147-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy2-7-2022
ngoài như Google,Apple, Netflix…
đang được cơ quan thuế dùng nhiều
biện pháp để kiểm tra và truy thu.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
một cán bộ Cục Thuế TP.HCM
cho biết khoản 2 Điều 4 Thông tư
40/2021 của Bộ Tài chính đã nêu
rõ: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh có doanh thu từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong năm dương
lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì
không phải nộp thuế giá trị gia tăng
và thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, các cá nhân có phát sinh
doanh thu từ các nhà cung cấp ở
nước ngoài như YouTube, Google,
Facebook… trên 100 triệu đồng/
năm thì phải có nghĩa vụ kê khai
và đóng thuế. Hai loại thuế mà
cá nhân kinh doanh phải đóng là
thuế giá trị gia tăng và thuế thu
nhập cá nhân.
Về phía các nhà cung cấp ở nước
ngoài, theoThông tư 80/2021 của Bộ
Tài chính, họ có thể đăng ký, giao
dịch và nộp thuế trực tiếp thông qua
cổng thông tin điện tử của Tổng cục
Thuế hoặc ủy quyền cho tổ chức,
đại lý thuế hoạt động theo pháp luật
Việt Nam thực hiện thay.
Trong trường hợp các nhà cung
cấp ở nước ngoài không thực hiện
thì theo quy định tại điểm a khoản
3 Điều 30 Nghị định 126/2020 và
Điều 81 Thông tư 80/2021 của Bộ
Tài chính, ngân hàng thương mại
được quyền khấu trừ, nộp thay nghĩa
vụ thuế theo quy định đối với từng
loại thuế phải đóng.
Sau khi nhận được văn bản của
Tổng cục Thuế thông báo tên, địa
chỉ website của nhà cung cấp ở nước
ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê
khai, nộp thuế thì hội sở chính của
ngân hàng có trách nhiệm thông báo
cho các chi nhánh thực hiện kê khai,
khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế.
Có thể thấy theo quy định hiện
nay các nhà cung cấp dịch vụ ở
nước ngoài và các cá nhân có thu
nhập từ đó đều phải kê khai, đóng
thuế theo quy định.
Cơ quan thuế sẽ liên kết chặt chẽ
với các ngân hàng để quản lý chặt các
dòng tiền thanh toán, để từ đó phát
hiện các tổ chức, cá nhân có hành
vi không kê khai, đóng thuế và thực
hiện truy thu, xử lý theo quy định.
Có thể bị xử lý hình sự
Mở rộng vấn đề, luật sư (LS)
Nguyễn Minh Tường,
Đoàn LS
TP.HCM, cho biết hiện nay liên
quan đến hành vi trốn thuế, tùy tính
chất, mức độ của hành vi mà người
nộp thuế có thể bị xử lý hành chính
hoặc hình sự.
Về xử lý hành chính, Điều 17
Nghị định 125/2020 quy định rõ
người có hành vi trốn thuế phải
nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân
sách (truy thu).
Đồng thời, tùy theo số tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ mà người có
hành vi trốn thuế có thể bị phạt 1-3
lần số tiền thuế trốn đóng.
Đơn cử, phạt tiền một lần số thuế
trốn đối với người nộp thuế có từ
một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi
thực hiện các hành vi như không
nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp
hồ sơ khai thuế… (trừ trường hợp
không phát sinh số thuế phải nộp
hoặc có phát sinh nhưng sau đó đã
nộp đủ trước thời điểm bị lập biên
bản/thanh tra, kiểm tra thuế).
Cũng theo LS Tường, ở mức độ
nghiêm trọng hơn người có hành
vi trốn thuế sẽ bị xử lý hình sự về
tội trốn thuế theo Điều 200 BLHS
năm 2015.
Theo đó, người nào thực hiện
HỮUĐĂNG
M
ới đây, Tổng cục Thuế đã tổ
chức Hội nghị trực tuyến sơ
kết công tác thuế sáu tháng
đầu năm 2022.
Báo cáo tại hội nghị, đại diện Cục
Thuế TP.HCM cho biết trong sáu
tháng đầu năm, có bốn ngân hàng
thương mại đã cung cấp thông tin
các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát
sinh từ Google để từ đó tiến hành xử
lý. Trong đó có một cá nhân bị Chi
cục Thuế khu vực quận 7 - Nhà Bè
truy thu và phạt 31 tỉ đồng.
Thông tin trên đã nhận được nhiều
sự quan tâm của bạn đọc với các
vấn đề pháp lý như: Cá nhân có
thu nhập từ Google, Facebook…
phải có nghĩa vụ nộp thuế ra sao
và nếu không nộp thì đối mặt với
chế tài nào?
Thu nhập trên 100 triệu/năm
phải đóng thuế
Hiện nay, việc thu thuế từ các nhà
cung cấp ở nước ngoài không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam có hoạt
động kinh doanh thương mại điện
tử, kinh doanh dựa trên nền tảng
số (nhà cung cấp ở nước ngoài) và
thu thuế của tổ chức, cá nhân có thu
nhập từ các nhà cung cấp ở nước
Người dân làmthủ tục thuế tại Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Thu nhập khủng
từ Google,
YouTube... hết
đường trốn thuế
Theo luật sư, các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ
Facebook, YouTube, Google…mà không kê khai
nộp thuế có thể sẽ bị xử lý hình sự.
hành vi không nộp hồ sơ đăng ký
thuế, không nộp hồ sơ khai thuế…
mà trốn thuế với số tiền từ 100
triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc
dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị
xử phạt hành chính về hành vi trốn
thuế hoặc đã bị kết án về tội này
hoặc các tội khác như buôn lậu…
chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm thì bị phạt tiền 100-500 triệu
đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến
một năm.
Ngoài ra, trường hợp trốn thuế
với số tiền từ 300 triệu đồng trở lên
hoặc phạm tội với các tình tiết như
có tổ chức, tái phạm nguy hiểm…
thì người trốn thuế có thể bị phạt
lên đến bảy năm tù.•
Nhiều tổ chức, cá nhân
bị truy thu, xửphạt
Trongsáuthángđầunăm2022,
Cục Thuế TP.HCM đã xử lý 38 cá
nhâncóthunhậptừGooglevớisố
thuế truy thu, phạt và tiền chậm
nộp là 169 tỉ đồng.
Ngoài ra, cục cũng xử lý ba
doanh nghiệp với số thuế xử lý
truy thu, phạt và tiền chậm nộp
là 327 triệu đồng.
Cục Thuế TP.HCM
Các cá nhân có phát sinh
doanh thu từ Google,
Facebook… trên 100
triệu đồng/năm thì phải
có nghĩa vụ kê khai và
đóng thuế.
Thunhập từnềntảngsốnhưngkhôngnộp thuế:Coi chừngbị tù
(tiếp theo trang1)
Trước đó, vào năm 2018, Cục
Thuế TP.HCM cũng đã ra quyết
định truy thu và phạt một cá
nhân 4,1 tỉ đồng từ khoản thu
nhập 41 tỉ đồng mà người này đã
nhận từ Facebook, Google, YouTube... trong hai năm
2016-2017.
Hai trường hợp trên chỉ là hai ví dụ điển hình trong
rất nhiều trường hợp bị cơ quan thuế phát hiện và
truy thu thuế khi các cá nhân, tổ chức có thu nhập
khủng từ các ông lớn cung cấp các dịch vụ xuyên biên
giới như Google, Facebook, YouTube…
Pháp luật đã quy định rõ mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ
kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
Kinh doanh trên lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa nào thì
đóng thuế tương ứng với từng loại thuế đối với loại hình,
hàng hóa đó.
Ở thời buổi công nghệ thông tin phát triển, hoạt
động kinh doanh chủ yếu dựa trên thương mại điện
tử, nền tảng số như hiện nay thì bất cứ ai cũng có thể
kiếm tiền từ trên mạng, điển hình như các YouTuber,
Facebooker…
Dù là kinh doanh theo mô hình truyền thống hay kinh
doanh trên mạng thì đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Việc
nộp thuế luôn được cơ quan quản lý thuế đảm bảo công
khai, minh bạch và bình đẳng.
Trước đây, cơ quan quản lý thuế còn lúng túng, gặp
khó khăn khi hành lang pháp lý còn chưa đầy đủ, rõ
ràng khi thu thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài như
Google, Facebook… Và thời điểm đó, những người có
thu nhập từ các ông lớn này đều không bị cơ quan thuế
tìm tới và cũng không phải đóng bất cứ một đồng thuế
nào dù thu nhập rất khủng.
Tuy nhiên, đến nay câu chuyện đó đã được giải quyết
kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020 và
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021. Theo đó, các
nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài có thể trực tiếp kê
khai, đóng thuế cho cơ quan thuế của Việt Nam hoặc có
thể ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế đang hoạt động
tại Việt Nam để đóng. Trường hợp trốn tránh không kê
khai, đóng thuế thì đã có cơ chế để xử lý. Lúc này cơ
quan thuế sẽ yêu cầu ngân hàng được quyền khấu trừ
tiền để đóng thuế.
Đó là về phía các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên
giới, còn đối với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ các
doanh nghiệp này, pháp luật đã quy định rõ cá nhân thu
nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải có nghĩa vụ kê
khai và nộp thuế. Nếu không kê khai hoặc kê khai quá
hạn quy định thì được xem là một trong các hành vi trốn
thuế. Nhẹ thì bị xử lý hành chính (trốn thuế càng nhiều
thì số tiền bị phạt càng lớn) mà nặng thì bị xử lý hình sự
lên đến bảy năm tù.
Hiện nay, với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế
và các ngân hàng, vấn đề quản lý dòng tiền từ nước ngoài
gửi vào tài khoản của các cá nhân là việc không khó.
Doanh thu càng lớn thì càng dễ bị phát hiện nên rất khó
để qua mắt được cơ quan thuế.
Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Các
YouTuber, Facebooker nói riêng và những người có nguồn
thu nhập từ các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài nói
chung nên thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ để tránh
hậu quả không đáng có.
HỮU ĐĂNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook