147-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy2-7-2022
Đề nghị dừng cơ chế giámsát liên tục đối với FormosaHàTĩnh
Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về kết quả
giám sát quá trình khắc phục hậu quả vi phạm sự cố môi
trường biển tại bốn tỉnh miền Trung xảy ra vào tháng
4-2016. Sự cố được đánh giá là nghiêm trọng, gây ra nhiều
hậu quả xấu tới môi trường, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Bộ TN&MT cho biết vào ngày 30-8-2016, Công ty TNHH
Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã hoàn
thành chuyển số tiền bồi thường thiệt hại cho người dân bị
ảnh hưởng trực tiếp tại bốn tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh
đến Thừa Thiên-Huế) là 500 triệu USD. Đồng thời cam kết
sẽ khắc phục toàn bộ lỗi vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường (BVMT), tài nguyên nước trước khi đưa dự án vào
hoạt động. Đến nay toàn bộ hạng mục cải thiện, bổ sung
công trình BVMT theo yêu cầu đã được FHS hoàn thành và
được Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận để vận hành chính thức.
“Theo báo cáo của FHS, tổng kinh phí đầu tư cho các công
trình BVMT của dự án đến nay là khoảng 1,4 tỉ USD, chiếm
khoảng 10,9% tổng vốn đầu tư cho cả dự án. Riêng hạng mục
cải thiện, bổ sung công trình BVMT đầu tư sau sự cố môi
trường là trên 350 triệu USD” - báo cáo của Bộ TN&MT nêu.
Theo Bộ TN&MT, sau năm năm triển khai đồng bộ các
hoạt động của hội đồng giám sát và tổ giám sát liên ngành
về môi trường đối với FHS, hiện nay vấn đề môi trường
của FHS đã được kiểm soát chặt chẽ, các nguồn nước thải,
khí thải phát sinh được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường trước khi xả thải. Hội đồng giám sát đánh giá FHS
đã hoàn thành việc khắc phục vi phạm và thực hiện đầy đủ
các cam kết về BVMT.
Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục công trình sản xuất,
các công trình BVMT của FHS đã được Bộ TN&MT kiểm
tra, xác nhận hoàn thành để đi vào vận hành chính thức theo
đúng quy định của pháp luật về BVMT.
Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ
TN&MT chấp thuận phương án xả thải như hiện nay của
FHS. Đồng thời dừng cơ chế giám sát thường xuyên, liên
tục đối với FHS và chuyển sang cơ chế kiểm tra, thanh tra,
giám sát theo quy định của pháp luật về BVMT, pháp luật
về thanh tra đối với FHS trong thời gian tới.
Bộ TN&MT cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh
Hà Tĩnh và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với FHS
theo đúng quy định của pháp luật.
PHÚ NGUYỄN
NhàmáycủaCôngtyFormosaHàTĩnh(thịxãKỳAnh,HàTĩnh).
Ảnhtưliệu:ĐẮCLAM
TP.HCM đã giao nhiệm vụ cụ thể
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo, giao nhiều nhiệm vụ cho các sở, ngành để
triển khai thực hiện dự án đường vành đai 3.
UBNDTP.HCMgiao Sở GTVT phối hợp với SởTN&MT, Sở QH-KT, Ban giao
thông và các đơn vị liên quan lập kế hoạch chi tiết hội nghị triển khai vành
đai 3. Sở GTVT TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan dự
thảo nghị quyết của Thành ủy về chỉ đạo triển khai thực hiện dự án; tham
mưu, đề xuất Ban cán sự đảng UBND TP báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy
trước ngày 5-7.
Sở GTVT TP phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề
xuất UBND TP kiện toàn nhân sự, bổ sung một số nhiệm vụ của tổ công
tác dự án; hoàn thành trước ngày 10-7.
UBND TP giao Sở TN&MT khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ dự án; hướng dẫn UBNDTP Thủ
Đức và các huyện thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng…
Sở KH&ĐT khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan
liên quan triển khai các thủ tục liên quan đến bố trí vốn cho dự án; tham
mưu, đề xuất UBND TP đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
UBNDTP cũng giao SởQH-KT khẩn trương hướng dẫn UBNDTPThủ Đức
và các huyện rà soát các đồ án quy hoạch có liên quan đến dự án để thực
hiện điều chỉnh (nếu có); thammưu, đề xuất UBND TP các thủ tục về điều
chỉnh, quản lý quy hoạch liên quan đến dự án, đảm bảo phù hợp với quy
định hiện hành và tiến độ thực hiện.
TPThủĐức và các huyện khẩn trương triển khai các công tác phục vụ bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, đảmbảobàngiaomặt bằng theođúng tiếnđộ…
ĐÀOTRANG
Ô
ng Trần Quang Lâm, Giám
đốc Sở GTVT TP.HCM, cho
biết sáng nay (2-7), tại UBND
TP.HCM sẽ diễn ra lễ ký kết quy
chế phối hợp xây dựng dự án đường
vành đai 3 giữa TP.HCM và ba tỉnh
Long An, Bình Dương, Đồng Nai.
Đã và đang triển khai
nhiều đầu việc
Theo ông Lương Minh Phúc,
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM, ngay saukhiQuốc hội thông
qua nghị quyết về chủ trương đầu tư
dự án này thì TP.HCM và Đồng Nai,
Bình Dương, Long An bắt đầu thực
hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Tất
cả phải được chuẩn bị rốt ráo, sẵn
sàng để có thể khởi công dự án vào
năm 2023 và cơ bản hoàn thành, đưa
vào khai thác vào năm 2026.
Theo đó, TP.HCMvà ba địa phương
ký quy chế phối hợp với nhau và sẽ
thực hiện sáu nhóm công việc chính.
Thứ nhất
,
các địa phương sẽ cụ thể
hóa, chi tiết hóa những nội dungQuốc
hội cho phép làmđối với dự án. Những
việc này sẽ thành quy trình, gắn liền
với trách nhiệm, quyền hạn giữa các
bộ, ngành và địa phương. Tiếp theo
là lấy ý kiến các tỉnh để hoàn thiện
và chính thức trình Chính phủ, công
việc này dự kiến hoàn thành trong
tháng 7-2022. Các tỉnh cần rà soát,
quy hoạch các phân khu đảm bảo
khung pháp lý để triển khai dự án.
Thứ hai, triển khai các thủ tục
về nguồn vốn, để đảm bảo tính kịp
thời gồm nguồn vốn trung ương
và địa phương, sẽ chuyển về cho
bốn địa phương theo khối lượng
công việc. TP.HCM và ba tỉnh cần
6 nhóm việc cần làm
ởdựánđường
vành đai 3
TP.HCMký quy chế phối hợp với ba tỉnh Long An, BìnhDương,
Đồng Nai và sẽ cùng thực hiện sáu nhóm công việc trọng tâm.
chuẩn bị sẵn sàng về nguồn vốn,
các chi phí để chi trả cho gói thầu
tư vấn, giải phóng mặt bằng, dự trù
các phương án và tiến độ. Hiện chủ
tịch UBND TP.HCM đã giao cho
sở, ngành tham mưu các thủ tục ở
TP.HCM và ba tỉnh.
Tổ công tác của Chính phủ
điều hành chung
Thứ ba, công tác điều hành dự
án. Dự án đường vành đai 3 có tám
dự án thành phần, mỗi địa phương
sẽ có hai dự án và ban quản lý dự
án để làm chủ đầu tư triển khai.
Trên các ban quản lý dự án sẽ có
ban chỉ đạo để chỉ đạo chung cho
dự án. Đồng thời, dự án cũng sẽ
có tổ giúp việc, hội đồng chuyên
gia cố vấn để chỉ đạo, chỉ huy dự
án một cách tốt nhất.
Cấp cao nhất của dự án là tổ công
tác của Chính phủ. Tổ này sẽ chỉ đạo,
điều phối chung các đơn vị liên quan
của các địa phương trong quá trình
thực hiện, đảmbảo tính tổng thể, đồng
bộ toàn dự án. Theo ông Phúc, để dự
án đồng bộ, hiệu quả, thống nhất và
về đích đúng tiến độ thì giữa các địa
phương cần xây dựng quy chế phối
hợp từ nhân sự đến thiết bị.
Thứ tư, ông Phúc cho biết sắp tới
TP.HCM sẽ có một hội nghị về giải
phóng mặt bằng và phối hợp với
ba tỉnh. Ông Phúc nhận định đây
là phần việc thách thức lớn nên cần
triển khai sớm một bước, hướng tới
mục tiêu khởi công dự án vào cuối
năm 2023.
Thứ năm, tiếp tục triển khai thủ tục
xây dựng cơ bản cho dự án đường
vành đai 3. Theo đó, các công việc
như chỉ định gói thầu tư vấn, lập dự
án nghiên cứu khả thi, trình duyệt
báo cáo của dự án phải được hoàn
thiện trong năm 2022. Việc thiết kế,
thi công và thực hiện xây lắp triển
khai dự án phải hoàn thành trước
tháng 9-2023.
Thứ sáu, triển khai đề án khai thác
quỹđất hai bênđườngvànhđai 3.Theo
ông Phúc, để việc này hiệu quả thì cần
có một đề án cụ thể, từ đó rà soát và
mời gọi đầu tư. Ngay từ bây giờ cần
tiến hành song song nhiệm vụ rà soát
quỹ đất đường vành đai 3. TP.HCM
và ba tỉnh cũng tiếp tục rà soát các
mỏ vật liệu để đảm bảo có nguồn vật
liệu phục vụ xây dựng dự án.
“Dự án đường vành đai 3 TP.HCM
rất lớn từ quy mô tổ chức đến vai
trò của tuyến và cũng phải đảm bảo
từ tiến độ, chất lượng nhưng tôi rất
vui khi tuyến đường đang dần hình
thành. Đây không chỉ là dự án giao
thông mà đây còn là một giấc mơ,
chúng tôi rất mong nhận được sự ủng
hộ của người dân, các sở, ngành để
hiện thực hóa giấc mơ này” - ông
Phúc nhấn mạnh.•
Một đoạn đường vành đai 3 qua địa phận tỉnh BìnhDương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ảnh: ĐT
Tổ công tác của Chính
phủ sẽ chỉ đạo, điều phối
chung với các đơn vị liên
quan của bốn địa phương
trong quá trình thực hiện,
đảm bảo tính tổng thể,
đồng bộ của toàn dự án.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook