147-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy2-7-2022
Tìmmối liên kết cho vùng kinh tế
trọng điểmmiền Trung
THANHNHẬT
C
hiều 1-7, tại TP Tam
Kỳ (Quảng Nam), Ban
chỉ đạo tổng kết Nghị
quyết 39 phối hợp với Tỉnh
ủy Quảng Nam tổ chức Tọa
đàm liên kết phát triển vùng
kinh tế trọng điểm (KTTĐ)
miền Trung trong bối cảnh
mới. Ông Trần TuấnAnh, Ủy
viên Bộ Chính trị, Trưởng
ban Kinh tế Trung ương,
Trưởng Ban chỉ đạo tổng
kết nghị quyết và ông Phan
Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Nam, đồng chủ trì
tọa đàm.
Cùngthamdựtọađàmcócác
ủy viên Ban chấp hành Trung
ương Đảng, đại diện lãnh đạo
các tỉnh miền Trung; đại diện
lãnh đạo một số bộ, ngành
trung ương; các chuyên gia…
Tránh xung đột
phát triển vùng với
địa phương
Tại hội nghị, các chuyên gia
cho rằng vùng KTTĐ miền
Trung có nhiều tiềm năng và
cần phải khai thác hợp lý, nếu
không lợi thế phát triển vùng
sẽ bị hạn chế.
PGS-TS Trần Đình Thiên,
nguyên Viện trưởng Viện
Kinh tế Việt Nam, nhận định
vùng KTTĐ miền Trung có
nhiều tiềm năng mang tính
tương đồng. Những tiềmnăng
này cần phải khai thác hợp
lý, nếu không lợi thế phát
triển vùng sẽ bị xung đột
bởi sự phát triển của từng
địa phương.
“Hạ tầng kết nối vùng còn
kém, mức độ khai thác cảng
biển, trình độ phát triển các
khu công nghiệp còn thấp.
Lực lượng doanh nghiệpViệt
Nam chưa đủ mạnh nên số
doanh nghiệp Việt Nam đủ
lực khai thác lợi thế của vùng
này còn ít, yếu. Đặc thù vùng
KTTĐmiền Trung là các tỉnh
gần đây bùng lên phát triển
mạnh mẽ nhưng đó là từng
tỉnh, khái niệm vùng chưa
được thể hiện” - PGS-TS
Thiên đánh giá.
Ông Thiên cho rằng miền
Trung cần đánh giá lại tiềm
năng và lợi thế phát triển, xác
định khả năng “lật ngược”
tình thế phát triển và có cách
tiếp cận phát triển mới, đột
phá mạnh. Cạnh đó, cần xây
dựng phát triển quy hoạch
vùng, xác định cấp độ lợi thế
vùng của cảng biển, cảng hàng
không, tài nguyên du lịch để
định hình cấp độ và trật tự ưu
tiên các dự án lớn, chặn nguy
cơ “đua tranh, tranh chấp phát
triển”. Bên cạnh đó, cần phải
thiết lập được cơ chế vận hành
và điều hành phát triển vùng
KTTĐ miền Trung…
Đồng quan điểm, TS Trần
Du Lịch, chuyên gia kinh
tế - tài chính, đánh giá vùng
KTTĐ miền Trung có khát
vọng vươn lên thoát nghèo
cực lớn. Đây cũng là vùng có
nhiều tiềm năng về du lịch,
đô thị, nông nghiệp, cảng
biển…Nếu khai thác hết các
tiềm năng, vùng KTTĐmiền
Trung sẽ trở thành một khu
vực phát triển của cả nước.
Theo TS Du Lịch, mặc dù
có nhiều tiềm năng nhưng
vùng KTTĐ chưa phải là nơi
hấp dẫn đầu tư. Hiện nay, vấn
đề con người cũng là điểm
nghẽn cản trở phát triển. Ông
cho rằng cần phải thu hút con
người, kết nối xương cá vùng
Tây Nguyên - duyên hải, nếu
tách ra sẽ khó phát triển.
Đề xuất xây dựng
luật phát triển vùng
Chủ tịchUBND tỉnhQuảng
Nam Lê Trí Thanh cho rằng
mỗi vùng kinh tế tùy đặc
điểm sẽ có một hoặc hai vùng
KTTĐ. Vấn đề liên kết vùng
nhất thiết phải theo vùng
Cần có cơ chế liên kết vùng
trong giai đoạn mới
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho rằng các
địa phương trong vùng đi lên từ nghèo khó, đến nay đã
có đóng vào ngân sách trung ương. Tuy nhiên, kết quả này
thể hiện từ nỗ lực của từng địa phương là chính, vấn đề liên
kết vùng chưa cao.
“Vùng KTTĐmiềnTrung hiện nay không có cơ chế, chính
sách gì mới, kết nối giao thông còn hạn chế…Tôi nghĩ thời
gian tới chúng ta cần phải có cơ chế liên kết vùng trong giai
đoạnmới, làm sao để vùng KTTĐmiền Trung tạo sự lan tỏa
cho các vùng khác” - bí thư Bình Định nói.
