147-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy2-7-2022
Không thể lơ là vaccine khi
COVID-19 liên tục sinh biến thểmới
Hai biến thể mới của chủng Omicron lây lan nhanh làmdấy lên lo ngại dịch COVID-19 sẽ tái bùng phát
làm tăng tình trạng nhập viện, tử vong.
ĐỨCHIỀN
B
A.4vàBA.5, hai biến thể
phụ của chủngOmicron,
được phát hiện lần đầu
tiên ở Nam Phi đầu năm nay,
nhanh chóng thống trị số ca
nhiễm ở nước này và bắt đầu
lan sang các nước khác. Đến
tháng 3, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đưa hai biến
thể BA.4 và BA.5 vào danh
sách cần theo dõi. Trung tâm
Kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh châu Âu (ECDC)
phân loại BA.4 và BA.5 là
các “biến thể cần quan tâm”.
Tốc độ lây lan
đáng ngại của BA.4
và BA.5
Theo thông tin Trưởng
nhóm kỹ thuật về COVID-19
của WHO - TS Maria Van
Kerkhove đưa ra ngày 11-5
thì hai biến thể BA.4 và BA.5
đã xuất hiện ở 16 nước. Một
tháng rưỡi sau đó (ngày 29-6),
Tổng giám đốcWHOTedros
Adhanom Ghebreyesus cho
biết BA.4 và BA.5 đã lan
ra 110 nước và khiến số ca
nhiễm tăng báo động.
Tại nhiều nước châu Âu,
số ca nhiễm tăng mạnh trong
hai tuần gần đây.
Chẳng hạn Pháp ngày 15-6
ghi nhận 569 ca nhiễm/triệu
dân thì đến ngày 29-6 con số
này đã tăng hơn gấp đôi, lên
tới 1.262 ca nhiễm/triệu dân. Ý
cũng tăng hơn gấp đôi, từ 403
ca nhiễm/triệu dân lên 1.004
ca nhiễm/triệu dân. Đức tăng
từ 742 ca nhiễm/triệu dân lên
1.034 ca nhiễm/triệu dân…
Dù chưa thống kê cụ thể số
người nhiễm BA.4 và BA.5
nhưng các nước châu Âu này
cho rằng chính hai biến thể
này là nguyên nhân khiến số
ca nhiễm tăng mạnh, theo tờ
Guardian
.
Trong khi đó, theo số liệu
Cơ quan An ninh y tế Anh
(UKHSA) cập nhật đến ngày
21-6, hai biến thể BA.4 và
BA.5 lần lượt chiếm 22% và
39% tổng số ca nhiễm.
Còn tại Mỹ, số liệu Trung
tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)
cập nhật ngày 25-6 cho thấy
số ca nhiễm biến thể BA.4 và
BA.5 lần lượt chiếm 15,7%
và 36,6% tổng số ca nhiễm.
Đáng nói, tốc độ lây lan của
hai biến thể này tại Mỹ rất
nhanh. Tuần đầu tiên của
tháng 5, BA.4 và BA.5 chiếm
khoảng 1% tổng số ca nhiễm
ở Mỹ nhưng chỉ bảy tuần sau
con số này đã lên đến 52%.
Cơ quan Quản lý thực phẩm
và dược phẩm Mỹ (FDA)
quan ngại rằng Mỹ sẽ phải
đối mặt với đợt bùng phát
COVID-19 nữa vào mùa thu
và mùa đông năm nay vì đà
lây lan nhanh của các biến thể,
khả năng miễn dịch vaccine
giảm, người dân ở trong nhà
nhiều hơn.
Không thể lơ là
vaccine
Dù có cấu tạo gần giống
Người dân TPNewYork (Mỹ) vẫn bị bắt buộc đeo khẩu trang ởmột số địa điểmcông cộng để phòng
dịch, kể cả tàu điện ngầm, ngày 17-6. Ảnh: THENEWYORK TIMES
Dữ liệu mới từ Trung tâm Phòng ngừa và
Kiểm soát dịch bệnh châu Âu và Văn phòng
khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) cho thấy số ca nhiễm bệnh đậu mùa
khỉ ở châu Âu đã tăng lên 4.177 trong chưa
đầy hai tháng.
Trong số này Anh chiếm 25% với 1.076 ca
tính đến ngày 30-6, theo Cơ quan An ninh y tế
Anh (UKHSA). Đức đứng thứ hai với 838 ca,
kế đó là Tây Ban Nha với 736 ca, Bồ Đào Nha
365 ca, Pháp 350 ca.
Tại Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa dịch bệnh (CDC), tính đến ngày 30-6
nước này ghi nhận 351 ca từ 28 tiểu bang và
thủ đô Washington D.C. Riêng ngày 29-6 ghi
nhận 45 ca.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh đậu
mùa khỉ, UKHSA cho biết đang lên kế hoạch
tiêm ngừa cho đồng tính nam, lưỡng tính và
nam giới có quan hệ tình dục đồng giới - các
đối tượng lây lan chính của bệnh. Trước đó,
vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ chỉ được tiêm
cho nhân viên y tế và những người tiếp xúc
gần với người nhiễm.
Tại Mỹ hôm 28-6, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân
sinh (HHS) công bố chiến lược
tiêm chủng trên toàn quốc để
ngăn lây lan, theo trang
HHS.
gov
. Chiến lược tiêm chủng sẽ
tập trung vào những đối tượng
có nguy cơ mắc bệnh cao, ưu
tiên vaccine cho những khu vực
có số ca nhiễm nhiều và hướng
dẫn chính quyền địa phương
lập kế hoạch ứng phó.
Tại châu Phi - nơi xuất phát
bệnh đậu mùa khỉ, theo Trung
tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu
Phi (Africa CDC), chỉ từ đầu năm đến ngày
30-6 đã có khoảng 1.821 ca nhiễm và 73 trường
hợp tử vong ở 13 nước châu lục này. Trong suốt
thời kỳ đại dịch COVID-19 (tháng 2-2020 đến
nay), châu Phi ghi nhận 12.141 ca nhiễm và 363
trường hợp tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ.
Hãng tin
Reuters
dẫn lời Giám đốc WHO
khu vực châu Phi Matshidiso Moeti ngày 30-6
rằng việc một số nước châu Phi trước đây
chưa ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ như Ghana,
Morocco và Nam Phi nay xuất hiện bệnh này
là điều đáng ngại. Bà cho biết nguồn cung
vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ
đang khan hiếm trên toàn cầu và
riêng châu Phi chưa nhận được
lô vaccine viện trợ nào, trong
khi đó các nước giàu dường
như đang tích trữ vaccine. Theo
Africa CDC, không những thiếu
vaccine, châu Phi cũng thiếu
bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa
khỉ, dẫn đến việc nhiều ca nghi
nhiễm không được xác nhận để
điều trị.
Theo thông tin từ Văn phòng khu vực châu
Phi của WHO thì tổ chức này “đang làm việc
để đảm bảo cung cấp 60.000 bộ xét nghiệm
cho châu Phi”. Động thái này diễn ra trong bối
cảnh nhiều người ở châu Phi chỉ trích khi thấy
WHO phản ứng tích cực với sự bùng phát bệnh
đậu mùa khỉ ở các nước phương Tây, trong khi
bỏ lơ chuyện virus hoành hành ở châu Phi cả
vài thập niên.
Dù có nhiều quan ngại nhưng WHO tới thời
điểm này vẫn kết luận rằng bệnh đậu mùa khỉ
chưa phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe
toàn cầu.
THU PHƯƠNG
Đậu mùa khỉ: Mỹ, Anh đẩy mạnh tiêm ngừa, châu Phi thiếu vaccine
Vẫn cần duy trì tiêm vaccine
Hãng tin
Reuters
dẫn khuyến cáo của nhiều nhà khoa
học rằng nên duy trì tiêm chủng tăng phản ứng miễn
dịch, tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước không chỉ các
biến thể mới đang lưu hành hiện tại mà cả các biến thể
trong tương lai.
TheoTSWilliamSchaffner - chuyên gia về bệnh truyền
nhiễm tại Trung tâmY tế ĐHVanderbilt (Mỹ), không thể
chủ quan với đường đi của COVID-19, vì dịch “đã đánh
lừa chúng ta trong một số trường hợp”.
Trước nguy cơ dịch có thể
bùng tiếp vào mùa đông năm
nay, chính phủ Mỹ đã quyết
định chi 3,2 tỉ USD đểmua 105
triệu liều vaccine của Pfizer/
BioNTech, trong đó một phần
lớn là vaccine phiên bản cập
nhật, để tiêmbổ sung chodân.
Tiêu điểm
BA.4 và BA.5 có
những đột biến
nguy hiểm, có khả
năng bám vào tế bào
vật chủ cao và né
tránh kháng thể tốt.
1,14
tỉ USD được Lục quân
Mỹ duyệt chi để mua
96 chiếc xe tăng hạng
nhẹ Griffin II từ Tập
đoàn hàng không và
quốc phòng Mỹ General
Dynamics Land Systems
(GDLS), trang
army.
mil
đưa tin ngày 29-6.
Với tính năng tập trung
tăng cường khả năng
hỏa lực và tính cơ động,
mẫu thiết kế xe tăng
hạng nhẹ Griffin II của
GDLS đã giành vị trí
đứng đầu khi tham gia
cạnh tranh đấu thầu
trong chương trình Hệ
thống di động bảo vệ
kèm hỏa lực (MPF) của
Lục quân Mỹ.
KHÔI CHƯƠNG
BA.2 - biến thể gây ra làn
sóng Omicron ở hầu hết các
nước vào cuối năm ngoái và
đầu năm nay, BA.4 và BA.5
có những đột biến nguy hiểm,
như có khả năng bám vào tế
bào vật chủ cao và né tránh
kháng thể tốt hơn. Đặc tính
lây lan mạnh của BA.4 và
BA.5 khiến các nhà chức
trách y tế lo rằng số ca nhập
viện và tử vong sẽ tăng tỉ lệ
thuận với số ca nhiễm.
Theo chuyên san khoa học
Nature
, nhiều nghiên cứu cho
thấy các kháng thể tạo ra nhờ
tiêm vaccine ít hiệu quả trong
việc chống các biến thể BA.4
và BA.5, so với chống các
biến thể trước đó của chủng
Omicron. Do đó, người đã
được tiêm hai liều vaccine
hay thậm chí được tiêm
tăng cường cũng có nguy cơ
bệnh trở nặng nếu bị nhiễm.
Người có miễn dịch lai, tức
là miễn dịch được tạo ra nhờ
được tiêm vaccine và nhiễm
các chủng COVID-19 trước
đó, cũng có thể đối mặt với
nguy cơ này.
Trong bối cảnh các loại
vaccine hiện tại có khả năng
không ngăn được nguy cơ gây
bệnh nặng của các biến thể
phát sinh từ chủng Omicron,
ngày 30-6, FDAMỹ thúc giục
các nhà sản xuất đẩy nhanh
tiến độ nghiên cứu và thử
nghiệm vaccine cập nhật để
có thể chống được các biến
thể BA.4 và BA.5.
Hai hãng Pfizer vàModerna
vaccine đang đẩy nhanh tiến
độphát triển, thửnghiệmphiên
bản vaccine nhằm vào BA.4
và BA.5. Theo lãnh đạo bộ
phận nghiên cứu vaccine của
Pfizer - bà Kathrin Jansen,
hãng sẵn sàng ra mắt loại
vaccine nhằmvào hai biến thể
mới BA.4 và BA.5 vào đầu
tháng 10. Còn Chủ tịch hãng
Moderna Stephen Hoge cho
biết dự kiến hãng sẽ cho ra
loại vaccine mới vào khoảng
cuối tháng 10 đầu tháng 11
nhưng với điều kiện không
yêu cầu dữ liệu lâm sàng, theo
báo
The New York Times
.•
ChâuPhichobiếtđangthiếutrầm
trọngvaccinengừabệnhđậu
mùakhỉ.Ảnh:GETTYIMAGES
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook