147-2022 - page 13

13
Đã mắc BA.1, BA.2 có mắc lại
BA.4, BA.5 nữa không?
NHƯLOAN
N
hiều thông tin được
chia sẻ bởi GS-TS
Phan Trọng Lân, Cục
trưởng Cục Y tế dự phòng
(Bộ Y tế), tại tọa đàm “Tại
sao phải tiêm mũi 3, mũi 4
phòng COVID-19 trong bối
cảnh hiện nay?” do cổng
thông tin điện tử Chính phủ
tổ chức sáng 1-7.
Tiêm mũi vaccine 3,
mũi 4 thì phản ứng
phụ sẽ mạnh hơn?
Hiệnnay, biến thể phụBA.4,
BA.5 đang phổ biến trên thế
giới. Nhiều người thắc mắc,
việc tiêmmũi nhắc lại mũi 3,
mũi 4 có tác dụng với biến
thể phụ này như thế nào và
lợi ích, hạn chế của việc tiêm
mũi nhắc lại này là gì?
Thông tin về vấn đề này, GS
Lân cho biết: “Như thông tin
của Tổ chức Y tế Thế giới thì
biến thể phụ BA.4, BA.5 lây
lan nhanh hơn biến thể BA.1,
BA.2 từ 10% đến 13%. Hai
biến thể này có thể thoát miễn
dịch, nghĩa là những người đã
mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể
mắc lại BA.4, BA.5”.
Theo ôngLân, tạiViệt Nam,
đến tháng 12-2021, thậm chí
đến tháng2-2022, cácmũi tiêm
vaccine phòng COVID-19
cơ bản gần như được phủ
hết. Đến nay, sau 4-6 tháng,
nhiều người đã tiêm hết các
mũi cơ bản. Như vậy, miễn
dịch đối với những người này
là đã giảm, những người suy
giảm miễn dịch, người lớn
tuổi còn giảm hơn nữa. Do
đó, những đối tượng này cần
phải tiêm nhắc lại đúng lịch,
đúng liều là rất quan trọng để
duy trì miễn dịch, tránh virus
xâm nhập.
Những đối tượng có nguy
cơ cao cần tiêm càng sớm
càng tốt để duy trì miễn dịch,
tránh nhiễm những biến thể
mới, những biến thể chưa rõ
ràng nhằm bảo đảm an toàn
sức khỏe, nâng cao dự phòng.
Việc tiêm mũi 3, mũi 4
giúp củng cố thêm miễn
dịch và đặc biệt là sẽ phòng
được BA.5-, nếu có nhiễm
thì cũng nhẹ hơn.
Chia sẻ về việc hiện nhiều
người dân lo ngại việc tiêm
vaccine mũi 3, mũi 4 thì phản
ứng phụ sẽmạnh hơn và để lại
hệ lụy lớn cho những người
tiêm, ông Lân cho rằng đối
với vaccine, người ta nghiên
cứu trên phạm vi lớn và đã
kết luận. Còn đối với mỗi
cá nhân thường có khác biệt
nhau trong đáp ứng. Theo các
nghiên cứu, đặc biệt là các
nước phát triển họ nghiên cứu
rất đầy đủ và thấy rằng trong
bốn mũi tiêm thì tiêm mũi 3,
mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần
1, lần 2 nên ở giữa mức phản
ứng của mũi 1, mũi 2. Ví dụ
như vaccine Pfizer thì tiêm
mũi 2 phản ứng hơn mũi 1
còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng
hơn mũi 2.
“Đấy là những nghiên cứu
bài bản và có công bố quốc
tế thường xuyên, có kiểm tra,
giám sát. Tôi phải nói rằng
không phải chỉ bây giờ mà
kể cả những biến thể tương
lai nếu có thì tiêm vaccine sẽ
giúp giảmnhẹ rất nhiều” - cục
trưởng Cục Y tế dự phòng
nhấn mạnh.
Liên quan đến những thông
tin cho rằng vaccine có thể
sắp hết hạn nên mới thúc đẩy
tiêmnhanh. Ông Lân cho rằng
vaccine được nghiên cứu rất
kỹ, đặc biệt là sự ổn định. Ví
dụ, hạn sử dụng của vaccine
là chín tháng thì có nghĩa
người ta đã nghiên cứu tới
12-15 tháng, thậm chí hơn
nữa. Như vậy tính ổn định
chín tháng nghĩa là nó đảm
bảo được trong vòng chín
tháng hiệu quả là như nhau
chứ không có chuyện bảy
tháng thì tốt hơn chín tháng.
“Trong các hoạt động, từ
phân bổ vaccine, được giám
sát rất đầy đủ của các bên:
Bộ Y tế, chính quyền các
cấp. Như vậy vấn đề chất
lượng vaccine từ hướng dẫn,
vận chuyển, bảo quản đến sử
dụng, tôi thấy rất bảo đảm sự
an toàn để bà con yên tâm đi
tiêm” - ông Lân nói.
Tiêm vaccine có làm
giảm tình trạng mắc
MIS-C ở trẻ em?
Theo PGS-TS Trần Minh
Điển, Giám đốc BV Nhi
Tr ung ương , b i ểu h i ện
bệnh học của trẻ em mắc
COVID-19 và ở người lớn
có sự khác biệt cơ bản. Đó
là ở người lớn thì có biểu
hiện biến chứng suy hô hấp
nguy kịch (tức là biến chứng
suy hô hấp nguy kịch dẫn
đến tử vong). Còn với trẻ
em, sau khi mắc COVID-19
khoảng 4-6 tuần có biểu
hiện là hội chứng viêm đa
cơ quan. Đây là biểu hiện
liên quan đến miễn dịch
giữa trẻ em và người lớn
có sự khác nhau. Như vậy,
sau khi mắc COVID-19,
Đời sống xã hội -
ThứBảy2-7-2022
“Biến thể phụBA.4, BA.5 lây lannhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10%đến 13%. Hai biến thể này có thể thoát
miễn dịch, nghĩa là những người đãmắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5” - GS-TS Phan Trọng Lân.
người lớn là suy hô hấp, trẻ
em là nguy cơ nặng, chính
là MIS-C.
Theo TS Điển, tại BV Nhi
Trung ương, trong 283 bệnh
nhân bị mắc MIS-C thì 50%
phải nằm hồi sức. Các trẻ
nhỏ này phải thở máy, lọc
máu và làm ECMO (nghĩa
là phải làm màng trao đổi
ôxy tĩnh mạch ngoài cơ
thể). Rất may mắn trong
nhóm trẻ này, hầu hết bệnh
viện cứu sống được dựa
trên phác đồ điều trị. Tuy
nhiên, phác đồ điều trị này
rất tốn kém. Ví dụ như phải
dùng thuốc Monopropylene
đường tĩnh mạch. Thuốc đó
với trẻ 30-40 kg tốn kém
mấy trăm triệu đồng.
Giải đáp thắc mắc tiêm
Việc tiêm mũi 3,
mũi 4 giúp củng cố
thêm miễn dịch và
đặc biệt là sẽ phòng
được BA.5, nếu có
nhiễm thì cũng
nhẹ hơn.
vaccine có làm giảm tình
trạng mắc MIS-C ở trẻ em
hay không? TS Điển cho biết
qua tra cứu các y văn và thấy
rằng vaccine không những
có tác dụng giúp tránh mắc
MIS-C mà còn bảo vệ, làm
giảm mức độ nặng khi trẻ
mắc MIS-C. Với trẻ 12-18
tuổi, theo nghiên cứu từ Mỹ
cho thấy ước tính hiệu quả
của hai liều vaccine Pfizer
chống lại MIS-C là 91%.
“Tại BV Nhi Trung ương,
trong những bệnh nhân mắc
MIS-Cmức độ nặng cần phải
sử dụng các biện pháp hỗ trợ,
hầu như là các cháu chưa
tiêm” - TS Điển thông tin.
Theo chuyên gia nhi khoa,
nếu cho trẻ đi tiêm phòng
sẽ giảm được nguy cơ mắc
MIS-C và nếu như có mắc
MIS-C thì bệnh sẽ nhẹ đi.
Đây là bằng chứng khoa học
rõ ràng, khuyến cáo nên đưa
trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ
chính con mình, giảm bớt
nguy cơ bệnh nặng cho trẻ
sau khi mắc COVID-19.•
Nhấn mạnh vai trò của vaccine cho trẻ em
trước bối cảnh xuất hiện biến thể của virus
SARS-CoV-2 như BA.4 và B.A5, PGS-TS Trần
MinhĐiển cho biết hiện tại, BộY tế đang tiếp
tục khuyến cáo cho nhóm trẻ 12-17 tuổi đi
tiêmmũi 3 và nhómtrẻ 5-11 tuổi đi tiêmmũi 1
vàmũi 2. Đây làmột trong những vấn đề cần
thiết để chúng ta tạo miễn dịch cộng đồng.
Tiếp tục khuyến cáo trẻ em tiêm vaccine phòng COVID-19
Cứungón tay bé gái bịmáy xay sinh tố làmđứt
Tiêu điểm
Chưa biết chính xác
độc lực của BA.4 và
BA.5
Những gì chúng ta biết đến
thời điểm hiện tại là các biến
chủng, các nhánh BA.4 và BA.5
có khả năng lây lannhanhhơn.
Chúng ta chưa biết chính xác
liệu độc lực của nó có cao hơn
không nhưng vaccine hiện tại
chúng ta đang sửdụng cóhiệu
quả chống lại các biến chủng
BA.4 và BA.5.
TS
SOCORRO ESCALANTE
,
Quyền
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam
Tiêmvaccine giúp bảo vệ cho từng cá thể khỏi mắc bệnh hoặc khỏi bị bệnh nặng. Ảnh: PHI HÙNG
Ngày 1-7, TS-BS Nguyễn Quang Vịnh, Khoa phẫu thuật
chi trên và vi phẫu thuật, Bệnh viện (BV) Trung ương
quân đội 108, cho biết BV mới phẫu thuật trả lại bàn tay
lành lặn cho bé NTA (sinh năm 2018, Hà Nội).
Gia đình bệnh nhi cho biết khi đang ép hoa quả, gia
đình không để ý, vô tình cháu A cho tay vào máy xay nên
bị cuốn tay vào.
Sau tai nạn, bệnh nhi bị đứt gần rời ngón 2 tay phải
(ngón 2 tay phải chỉ còn dính lại gân gấp), phần ngón đứt
gần rời lủng lẳng, trắng bệch do không được cấp máu.
Tại BV, các bác sĩ phải kết lại xương, khâu nối gân
duỗi, nối thần kinh và đặc biệt là phải nối lại mạch máu
(gồm các động mạch và tĩnh mạch) để cung cấp lại máu
cho ngón tay.
Do kích thước mạch máu ở trẻ em rất nhỏ, tổn thương
lại do máy nghiền, bầm dập nhiều nên việc trồng lại ngón
tay cho bệnh nhi là rất khó khăn.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi vết thương khô,
ngón tay 2 hồng hào.
Mỗi ngày, Khoa chấn thương chi trên và vi phẫu thuật,
BV Trung ương quân đội 108 tiếp nhận hàng chục ca gặp tai
nạn sinh hoạt như cho tay vào máy xay hoa quả hay máy xay
thịt, cá, máy tời vải, máy giặt, hay do tai nạn lao động… Các
bệnh nhân đều gặp những tổn thương phức tạp do bị nghiền
nát, phần lớn không cứu được toàn vẹn bàn tay.
BS Vịnh cho biết trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò,
chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai
nạn, thương tích. Do đó, người dân cần cẩn trọng, có các
biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Nếu không may gặp tai nạn, gia đình cần sơ cứu nạn
nhân và nhanh chóng đưa đến cơ sở khám chữa bệnh
chuyên khoa gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.
NHƯ LOAN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook