9
Giá đất bồi thường tại khu đô thị mới
Cam Lâm sẽ như thế nào?
Ngày 13-6, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản có nội dung liên
quan đến khu đô thị (KĐT) mới Cam Lâm. Theo đó, để
cung cấp thông tin phục vụ cho việc tiếp xúc, trả lời cử tri
liên quan đến việc triển khai KĐT mới Cam Lâm, UBND
tỉnh Khánh Hòa thông tin dự thảo nội dung tuyên truyền
phục vụ trả lời cử tri.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết trong quá trình triển
khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc
với Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lâm. Qua đó, thống
nhất điều chỉnh mục tiêu phát triển địa phương trở thành
một đô thị sân bay hiện đại, sinh thái và kết nối quốc tế.
Tháng 3-2022, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng
ý chủ trương lập quy hoạch chung KĐT mới Cam Lâm để
phát huy hiệu quả tiềm năng và nhằm phát triển huyện Cam
Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp
quốc tế, góp phần đưa Khánh Hòa trở thành TP trực thuộc
trung ương theo Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện tỉnh đang chỉ đạo
huyện Cam Lâm cùng các sở, ngành liên quan thực hiện
các công việc liên quan công tác quy hoạch. Cùng với đó,
huyện Cam Lâm đang lấy ý kiến cộng đồng dân cư để góp
ý cho các nội dung liên quan các đồ án quy hoạch trên theo
quy định của pháp luật. UBND tỉnh thông tin chính sách bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định của
Luật Đất đai và các quy định liên quan.
Đối với địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quy định
chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
(TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất. Về giá đất cụ thể tính bồi
thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, tỉnh Khánh Hòa cho
biết theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai, giá đất cụ thể
tính bồi thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất do UBND
cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
HUỲNH HẢI
Xem xét chủ trương đầu tư dự án cao tốc
Dầu Giây - Tân Phú
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến về chủ trương
đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
(giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Trước
đó, Bộ GTVT có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chủ trương đầu tư dự án này theo phương thức PPP.
Theo kiến nghị của Bộ GTVT, tuyến đường bộ cao tốc
Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư với tổng chiều dài khoảng
60,1 km. Trong đó, điểm đầu giao với quốc lộ 1 trùng với
điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (thuộc
địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất); điểm cuối
tại vị trí giao cắt với quốc lộ 20, xã Phú Trung (huyện Tân
Phú) để kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Dự án này là dự án thành phần nằm trong tổng thể dự án
đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Tuyến cao tốc này
đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và
Tân Phú của tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu đầu tư dự án trên nhằm nâng cao khả năng kết
nối, rút ngắn thời gian vận chuyển giữa tỉnh Đồng Nai với
mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống đường giao
thông quốc gia. Từ đó phát huy tối đa vai trò hiệu quả của
các dự án trong khu vực đã và đang triển khai; đáp ứng nhu
cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao
thông trong khu vực, trên địa bàn...
VŨ HỘI
PhốicảnhquyhoạchkhuđôthịmớiCamLâm.
Ảnh:UBNDHUYỆNCAMLÂM
Nhà chung cư tăng tới 15%, nhà riêng lẻ
tăng tới 30%
Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS nhận định thị trường BĐS năm 2021
có sự phát triển nóng, bất bình thường. Giá nhà đất nhiều nơi tăng nóng,
đặc biệt là đất nền tại các khu vực sắp lên quận, hay có thông tin về quy
hoạch dự án đi qua. Có khu vực giá nhà chung cư tăng tới 15%, nhà riêng
lẻ tăng tới 30%.
Nguyên nhân của hiện tượng thị trường BĐS tăng giá nóng trên là do
nguồn cung nhà còn hạn chế, nguồn tín dụng vào lĩnh vực BĐS chưa được
điều chỉnh tốt, thông tin thị trường chưa kịp thời dẫn đến có sự lợi dụng để
“nâng giá, thổi giá”. Để chấn chỉnh lại hiện tượng này, Bộ Xây dựng đã có
văn bản đề nghị các địa phương vào cuộc có giải pháp kiểm soát, đặc biệt là
công bố thông tin về quy hoạch kịp thời. Đến nay, theo báo cáo của các địa
phương và đánh giá của Bộ Xây dựng so với cùng kỳ năm 2021 và cuối năm
2021, giá nhà đất đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng chậm lại nhưng vẫn còn cao.
TRỌNGPHÚ
C
hiều 13-6, tại cuộc họp báo định
kỳ của Bộ Xây dựng, báo chí
đã đặt câu hỏi về các giải pháp
để kiểm soát hoạt động phát hành
trái phiếu riêng lẻ của các doanh
nghiệp (DN) bất động sản (BĐS),
đặc biệt sau vụ việc liên quan đến
Tân Hoàng Minh.
Bộ Xây dựng đề nghị sửa
Nghị định 153
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn
Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục
Quản lý nhà và thị trường BĐS,
cho hay liên quan đến quản lý, kiểm
soát hoạt động phát hành trái phiếu
do Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài
chính phụ trách. Tuy nhiên, Bộ Xây
dựng cũng luôn phối hợp, tham gia
đề xuất giải pháp để quản lý hoạt
động phát hành trái phiếu của các
DN BĐS.
“Thời gian qua có hiện tượng một
số DNBĐS phát hành trái phiếu vượt
chỉ tiêu, khiến thị trường phát triển
nóng. Về việc này bộ trưởng Bộ Xây
dựng cũng đã có báo cáo trước Quốc
hội, đồng thời đề xuất các giải pháp
để lành mạnh hóa thị trường BĐS,
trong đó có kiểm soát chặt chẽ việc
kiểm soát phát hành trái phiếu DN
BĐS, nhất là trái phiếu riêng lẻ” -
ông Khởi nói.
Ông Khởi cũng đính chính lại, Bộ
Xây dựng chưa bao giờ đề xuất việc
siết trái phiếu BĐS mà chỉ đề nghị
có quy định để kiểm soát chặt chẽ
hơn hoạt động phát hành trái phiếu
của DN BĐS.
“Do thị trường BĐS có sự liên
quan mật thiết với thị trường tài
chính. Vừa qua thị trường tài chính
nóng thì BĐS cũng nóng theo. Đây
là sự phát triển không bình thường.
Do vậy Bộ Xây dựng cho rằng phải
có quy định rõ ràng để dòng vốn huy
Bộ Xây dựng nói về
đề xuất thu thuế tài sản
đối với bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định không có
chủ trương siết tín dụng bất động sản, mà chỉ là điều chỉnh nắn
dòng vốn vào các dự án khả thi, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
nhà ở cho người dân.
động từ kênh phát hành trái phiếu này
phát triển lành mạnh” - ông Khởi nói
và cho biết theo đó, bộ trưởng Bộ
Xây dựng đã đề nghị sửa Nghị định
153/2020 (do Bộ Tài chính chủ trì)
với mục tiêu để quản lý hoạt động
phát hành trái phiếu DN đúng mục
đích, tránh phát triển nóng.
Đánh thuế đối với tài sản
BĐS: Cần nghiên cứu kỹ
Cũng theo ông Khởi, cũng giống
các DN khác, các DNBĐS huy động
vốn để triển khai dự án, sản xuất
sản phẩm qua nhiều kênh như phát
hành trái phiếu, liên doanh liên kết
góp vốn, vay tín dụng từ ngân hàng
và vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên có một thực tế hiện
nay là hầu hết DN BĐS trong nước
không có vốn chủ nhiều và phụ thuộc
vào vốn tín dụng, vay từ ngân hàng.
Chính vì vậy thời gian qua khi Ngân
hàng Nhà nước kiểm soát chặt dòng
vốn tín dụng thì các DN phải chuyển
sang huy động trái phiếu. Và để thị
trường BĐS được phát triển lành
mạnh, bền vững thì cần thiết phải
kiểm soát, định hướng các dòng vốn
đổ vào lĩnh vực này.
“Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất ưu
tiên dòng vốn cho các dự án khả thi
cao, cung cấp nguồn cung nhà ở ra
thị trường nhanh. Bộ Xây dựngmong
muốn nguồn vốn tiếp tục được rót vào
lĩnh vực BĐS nhưng có điều chỉnh để
hiệu quả hơn” - ông Khởi nhấnmạnh.
Liên quan đến nội dung này, chủ
trì cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Xây
dựng Lê Quang Hùng khẳng định:
“Chủ trương chung là chưa bao giờ
siết tín dụng, vốn vào lĩnh vực BĐS
mà chỉ kiểm soát, hướng dòng vốn
đổ vào những dự án khả thi, phát huy
được hiệu quả, cung cấp được nhu
cầu nhà ở thiết thực cho người dân”.
Đối với đề xuất nghiên cứu để thu
thuế tài sản đối với BĐS, đại diện
Bộ Xây dựng cho hay nội dung này
vừa qua được Bộ Tài chính đề xuất.
Phía Bộ Xây dựng sẵn sàng tham gia,
đóng góp ý kiến với mục tiêu kiểm
soát giá nhà đất không tăng quá nóng,
giúp thị trường phát triển lành mạnh,
bền vững. “Tuy nhiên vấn đề đánh
thuế đối với tài sản BĐS là vấn đề
rất lớn, liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực, đặc biệt có tác động
trực tiếp đối với người dân đang sở
hữu nhà đất. Do đó cần phải được
nghiên cứu kỹ” - Thứ trưởng Bộ Xây
dựng Lê QuangHùng nêu quan điểm.
Đại diện Bộ Xây dựng cũng cho
biết hiện nay nội dung thu thuế tài
sản đối với BĐS mới đang trong quá
trình đề xuất ý tưởng, chưa chính thức
được nghiên cứu. Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
trong những năm tới cũng chưa đưa
nội dung này vào xem xét.•
Thứ trưởng Bộ Xay dựng LêQuangHùng
(giữa)
chủ trì buổi họp báo. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Đại diện Bộ Xây dựng
cũng cho biết hiện nay nội
dung thu thuế tài sản đối
với BĐS mới đang trong
quá trình đề xuất ý tưởng,
chưa chính thức được
nghiên cứu.