131-2021 - page 12

12
Nguy cơ bùng dịch sốt xuất
huyết, thiếu thuốc điều trị
HOÀNG LAN
C
hiều 13-6, tại Hội nghị
tăng cường công tác
tiêm vaccine phòng
COVID-19 và phòng chống
sốt xuất huyết (SXH) khu
vực phía Nam do Bộ Y tế
tổ chức, các đại biểu bày tỏ
nhiều lo lắng dịch SXH bùng
phát. Trong khi đó, nhân sự
chuyên trách mỏng, hóa chất
diệt muỗi, thuốc điều trị có
nguy cơ cạn kiệt do chậm
đấu thầu. Do vậy, cần tập
trung các giải pháp để kiềm
chế số ca mắc bệnh.
Khó khăn bao vây
Về tình hình dịch SXH,
BS Lương Chấn Quang, Viện
Pasteur TP.HCM, chỉ ra nhiều
khókhănkhiếnhoạt độngkiểm
soát dịch SXH chưa hiệu quả
như: Thiếu kinh phí chi cho
các hoạt động như phun hóa
chất diệt muỗi; thiếu hóa chất,
máyphun thuốcdiệtmuỗi; việc
mua sắm hóa chất từ sau đợt
dịch COVID-19 hầu như còn
“nằm trên giấy”. BS Quang
lo ngại nếu xài hết hóa chất
thì các nơi sẽ gặp khó khăn
trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, sau đợt dịch
COVID-19, nhiều nhân sự
chống dịch mới chưa được
huấn luyện nhiều. Năm qua,
các cơ sở khám chữa bệnh
chuyển công năng khám chữa
bệnh COVID-19 nên người
dân chủ yếu đến cơ sở khám
tư nhưng nơi đây không nhập
liệu ca bệnh lên hệ thống nên
nhiều ca bệnh bị bỏ sót, xử lý
sót ổ dịch. Đồng thời, các cơ
sở chữa bệnh cũng khôngmua
kịp sinh phẩm chẩn đoán xác
định ca bệnh, thiếu dịch truyền
cao phân tử điều trị SXH…
“Các khoa đều có bác sĩ,
điều dưỡng mới chưa có kinh
nghiệm nhiều, đặc biệt là hệ
thống y tế tỉnh, các nơi không
có hướng dẫn quy trình cụ thể
điều trị ngoại trú hay nhập
viện. Khi bệnh nhân nặng
đến khó phân biệt, diễn tiến
ca bệnh nhanh, trở tay không
kịp. Ngoài ra, người dân ngại
đến bệnh viện công nên đến
y tế tư trước, khi nặng mới
đến y tế công. Khác mọi năm,
bệnh nhân tới rất sớm. Dự
báo ca bệnh tăng nhanh và
số ca tử vong tiếp tục tăng
nếu không có giải pháp kịp
thời” - BS Quang nêu.
Người dân còn tâm lý
chủ quan với dịch SXH
Chia sẻ về tình hình phòng
chống dịch tại địa phương,
BS CKII Nguyễn Hữu Hưng,
Phó Giám đốc Sở Y tế TP,
cho biết trong hai năm dịch,
số ca mắc SXH rất thấp nên
người dân dễ nảy sinh tâm lý
chủ quan. Bên cạnh đó, cán
bộ y tế các cấp, nhân viên y
tế các trạm y tế phần lớn là
mới nên qua kiểm tra có tình
trạng không nắm hết.
Bên cạnh đó, ông Hưng
cho biết mặc dù đã có quy
định xử phạt hành chính
nhưng các quận, huyện còn
xử phạt dè dặt, Sở Y tế đã
yêu cầu các quận, huyện có
số ca nóng phải tăng cường
xử phạt. “Việc xử phạt không
phải để làm khó người dân,
mà thông qua việc xử phạt
sẽ góp phần truyền thông và
góp phần cộng hưởng các giải
pháp” - BS Hưng nói.
Đại biểu Sở Y tế tỉnh An
Giang cho hay tỉnh đang thiếu
hóa chất diệt muỗi. “Đến thời
điểmnày, các hóa chất bắt đầu
thiếu dù đã đấu thầu, hủy thầu
do không đủ cơ sở phải làm
lại, phải 1,5 tháng nữa mới
muađược.Hiệnchúng tôi đang
cho chỉ định thầu rút gọn có
kinh phí dưới 100 triệu đồng
nhưng các nhân viên vẫn còn
sợ. Còn dịch cao phân tử chỉ
còn cầm cự 1-2 tháng” - đại
diện tỉnh An Giang cho hay
Còn tại tỉnh Bình Dương,
Các tỉnh phải tự chủ động mua sắm
hóa chất
Ghi nhận những khó khăn của các địa phương trong công
tác phòng chống dịch, PGS-TS NguyễnThị Liên Hương, Thứ
trưởng Bộ Y tế, cho rằng ngành y tế địa phương cần tham
mưu, chủ động xây dựng kế hoạch để UBND các tỉnh, thành
cùng vào cuộc trong vấn đề phòng chống dịch SXH. Hoạt
động phòng chống dịch SXH cần tập trung chính là truyền
thông, vệ sinhmôi trường, giámsát ca bệnh, diệtmuỗi, lăng
quăng, xóa điểmnguy cơ…Ngoài ra, y tế địa phương cũng
cần thực hiện tốt việc điều trị, tập huấn cho các cơ sở y tế
tư nhân kịp thời điều trị các trường hợp mắc SXH, hạn chế
tối đa trường hợp tử vong.
PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương cũng lưu ý các tỉnh phải
tự chủ động mua sắm hóa chất và kinh phí vì việc này đã
được giao về cho địa phương, không thể lấy lý do chưa đấu
thầu hay sợ đấu thầu mà làm chậm trễ.
Các tỉnh phải tự
chủ động mua sắm
hóa chất và kinh
phí vì việc này đã
được giao về cho
địa phương, không
thể lấy lý do chưa
đấu thầu hay sợ
đấu thầu mà làm
chậm trễ.
Đời sống xã hội -
ThứBa14-6-2022
sau dịch COVID-19, có hơn
300 nhân sự ở trạm y tế đã
xin nghỉ việc, do vậy trạm y
tế đang cực kỳ thiếu người,
hiện tỉnh còn thiếu đến 500
nhân sự biên chế ở trạm y tế.
Tại hội nghị, đại diện Cục
Quản lý khám chữa bệnh
nhận xét ý thức người dân
còn khá chủ quan với bệnh
SXH, không chủ động đến
cơ sở khám chữa bệnh mà
chủ yếu đến các cơ sở phòng
khám tư khá nhiều.
“Khi bệnh nhân hết sốt
chuyển giai đoạn nguy hiểm,
hầu hết người nhà thường bỏ
qua, trong khi đó đây là giai
đoạn nặng. Sau dịch SXH, các
trẻ béo phì, bệnh nền ở trẻ em
cao hơn, số tử vong có bệnh
nền ở trẻ emdiễn tiến nặng và
tử vong cao hơn hẳn. Ngoài
ra, người nhà đưa bệnh nhân
đến cơ sở y tế khá muộn nên
chuyển lên tuyến trên rấtmuộn.
Do vậy phải truyền thông để
người dân có ý thức cao hơn,
đặc biệt là trẻ béo phì, bệnh
nền, phụ nữ mang thai” - ông
Vương Ánh Dương, Phó Cục
trưởng Cục Quản lý khám
chữa bệnh, phân tích.
Về tình hình thuốc điều trị
và dịch truyền SXH đang gặp
nhiều khó khăn, ông Dương
cũng cho biết đang đặt hàng
Thái Lan - nơi sản xuất chủ
yếu các loại dịch truyền điều
trị SXHnhưng phải đến tháng
12 mới có. Bộ Y tế đã có văn
bản đề nghị CụcQuản lý dược
nhanh chóng có giải pháp.•
Dịch bệnh sốt
xuất huyết có
nguy cơ bùng
phát ở phía
Nam. Chỉ
tính riêng từ
đầu nămđến
nay, đã có 36
ca tử vong
do sốt xuất
huyết.
Tiêu điểm
36 ca tử vong
Tínhtừđầunămđếnnay,khu
vực phía Namghi nhận 39.317
trườnghợpmắcSXHnhậpviện,
trong đó có 1.193 camắc nặng
và 36 trường hợp tử vong. So
sánh với cùng kỳ năm2021, số
ca mắc SXH tăng gần gấp đôi.
Đặc biệt, số ca mắc SXH tăng
nhanh trong bốn tuần trở lại
đây, chiếmgần 50% số ca mắc
và 45% ca tử vong tích lũy từ
đầu năm đến nay.
Các địa phương có số ca
mắc tăng cao là TP.HCM, Bình
Dương, An Giang, Đồng Nai…
Đây cũng là nhữngđịa phương
có số trường hợp tử vong do
SXHcaogồm:TámcaởTP.HCM,
támca ở BìnhDương, nămca ở
Đồng Nai, năm ca ở Tây Ninh.
Chiều 13-6, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT cùng Cơ quan
Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ khởi động
dự án Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp.
Dự án sẽ được thực hiện trong năm năm, ngân sách 15
triệu USD, nhằm hỗ trợ Việt Nam (VN) kiểm soát tình
trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Dự án sẽ tăng cường năng lực lãnh đạo của VN trong việc
xử lý tội phạm về động vật hoang dã thông qua thúc đẩy cam
kết của các lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, cải thiện
hiệu quả thực thi pháp luật và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối
với các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.
Theo Giám đốc USAID VN Ann Marie Yastishock,
thông qua dự án mới này, USAID sẽ hợp tác với Bộ
NN&PTNT để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ đối với các sản
phẩm từ động vật hoang dã trái phép và bảo vệ các loài
động vật hoang dã nguy cấp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng
việc thực hiện hiệu quả dự án Bảo vệ các loài động vật
hoang dã nguy cấp sẽ góp phần giải quyết nạn buôn bán
động vật hoang dã trái pháp luật và thể hiện cam kết cao
nhất của Chính phủ VN trong việc chống buôn bán động
vật hoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và bảo
vệ môi trường tại VN.
Dự án mới sẽ tập trung bảo vệ các loài động vật đang có
nguy cơ bị buôn bán quốc tế vào VN như tê giác châu Phi,
voi châu Phi và châu Á, tê tê, cũng như các loài động vật
thường xuyên bị săn bắt và buôn bán trong nước và quốc
tế như linh trưởng, hoẵng và các loài mèo lớn.
Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF Mỹ) là đơn
vị thực hiện dự án, phối hợp cùng tổ chức TRAFFIC (Mạng
Khởi độngdựánBảo vệ các loài độngvật hoangdãnguy cấp
ĐạidiệnBộNN&PTNTvàUSAIDcùngbấmnútkhởiđộngdựánBảo
vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp. Ảnh: daibieunhandan.vn
lưới giám sát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã)
và Trung tâm Giáo dục thiên nhiên VN (ENV).
TN
Nhân viên phun hóa chất diệtmuỗi ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: ĐH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook