8
Tăng khung giá đất, ngân sách lợi nhiều hơn
Theo LS Trần Xoa: Bảng giá đất là căn cứ để tính tiền sử dụng đất, công
nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất; tính tiền
thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, bồi thường thu hồi đất…
Như vậy, điều chỉnh tăng bảng giá đất thì ngân sách nhà nước tăng thu
thêm nhiều khoản. Và nếu điều chỉnh bảng giá đất tăng sát với giá thị
trường thì công tác bồi thường thu hồi đất có thể thuận lợi, giúp các dự
án đẩy nhanh tiến độ, tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho
biết cục sẽ chỉ đạo các chi cục thuế
quận, huyện thực hiện theo đúng chỉ
đạo của Tổng cục Thuế.
Theo đó, các hồ sơ khai thuế
chuyển nhượng bất động sản (đã đầy
đủ) chuyển từ Văn phòng Đăng ký
đất đai TP qua cơ quan thuế sẽ được
giải quyết trong năm ngày làm việc.
“Trong trường hợp phát hiện rủi
ro trốn thuế, cơ quan thuế chuyển
sang thực hiện “hậu kiểm” (thanh
tra, kiểm tra sau) theo đúng quy
định tại Luật Quản lý thuế và các
văn bản hướng dẫn thi hành” - ông
Giao nói.
Tăng cường hậu kiểm
chống thất thu thuế
Luật sư (LS) Huỳnh Văn Nông
(Đoàn LS TP.HCM) cho rằng cơ
quan thuế áp dụng biện pháp chống
thất thu thuế nhà đất phải bằng
công cụ luật.
Khai giá thấp là một thực tế rất
phổ biến trong giao dịch mua bán
nhà đất. Tuy nhiên, thời gian qua
cách làm của cơ quan thuế khi trả
lại hồ sơ yêu cầu khai lại theo giá thị
trường (để từ chối các hồ sơ bị cho
rằng ghi giá công chứng thấp nhằm
trốn thuế) là hoàn toàn cảm tính và
không dựa vào quy định của pháp
luật cụ thể nào.
Việc này đang gây ùn ứ và lộn xộn
trong thủ tục đăng ký sang tên bất
động sản, gây phiền phức cho người
dân, cũng như đi ngược lại chính
sách cải cách hành chính chung của
Nhà nước.
Theo LS Nông, cơ quan thuế cần
thực hiện các biện pháp hậu kiểm
điều tra về trốn thuế nếu nghi ngờ hồ
sơ chuyển nhượng khai giá quá thấp.
LS Nông cho rằng hiện tại nhu
cầu về nhà ở tái định cư là rất lớn,
Nhà nước nên thực hiện quyền
“mua trước nhà ở” được quy định
tại Điều 128 Luật Nhà ở. Theo đó,
Nhà nước có quyền mua lại các
căn nhà bán giá hời để phục vụ
mục đích công cộng. Cơ quan thuế
xem nhà nào đã ký công chứng
giá quá thấp thì đề nghị UBND
cấp tỉnh mua căn nhà đó theo giá
công chứng để làm quỹ nhà tái
QUANGHUY
T
rước tình trạngmột số địa phương
còn hiện tượng cơ quan thuế trả
lại hồ sơ mua bán nhà đất do
nghi ngờ có dấu hiệu kê khai giá thấp
so với thực tế, Tổng cục Thuế đã
có công điện chỉ đạo cơ quan thuế
các tỉnh, thành không trả lại hồ sơ,
không được kéo dài thời hạn giải
quyết hồ sơ mà cần thực hiện theo
đúng quy định.
Thông tin trên được nhiều người
dân, chuyên gia đồng tình nhằmgiảm
áp lực cho cơ quan thuế, đảm bảo
quyền lợi của người dân khi mua
bán nhà đất.
TP.HCM sẽ giải quyết hồ
sơ trong… năm ngày
Ông Thiên Lâm (người dân quận
Gò Vấp, TP.HCM) cho biết thời
gian qua, cơ quan thuế trả lại hồ
sơ mua bán nhà đất, yêu cầu khai
lại giá, rất mất thời gian. Có trường
hợp đúng vì người dân khai giá
thấp nhưng cũng có nhiều hồ sơ
người dân đã khai cao theo giao
dịch thực tế.
“Chỉ đạo của Tổng cục Thuế
là hoàn toàn đúng đắn, phải thực
hiện theo quy định, tránh trường
hợp nhiều người dân bị vạ lây, ảnh
hưởng quyền lợi chuyển nhượng
do hồ sơ giải quyết kéo dài” - ông
Lâm nói.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
(HoREA), cho rằng: “Chỉ đạo của
Tổng cục Thuế là hoàn toàn phù hợp,
tránh việc kê khai nộp thuế của người
dân bị kéo dài, đồng thời cũng giúp
cơ quan thuế giảm bớt áp lực khi xử
lý “núi” hồ sơ bị ách tắc dồn lại”.
Trao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Thái Minh Giao, Phó
TổngcụcThuếyêucầucơquanthuếcáctỉnh,thànhkhôngđượckéodàithờihạngiảiquyếthồsơcủangườidân.Ảnh:Q.HUY
Cấm “ngâm” hồ sơ khai thuế:
Nên tăng hậu kiểm
Người dân, chuyên gia đồng tình với chỉ đạo của Tổng cụcThuế về việc không kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ
mua bán nhà đất, nhằmgiảmáp lực cho cơ quan thuế, đảmbảo quyền lợi của người dân.
định cư hoặc sử dụng mục đích
công cộng khác.
Nhà nước nên tăng cường thực
hiện quyền “mua trước nhà ở” vài
trường hợp như quy định tại Điều
128 Luật Nhà ở và thông tin rộng
rãi trên báo chí thì các bên mua bán
nhà sẽ không dám ghi giá thấp trong
hợp đồng công chứng.
LS Trần Xoa, chuyên gia thuế,
đồng tình với phương án hậu kiểm.
Cơ quan thuế có quyền kiểm tra
hồ sơ chuyển nhượng bất động
sản, nếu phát hiện trường hợp kê
khai không đúng với giá giao dịch,
khai hai giá cần có chế tài, xử phạt
nghiêm khắc.
Ông Xoa cho rằng cơ quan thuế
cần thực hiện phạt nặng gấp nhiều
lần số thuế trốn hoặc chuyển hồ sơ
xử lý hình sự tội trốn thuế. Cơ quan
thuế thực hiện vài vụ thật nghiêm
thì những giao dịch kê khai lách
giá nhằm trốn thuế sẽ được giảm đi
rất nhiều.•
Cấmtrả lại hồ sơkhai thuế: Sự sòngphẳng cần thiết!
(Tiếp theo trang1)
Theo các chuyên gia,
cơ quan thuế cần thực
hiện các biện pháp hậu
kiểm điều tra về trốn
thuế nếu nghi ngờ hồ sơ
chuyển nhượng khai giá
quá thấp.
Khoản 11 Điều 2 Nghị định 12/2015,
Điều 17 Thông tư 92/2015 của Bộ Tài
chính đều khẳng định: Giá chuyển
nhượng là giá ghi trên hợp đồng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển
nhượng không ghi giá hoặc giá trên
hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy
định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác
định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm
chuyển nhượng.
Quy định của pháp luật hai năm rõmười như vậy được thực hiện
suôn sẻ nhiều năm, cho đến khi câu chuyện chống thất thu thuế từ
hoạt động chuyển nhượng BĐS được dấy lên với yêu cầu giá ghi trên
hợp đồng phải là giá thực tế mua bán, tức là giá thị trường!
Nhưng giá thị trường là giá nào thì ngay chính cơ quan quản lý
là Tổng cục Thuế cũng chưa trả lời được.
Hệ quả là việc xác định giá thị trường phụ thuộc vào cảm quan
của cán bộ thuế. Hàng ngàn hồ sơ khai thuế chuyển nhượng nhà
đất bị ách lại, bị trả tới trả lui, có hồ sơ nằm nhiều tháng trời vẫn
không được đóng thuế để hoàn thành thủ tục mua bán, sang tên.
Lý do chỉ bởi vì cán bộ thuế nghi ngờ những trường hợp này có
dấu hiệu kê giá thấp hơn so với giá giao dịch thực tế.
Phải thừa nhận tâm lý chung của một bộ phận người dân là
khai giá thấp để đóng thuế ít, dẫn đến Nhà nước bị thất thu thuế.
Nhưng không thể vì một bộ phận này mà bỏ qua quy định của
pháp luật về nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng. Việc nghi
ngờ dấu hiệu trốn thuế, từ đó trả hồ sơ buộc người dân khai lại
nhiều lần, là quán tính đẩy việc khó cho người dân. Chưa kể,
không loại trừ điều này có thể gây ra sự tùy tiện, thậm chí móc
ngoặc tiêu cực giữa hai bên. Nghiêm trọng hơn là sự vận hành ổn
định của thị trường, của nền hành chính bị xâm phạm với hàng
chồng hồ sơ bị trả tới trả lui không có điểm dừng.
Chính vì lẽ đó, trong Công điện 08 ngày 10-6, Tổng cục Thuế đã
yêu cầu các cơ quan thuế không được trả lại hồ sơ, không kéo dài
thời hạn giải quyết mà cần thực hiện tính thuế theo đúng quy định
tại Nghị định 12 và Thông tư 92 nêu trên. Trường hợp phát hiện rủi
ro thì chuyển sang thực hiện thanh tra, kiểm tra sau theo đúng quy
định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đây là một chỉ đạo đúng đắn, thể hiện sự sòng phẳng, văn minh
cần phải có giữa cơ quan quản lý và đối tượng bị tác động.
Sòng phẳng ở đây là từ cả hai phía.
Phía cơ quan thuế: Thực hiện theo đúng chức trách nhiệm vụ
và quy định của pháp luật một cách rõ ràng, minh bạch, trong
đó bao gồm quyền chuyển hồ sơ nghi ngờ trốn thuế để thực hiện
việc thanh tra, kiểm tra, thậm chí điều tra theo đúng quy định của
pháp luật.
Phía người dân: Chịu trách nhiệm về giá ghi trên hợp đồng và
đóng thuế theo đúng quy định, đồng thời chịu sự chế tài của pháp
luật từ truy thu thuế, xử phạt hành chính đến thậm chí xử lý hình
sự nếu có hành vi trốn thuế.
Khi việc khai và nộp thuế chuyển nhượng BĐS được thực hiện
theo nguyên tắc minh bạch, tự chịu trách nhiệm và hậu kiểm như
trên sẽ không còn đất sống cho những cú móc ngoặc giữa người
thực thi và người chịu tác động. Lúc ấy cũng không còn những ấm
ức vì mình khai đúng mà bị hành tới hành lui, hay những tiêu cực
có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Và chúng ta tin rằng với sự tuyên truyền bền bỉ, sự hiểu biết
pháp luật ngày càng tăng trong xã hội, cộng với việc phát hiện, xử
lý thật nghiêm hành vi trốn thuế thì giá chuyển nhượng ghi trên
hợp đồng sẽ ngày càng tiệm cận với giá giao dịch thực tế. Khi đó,
ngân sách nhà nước có thêm nguồn thu để chăm lo lại cho nhân
dân, còn người dân cũng gối đầu ngủ kỹ vì mình đã tuân thủ pháp
luật một cách thực chất.
TRẦN THANH HOA
Đô thị -
ThứBa14-6-2022