo quy định của pháp
luật, tòa án trong thời gian tối đa
sáu ngày làm việc phải có phản hồi
đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
“Hiện nay, trình tự, thủ tục nộp
đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản
đã được quy định cụ thể tại Luật
Phá sản 2014 và các văn bản hướng
dẫn. Do đó, nếu cho rằng đây là vấn
đề mới mẻ nên kéo dài việc thụ lý
dường như chưa phù hợp theo quy
định của pháp luật” - ThS Phước
Hải nói.•
Có thể khiếu nại nếu không nhận được
phản hồi
Trong trường hợp đơn yêu cầumở thủ tục phá sản đã được nộp nhưng
chưa nhận được phản hồi từ tòa án trong thời hạn đã nêu, để bảo vệ
quyền lợi của mình, người nộp đơn có quyền khiếu nại đến chánh án
TAND nơi đã nộp đơn.
Việc giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận đơn. Trong trường hợp vẫn không được giải quyết hoặc trong
thời hạn có quyết định giải quyết mà người khiếu nại không đồng ý với
quyết định đó thì có thể khiếu nại đến chánh án TAND cấp trên trực tiếp
giải quyết.
ThS
LIÊN ĐĂNG PHƯỚC HẢI
Trong thời gian tối đa
sáu ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản,
tòa án phải có phản hồi
cho người gửi đơn.
Ông Tề Trí Dũng lại bị khởi tố về
tội tham ô trong vụ án khác
Công an TP.HCM
vừa khởi tố ông Tề
Trí Dũng (cựu tổng
giám đốc Công ty
TNHH MTV Phát
triển công nghiệp
Tân Thuận - IPC)
về tội tham ô tài sản
trong một vụ án khác.
Theo thông tin
ban đầu, cơ quan
điều tra xác định ông
Dũng hiểu biết pháp
luật, từng kinh qua nhiều vị trí, có vai trò quản lý doanh
nghiệp, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước,
hiểu rõ quy định phải nộp các khoản tiền thù lao nhận
được về Công ty IPC.
Tuy nhiên, ông Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là
người đại diện vốn của Công ty IPC tại Công ty Sepzone
Linh Trung, phó chủ tịch HĐTV Công ty Sepzone Linh
Trung để chiếm đoạt các khoản tiền thù lao chi cho thành
viên HĐTV, tổng cộng 114 triệu đồng và 5.000 USD.
Trước đó, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố ông Dũng
về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước, gây thất thoát, lãng phí. Cụ thể là việc bán rẻ
nền đất tại dự án An Phú Tây, huyện Bình Chánh, gây thất
thoát 127 tỉ đồng. Sai phạm chuyển nhượng nền đất tại
dự án khu định cư An Phú Tây đã được UBND TP.HCM
chuyển cho cơ quan điều tra trên cơ sở kết luận của Thanh
tra TP.HCM vào tháng 6-2019.
Theo đó, Thanh tra TP chỉ ra việc thẩm định giá làm giá
bán các nền đất là chưa phù hợp. Thanh tra TP cũng kết
luận trách nhiệm chính trong việc bán rẻ nền đất thuộc về
tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách, phòng kinh
doanh Công ty IPC. Ông Dũng bán nền đất với giá rẻ có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngoài ra, ông Dũng còn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự trong vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO cho Công ty
Nguyễn Kim. Vụ án này đã được TAND TP.HCM đưa ra
xét xử sơ thẩm cùng với ông Tất Thành Cang (cựu phó bí
thư thường trực Thành ủy TP.HCM) và các đồng phạm.
Chiều 9-6, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc
thẩm đã giảm án cho ông Cang từ 10 năm tù xuống còn
tám năm sáu tháng tù về tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Cùng
tội, bị cáo Vũ Xuân Đức (cựu phó tổng giám đốc Công ty
IPC) bị phạt ba năm tù.
Với hai tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản, bị cáo
Dũng được giảm từ 20 năm tù xuống còn 19 năm tù.
HOÀNG YẾN
Ngăn chuyện yêu đương không được,
người mẹ mời công an vào cuộc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND
TP.HCM) vừa tuyên phạt Trần Văn Hiệp (sinh
năm 1999) 13 năm tù về tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi.
Theo hồ sơ, khoảng tháng 9-2020, Hiệp quen
biết và phát sinh tình cảm với em TH (sinh năm
2009) qua Facebook. Từ tháng 12-2020 đến tháng
1-2021, Hiệp đã hai lần thực hiện hành vi giao cấu
với em H.
Lần đầu là khi em H rủ Hiệp đến nhà trọ của gia đình
mình chơi, sau đó Hiệp xin ngủ lại. Đến tối, Hiệp xin
em H cho quan hệ tình dục và được đồng ý.
Lần hai là vào chiều 2-1-2021, Hiệp chở em H đi ăn
uống và thuê phòng ở một khách sạn gần nhà trọ em H
rồi cả hai tiếp diễn chuyện “yêu đương”.
Qua kiểm tra điện thoại, mẹ em H phát hiện con có
nhắn tin yêu đương với Hiệp và có đến nhà trọ ngủ qua
đêm với con mình.
Đáng chú ý, bà còn thấy tin nhắn qua lại sợ có thai
nên đã gặp và nhiều lần yêu cầu Hiệp chấm dứt quan
hệ với em H nhưng Hiệp không thực hiện. Vì vậy, bà
đến công an xã trình báo vụ việc và có đơn yêu cầu xử
lý Hiệp theo quy định.
HOÀNG YẾN
ÔngTềTríDũnghầutòacùngôngTất
ThànhCangtrongvụsaiphạmtại
SADECO.Ảnh:N.NHI