Các chuyên gia cho
rằng vùng KTTĐ
miền Trung có
nhiều tiềm năng và
cần phải khai thác
hợp lý, nếu không
lợi thế phát triển
vùng sẽ bị hạn chế.
KTTĐ mà theo nhu cầu liên
kết ở các địa phương ở từng
khu vực.
Ông Thanh cho rằng cần
thiết phải xây dựng một luật
phát triển vùng. “Tùy theo
vùng kinh tế, vùng trọng điểm,
nhu cầu liên kết giữa các địa
phương… cần thiết phải cho
các địa phương trong vùng đó
chủ động đề xuất cơ chế để
đưa vào quy định. Như vậy
tự nhiên các vùng, các cụm
liên kết sẽ phát triển” - ông
Thanh nhận định.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Nguyễn Văn Quảng cho rằng
ngân sách hằng năm không
phân bổ về vùng KTTĐ nên
khôngcónguồn lực, LuậtNgân
sách cũng là điểm nghẽn cản
trở phát triển liên kết vùng.
Ngoài ra, cơ chế cho các nhà
đầu tư vào các dự án mang
tính liên kết vùng không có.
“Xác định vai trò của trung
ương trong lãnh đạo, chỉ đạo
đối với vùng, tôi nghĩ là bộ
hay phó thủ tướng là người
chịu trách nhiệm điều phối
việc và có quyền lực thực
sự để làm việc đó” - Bí thư
Quảng nói.
Kết luận buổi tọa đàm,
Trưởng ban Kinh tế Trung
ương Trần Tuấn Anh khẳng
định vùng KTTĐmiền Trung
làmột bộ phận quan trọng của
vùng BắcTrung bộ, duyên hải
Trung bộ và với nhiều tiềm
năng, lợi thế nên được Nghị
quyết 39 đặt vào vị trí trung
tâm, định hướng trở thành khu
vực phát triển năng động với
tốc độ nhanh và bền vững, là
vùng động lực phát triển cho
toàn vùng Bắc Trung bộ và
duyên hải Trung bộ.
“Tọa đàm này có ý nghĩa
rất quan trọng, là cơ sở giúp
Ban chỉ đạo tổng kết, đánh
giá lại kết quả phát triển của
vùng trong thời gian qua
và củng cố, hoàn thiện các
định hướng phát triển vùng
Bắc Trung bộ và duyên hải
Trung bộ trong thời gian
tới…” - trưởng Ban Kinh tế
Trung ương kết luận.•
Ngày 1-7, tại Đắk Lắk, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết
10-NQ/TW ngày 18-1-2002 và Kết luận 12-NQ/TW ngày
24-10-2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính
cho rằng sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 và 10 năm
thực hiện Kết luận 12, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Quy mô kinh tế
được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287.000 tỉ đồng, gấp
khoảng 14 lần năm 2002.
Quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm; năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên
được nâng lên. Chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng cao,
khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường…
Theo Thủ tướng, tuy có nhiều ưu điểm nhưng hiện
nay Tây Nguyên phát triển cũng chưa xứng với tiềm
năng. Nguyên nhân là do cơ chế, chính sách còn hạn
hẹp, đầu tư chưa tương xứng, thể chế chưa giải quyết
hết những vướng mắc của Tây Nguyên.
Cạnh đó, tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới của vùng
đạt thấp, xếp thứ 5/6 vùng. Liên kết giữa các địa phương
trong vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức, liên kết nội vùng
và liên vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài...
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên và
các bộ, ngành phải bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đảng bộ của năm
tỉnh trong vùng để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Theo Thủ tướng, việc xây dựng và phát triển vùng Tây
Nguyên cần kết hợp hài hòa, hợp lý trên các trụ cột: Kinh
tế - xã hội - môi trường - quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Các tỉnh cần phải đẩy mạnh liên kết vùng và nội
vùng, liên kết chặt chẽ với duyên hải Nam Trung bộ
và Đông Nam bộ. Cạnh đó, cần kết nối nhanh với các
trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tiểu vùng sông
Mekong và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào
- Campuchia và ASEAN.
Theo Thủ tướng, phát triển Tây Nguyên phải đảm bảo
nhanh, bền vững, hài hòa, lấy con người là mục tiêu, là
trung tâm, là động lực phát triển; lấy văn hóa là nền tảng;
bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
“Mục tiêu phát triển Tây Nguyên phải phát triển kinh
tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Phải chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh
tế nông nghiệp…” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Q.NAM
Nhữnggợi ý củaThủ tướngvề phát triểnTâyNguyênbềnvững
Vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung được Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đặt vào vị trí trung tâm
và định hướng trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững.
Bí thư các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung thảo luận tại hội nghị. Ảnh: THANHNHẬT
Thủ tướng PhạmMinh Chính trao đổi với các đại biểu thamdự
hội nghị. Ảnh: VGP
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook