176-2022 - page 10

10
Pháp lý 4.0 -
ThứSáu5-8-2022
AnhDuyThái (quận 12, TP.HCM)
cho biết phải hoãn kế hoạch xây nhà
trong năm nay vì giá VLXD tăng
cao. Ban đầu anh Thái dự kiến chi
phí khoảng 2,5 tỉ đồng nhưng nay
sẽ phải lên khoảng 3 tỉ đồng.
Lúc này, các chủ đầu tư cũng
không vui vẻ gì khi giá VLXD tăng
đẩy giá bán các sản phẩm tăng. Đại
diện một công ty BĐS ở TP Thủ
Đức cho biết chi phí xây dựng tăng
khoảng 15%-20% do giá VLXD,
nhân công tăng. Tất cả chi phí này sẽ
được tính vào giá bán các căn hộ và
khách mua nhà là người phải gánh.
Khi giáVLXD tăng lên 40%-50%
thì buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh
giá bán lên 5%-10%, thậm chí là
15% để bù vào chi phí.
Theo đại diện công ty này, các
dự án chưa công bố bán hàng hoặc
chưa khởi công thì chủ đầu tư còn
có thời gian điều chỉnh giá, thay
đổi kế hoạch bán hàng nhưng với
các dự án đã và đang khởi công xây
dựng thì phải chấp nhận thiệt thòi
về lợi nhuận.
Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Xây dựng và VLXD
TP.HCM, cho haymỗi công trình, dự
án, chi phí VLXD chiếm 70%-80%
giá thành. Khi giá tăng bắt buộc nhà
thầu phải tăng giá. Tuy nhiên, khi
hợp đồng đã ký, mọi thứ sẽ rất khó
khăn nếu chủ đầu tư yêu cầu bên
thi công giữ giá cũ. Nếu tăng giá,
nhà đầu tư cũng đứng trước nguy
cơ lỗ nặng bởi biên độ lợi nhuận
trong ngành xây dựng hiện nay khá
thấp. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ
nhà thầu không thể tiếp tục thi công,
ảnh hưởng lớn đến tiến độ.
Các tập đoàn lớn đều có chính
sách để điều tiết lại với nhà thầu.
Mặc dù vậy, giải pháp này khá bị
động và chỉ mang tính tạm thời.
Kiểm soát lạm phát,
chặn đầu cơ thái quá
Dù giá BĐS tiếp tục tăng nhưng
các báo cáo thị trường trong nửa
đầu năm đều cho thấy thanh khoản
rất kém, giao dịch giảm.
ÔngNguyễnVănĐính,ChủtịchHội
Môi giới BĐSViệtNam(VARS), cho
biết theo báo cáo từ các địa phương
gửi về Bộ Xây dựng trong sáu tháng
Các tập đoàn lớn đều có
chính sách để điều tiết
lại với nhà thầu nhưng
giải pháp này khá bị
động và chỉ mang tính
tạm thời.
QUANGHUY
C
ơn bão giá vật liệu xây dựng
(VLXD) kéo dài từ đầu năm
đến nay vẫn chưa dừng lại.
Nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ bất
động sản (BĐS) tiếp tục tăng giá
trong nửa cuối năm nay khiến người
mua nhà ở càng thêm khó khăn.
Méo mặt vì xây nhà đội giá
Giá VLXD té nước theo mưa
khiến các nhà thầu xây dựng lẫn
người dân đứng ngồi không yên.
Hoãn thi công là phương án được
lựa chọn nhiều nhất.
Nếu tiếp tục thi công thì công ty
chắc chắn thua lỗ nên ông Nguyễn
Văn Huấn, Giám đốc Công ty Xây
dựng LK (TP.HCM), phải thương
thảo lại với chủ đầu tư về chi phí
VLXD. May mắn là chủ đầu tư hiểu
nên đôi bên hỗ trợ nhau nhằm giảm
bớt thiệt hại, tiến độ xây dựng vẫn
đảm bảo nhưng chắc chắn chi phí
xây nhà tăng khoảng 20%.
Theo ôngHuấn, xây nhà dân dụng
thì chi phí sắt, thép chiếm khoảng
10%-20%, còn xây nhà xưởng thì
sắt, thép chiếm tới 20%-30%. Như
vậy, chỉ riêng thép, nhà thầu đã lỗ
khoảng 15%-20% so với giá trúng
thầu. Nhà dân dụng chi phí xây dựng
tăng khoảng 15%-20%, nhà xưởng
còn tăng cao hơn nữa. 
“Thời gian xây dựng kéo dài ít
nhất vài tháng nên nguy cơ bị trượt
giá tác động là rất lớn. Trong khi đó,
nhà xưởng quy mô lớn, giá VLXD
biến động khiến nhiều công ty không
dám nhận thầu” - ông Huấn nói.
Việc xây nhà, làm công trình nhà ở
kéo dài hàng tháng đến vài năm nên cả
doanh nghiệp và người dân đều chao đảo
vì bão giá.
Bão giá tấn công lĩnh vực
xây dựng, nhà ở
ĐƠNVỊ ĐỒNGHÀNH
đầu năm, giá căn hộ chung cư tăng
bình quân khoảng 5%-7%, giá nhà ở
riêng lẻ trong dự án tăng 15%-20%.
Tuy nhiên, thanh khoản thực tế
giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai
đoạn sốt đất nửa cuối năm trước
và đầu năm nay.
Theo ông Đính, giá nhà sẽ chịu
áp lực tăng do chi phí tăng. Trong
đó, lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và
nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi
phí tăng vọt. Thanh khoản sẽ giảm
do dòng tiền dễ không còn. Các nhà
đầu tư cũng có xu hướng cho dòng
tiền nghỉ ngơi và thận trọng hơn.
Những khó khăn này không thể tháo
gỡ, có thể thị trường sẽ có một giai
đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ
cho một số doanh nghiệp.
“Hiệp hội kiến nghị Nhà nước
thúc đẩy nhanh việc sửa đổi luật để
tạo ra một hành lang thông thoáng.
Việc kiểm soát dòng tiền phải cân
đối với việc hỗ trợ các loại hình có
lợi cho hoạt động kinh tế tích cực
như phát triển nhà ở xã hội, du lịch.
Với các chính sách điều hành của
Chính phủ hiện nay, hy vọng sẽ hạn
chế được khó khăn, kiểm soát lạm
phát, giúp cho thị trường tích cực
hơn” - ông Đính chia sẻ.
TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia
kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia,
cho biết có hai yếu tố tác động trực
tiếp đến thị trường BĐS đó là lạm
phát và cung - cầu. Dù dự báo lạm
phát ở nước ta không đáng lo ngại
như các nền kinh tế khác nhưng
vẫn phải cảnh giác bởi chúng ta
vẫn phải nhập nguyên vật liệu đầu
vào từ các nước. Lạm phát rõ ràng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
xây dựng và giá nhà. Nếu tỉ lệ lạm
phát tăng thì việc vay tiền sẽ khó
khăn khi lãi suất tăng, từ đó số lượng
giao dịch sẽ giảm đáng kể.
Ông Nghĩa cũng chỉ ra nguồn
cung BĐS khá khan hiếm do ít dự
án mới nhưng nhu cầu đầu cơ lại
nhiều. Điều này dẫn tới tình trạng
lãng phí đất đai, đô thị bỏ hoang,
tạo sự khan hiếm nguồn cung giả,
hậu quả là giá nhà đất bị đẩy tăng
mỗi ngày so với giá trị thật.
“Theo tôi, cần sự điều hành chặt
chẽ, quyết liệt, minh bạch của các
cơ quan quản lý nhà nước, có giải
pháp phù hợp quản lý dòng tiền.
Nhà nước cần có giải pháp xử lý
xung đột pháp lý liên quan đến phát
triển dự án nói chung, có biện pháp
ngăn chặn vấn nạn đầu cơ thái quá
thì thị trường mới minh bạch và bền
vững” - ông Nghĩa góp ý.•
Giá vật liệu xây dựng, nhân công tăng phi mã khiến nhiều dự án gặp khó khăn khi thi công. Ảnh: QUANGHUY
Tiêu điểm
Tăng giá vật liệu xây dựng
chưa có dấu hiệu dừng lại
Theo Hội VLXD Việt Nam, từ cuối
năm2021đếnnay,giácácloạiVLXDđã
tăng liên tục và chưa códấuhiệudừng
lại. Tính đến đầu tháng 7-2022, giá xi
măng tăng70%sovới quý IV-2020, giá
thép hai tháng nay giảmnhiệt nhưng
vẫn tănggần 40%so với đầu năm. Giá
nhựa đường, đá xây dựng, cát đổ nền,
gạchlátđường…cũngtăngbìnhquân
1,5 lần/tháng, mức tăng đạt khoảng
30%-35% so với cuối năm ngoái.
Trước tình trạng bão giá VLXD tại
nhiềuđịaphương, hồi đầu tháng6, Bộ
Xây dựng có quyết định kiểm tra việc
quản lý chi phí hợp đồng xây dựng,
trongđócóviệcquản lýgiáVLXD, thiết
bị,đơngiáxâydựngtạibảyđịaphương.
Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra việc quản
lý chi phí hợp đồng xây dựng tại các
tỉnh,TPQuảngNinh,ThanhHóa,Khánh
Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, Cần Thơ,
Tiền Giang, thời gian kiểm tra trong
quý II và quý III-2022.
PGS-TS
ĐINH TRỌNG THỊNH
,
chuyên gia kinh tế:
Thông nguồn vốn
nhưng có chọn lọc
Tắc dòng vốn là một trong
những yếu tố đáng lo ngại khiến
giá BĐS có thể tiếp tục tăng trong
thời gian tới. Các dự án BĐS sử dụng nguồn vốn lớn nếu
bị ngưng lại, không triển khai đúng tiến độ, thị trường
bị nghẽn lại thì rủi ro rất cao.
Chính phủ cần đẩy mạnh cho vay đối với các doanh
nghiệp có năng lực tài chính tốt, có khả năng tập trung
nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, sớm có sản phẩm
BĐS đưa ra thị trường trong thời gian phù hợp.
Đặc biệt, vốn tín dụng cần chú trọng cho các dự án
đang trong quá trình thực thi và chuẩn bị đưa sản phẩm
cung cấp cho thị trường. Theo tôi, vẫn rất cần cung cấp
nguồn vốn vay cho thị trường BĐS nhưng phải có sự
chọn lọc phù hợp.
Ông
LÊ HOÀNG CHÂU
,
Chủ tịch
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA):
Sửa luật, cởi trói
nguồn cung để bình
ổn giá nhà
Hiệp hội đã có văn bản gửi Thủ
tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục sửa đổi quy định
Luật Nhà ở 2014, bổ sung thêm trường hợp nhà đầu
tư có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụngđất, quy hoạch xây
dựng, đô thị, nhà ở thì được công nhận chủ đầu tư dự án
nhà ở thương mại.
Từ đó tăng nguồn cung dự án nhà ở thươngmại, nhất
là nhà ở vừa túi tiền để khắc phục tình trạng lệch pha
hiện nay, tiến tới bình ổn giá nhà.
HiệphộicũngkiếnnghịBộTN&MTđônđốc,hỗtrợcácđịa
phương ban hành quy định tiêu chí các phần diện tích đất
côngnằmxenkẽtrongdựánnhàởđủđiềukiệntáchthành
dự ánđộc lập thì thực hiệnđấugiáquyền sửdụngđất. Các
phầndiện tíchđất công khôngđủđiều kiện tách thànhdự
án độc lập thì giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư thực
hiện thủ tục chuyểnmục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài
chínhvớiNhànướcđểtạođiềukiệnchocácchủđầutưsớm
triển khai thực hiện dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook