147-2022 - page 9

9
TP Hà Nội đã có phương án xử lý với 653 cơ sở
Theo báo cáo của đoàn giám sát HĐNDTP Hà Nội về quản lý, sử dụng tài
sản công là nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của TP Hà Nội, nhiều năm qua
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 10.711
cơ sở nhà đất với tổng diện tích đất 43.791.407 m
2
, diện tích nhà 9.919.172
m
2
thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
thuộc phạm vi quản lý của TP.
Qua sắp xếp, TP đã có phương án xử lý với 653 cơ sở, với 5.821.542 m
2
đất và 359.503 m
2
nhà. Trong đó, riêng giai đoạn từ năm 2017 đến nay, TP
Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý đối với 427 cơ sở nhà đất.
tấn xã Việt Nam
.
Ngoài ra, tại quận Long Biên cũng
sẽ di dời hai cơ sở gồm Nhà máy
xe lửa Gia Lâm và Tổng kho xăng
dầu Đức Giang. Tại quận Đống Đa
di dời trụ sở Công ty TNHH MTV
Nhà xuất bản Nông nghiệp và cuối
cùng là quận Bắc Từ Liêm di dời
Viện Hóa học công nghiệpViệt Nam.
“Đất vàng” sau di dời
làm gì?
Theo đề xuất của UBND TP Hà
Nội, diện tích đất trụ sở cơ quan,
nhà máy, xí nghiệp trên sau khi di
dời, sắp xếp sẽ được sử dụng để
làm đất hỗn hợp phục vụ phát triển
đô thị, xây dựng nhà ở, trụ sở cơ
quan, trường học, bãi đỗ xe, trồng
cây xanh.
Cụ thể, theo Quy hoạch phân khu
H1-2 được UBND TP Hà Nội phê
duyệt vào tháng 3-2021 thì 52.230
m
2
đất của Nhà máy bia Hà Nội (tại
183 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà,
Ba Đình) được bố trí làm đất hỗn
hợp, công cộng, trường THPT, cây
xanh, nhà ở và bãi đỗ xe.
Còn 64.000 m
2
đất của Công ty
TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long
(235 Nguyễn Trãi) được bố trí thành
khu công cộng của TP và khu vực,
đất hỗn hợp (dịch vụ thương mại
và ở), nhà trẻ, trường tiểu học, cây
xanh (theoQuy hoạch phân phuH2-3
được UBND TP Hà Nội phê duyệt
vào tháng 12-2015).
Đặc biệt, 159.351 m
2
của Tổng
kho xăng dầu Đức Giang (26 phố
Đức Giang) được bố trí làm đất
hỗn hợp, đất nhóm nhà ở mới, đất
cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công
cộng và đường quy hoạch (theo
Quy hoạch phân khu N10 được
UBND TP Hà Nội phê duyệt vào
tháng 11-2014). Còn 30.000 m
2
TRỌNGPHÚ
U
BND TP Hà Nội vừa có tờ
trình gửi HĐND TP về danh
mục nhà đất là trụ sở của một
số cơ quan, nhà máy, xí nghiệp tại
12 quận nội thành phải di dời do
không phù hợp quy hoạch (theo
Nghị định 167/2017 của Chính phủ
về sắp xếp lại, xử lý tài sản công).
Nội dung này sẽ được xem xét, quyết
định thông qua tại kỳ họp thứ 7 của
HĐND TP Hà Nội, dự kiến diễn ra
từ ngày 5 đến 8-7 tới đây.
Di dời 10 cơ quan,
nhà máy
Cụ thể, UBND TP Hà Nội đề
xuất di dời 10 trụ sở cơ quan, nhà
máy, xí nghiệp nằm trên địa bàn
sáu quận nội thành. Các trụ sở cơ
quan, nhà máy, xí nghiệp này đa
phần nằm ở các lô đất vàng, có vị
trí đắc địa, với tổng diện tích hơn
315.000 m
2
. Nếu được HĐND TP
Hà Nội thông qua, trong vòng năn
năm tới, các đơn vị này sẽ phải tiến
hành di dời. Quỹ đất sau di dời sẽ
được bố trí làm đất hỗn hợp, nhà
ở, đường sá, cây xanh, trường học
và không gian công cộng.
Trong đó, tại quận Hoàn Kiếm sẽ
di dời ba cơ sở gồm Công ty In báo
Nhân Dân
Hà Nội; trụ sở báo
Lao
Động
; Công ty TNHH 1TV In báo
Hà Nội Mới
. Tại quận Ba Đình sẽ
di dời Nhà máy bia Hà Nội (Tổng
công ty CP Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội). Tại quận Thanh Xuân
di dời hai cơ sở gồm Công ty TNHH
MTV Thuốc lá Thăng Long, Công
ty TNHH MTV In và TM
Thông
NhàmáybiaHàNội(TổngcôngtyCPBia-Rượu-NướcgiảikhátHàNội)vàNhàmáyxelửaGiaLâmnằmtrongdiệndidời.Ảnh:PHIHÙNG
Hà Nội đề xuất di dời nhà máy,
xí nghiệp tại 10 lô “đất vàng”
UBNDTPHà Nội đề xuất di dời 10 trụ sở cơ quan, xí nghiệp, nhàmáy với tổng diện tích hơn 315.000m
2
tại sáu quận nội thành.
trụ sở Viện Hóa học công nghiệp
Việt Nam sẽ được bố trí làm đất cơ
quan, viện nghiên cứu (theo Quy
hoạch phân khu GS được UBND
TP Hà Nội phê duyệt vào tháng
8-2015).
Các khu đất còn lại được bố trí
làm đất hỗn hợp, đất công cộng, trụ
sở cơ quan, cây xanh, trường học,
đường sá•
Nếu được HĐND TP
Hà Nội thông qua, trong
vòng năm năm tới, các
đơn vị này sẽ phải tiến
hành di dời.
TrạmthuphíLongPhướctrêncaotốcTP.HCM-LongThành-DầuGiây.
Ảnh:L.THY
Gấp rút triển khai hệ thống ETC trên 4
tuyến cao tốc
Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC), chỉ còn một tháng nữa là đến thời hạn Chính
phủ “chốt” bốn tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý phải
đưa hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng (ETC) vào
vận hành. Thời gian không còn dài nhưng khối lượng công
việc cần triển khai tại các trạm thu phí của bốn tuyến cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài -
Lào Cai và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là rất lớn.
Vì vậy, Phó Tổng giám đốc VEC Nguyễn Văn Nhi vừa có
buổi làm việc chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác trên các
tuyến cao tốc VEC về công tác này. Theo đó, ông Nhi yêu
cầu Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc
Việt Nam tạo mọi điều kiện cho nhà thầu. Cụ thể là hỗ trợ
nhà thầu công tác bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình
thi công, đặc biệt tại những trạm có mật độ phương tiện cao.
Trên cơ sở báo cáo tiến độ thi công các hạng mục của nhà
thầu từ ngày 10 đến 27-6, ông Nhi đã yêu cầu nhà thầu lập
lại tiến độ cụ thể cho từng hạng mục (ngày bắt đầu - ngày
kết thúc) để các bên liên quan tiện theo dõi, cập nhật và
điều chỉnh. Ông Nhi cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cử
cán bộ theo dõi chặt tiến độ thi công; triển khai hệ thống
chống sét lan truyền tại các trạm thu phí, nhất là khu vực
Yên Bái, Lào Cai…
Phó tổng giám đốc VEC đề nghị nhà thầu tăng cường
công tác tuyên truyền việc thu phí ETC, đồng thời tổ chức
dán thẻ trên bốn tuyến cao tốc VEC quản lý nhằm khuyến
khích người dân sử dụng hình thức thu phí hiện đại, văn
minh, tiện lợi, đồng thời tạo sự đồng thuận của xã hội.
Tiến độ cụ thể như sau: Từ ngày 10-6 đến 5-7 hoàn thành
cắt đảo làn, kéo cáp quang từ cổng trạm về nhà điều hành
trạm, cài đặt phần mềm thiết bị, chạy giả định. Từ ngày
26-6 đến 15-7 hoàn thành lắp đặt toàn bộ giá long môn
(khung treo biển báo hiệu phía trên) ở 28/28 trạm, đến ngày
27-7 hoàn thành lắp đặt thiết bị ngoài hiện trường và kết nối
với máy chủ;
Từ ngày 25 đến 31-7 chạy thử nghiệm kiểm tra hệ thống,
0 giờ ngày 1-8 đến 0 giờ ngày 1-9 vận hành hệ thống ETC
và đánh giá chỉ số hiệu năng sử dụng.
KIÊN CƯỜNG
Lý do phá dỡ 12 ụ bê tông tại sân bay
Tân Sơn Nhất
Văn phòng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Quốc
phòng cùng các bộ, ngành có ý kiến xử lý 12 ụ bê tông tại
sân bay Tân Sơn Nhất nhằm phục vụ việc khai thác máy
bay thân rộng.
Trước đó, Bộ GTVT đề xuất dỡ các ụ bê tông nói trên
nhằm khai thác hiệu quả dự án cải tạo, nâng cấp đường
băng Tân Sơn Nhất triển khai hồi tháng 6-2020 trị giá 2.000
tỉ đồng. Nhiều người đặt câu hỏi về nguyên nhân phá 12 ụ
bê tông này. Một chuyên gia về an toàn hàng không sân bay
Tân Sơn Nhất cho biết đường lăn W11A đã được thi công
hoàn thiện nằm trong gói sửa chữa, nâng cấp đường băng
(25R/-07L), đường lăn, đèn đường và một số hạng mục
khác hiện đã đưa vào sử dụng.
Theo đó, đường lăn W11A nhằm tối ưu việc thoát nhanh
đối với máy bay thân rộng thay vì phải đi vào đường lăn sát
nhà ga, tiếp xúc vị trí bãi đỗ máy bay đông đúc tại đây. Tuy
nhiên, đường lăn W11A hiện có nhiều ụ bê tông, nằm ở vị
trí mương thoát nước nên khi máy bay thân rộng sải cánh
lớn sẽ choàng lên các ụ bê tông gây tình trạng mất an toàn
trong quá trình máy bay di chuyển.
“Nếu 12 ụ bê tông này được tháo dỡ, việc điều phối máy bay
thân lớn sẽ được cải thiện rất nhiều lần, vừa đảm bảo an toàn
theo tiêu chuẩn hàng không quốc tế” - vị đại diện nói.
P.ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook