176-2022 - page 13

13
Đại học không tự chủ sẽ không
giải phóng được sức sáng tạo
PHI HÙNG
N
gày 4-8, Bộ GD&ĐT
phối hợp với Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục của
Quốc hội tổ chức hội nghị về
tự chủ đại học (ĐH).
Hội nghị nhằm đánh giá
kết quả đã đạt được trong
triển khai tự chủ ĐH, nhìn
nhận khó khăn, vướng mắc,
xác định những nguyên nhân
trọng yếu, từ đó định hướng
lộ trình cùng những việc cần
làm trong thời gian tới.
Những lực cản
“níu chân” tự chủ ĐH
Phát biểu tại hội nghị, Bộ
trưởng Nguyễn Kim Sơn cho
rằng tự chủ ĐH là một cơ chế
mới, phức tạp, cần đồng bộ
của nhiều yếu tố, nhiều khâu,
nhiều hoạt động. Vì vậy, trong
quá trình triển khai thời gian
qua vẫn có những vướngmắc,
còn bộc lộ những hạn chế,
khó khăn và đó cũng là điều
khó tránh khỏi. 
Trong đó có những vướng
mắc do hệ thống các văn bản
pháp luật làm nền tảng cho
việc triển khai còn những
điểm chồng chéo, thiếu đồng
bộ và nhất quán.
“Có khó khăn vướng víu
do những thói quen cũ, cách
nghĩ cũ, tư duy cũ, vướngmắc
do sự chia sẻ và đón nhận từ
xã hội có chuyển biến chưa
đồng bộ và tương thích. Có cả
những ngộ nhận về các quyền
và nghĩa vụ của các bên liên
quan tới tự chủ, có những trục
trặc phát sinh trong quá trình
chuyểnđổi hệ thốngvà chuyển
đổi của các đơn vị, các thành
tố. Và cả những vấn đề nảy
sinh từ các điều kiện để thực
hiện tự chủ trong bối cảnh
chuyển đổi kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong hơn 30
nămqua” - Bộ trưởngNguyễn
Kim Sơn nhận xét.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Hoàng Minh Sơn cũng cho
rằng việc thực hiện tự chủ
vẫn còn những hạn chế, như
ở nhiều trường chưa xác định
rõ vai trò của hội đồng trường,
tiềm ẩn nguy cơ xung đột
quyền lực. Nhiều trường còn
chưa được kiểm định. Đa số
các cơ sở có điều kiện cơ sở
vật chất, năng lực tài chính
còn yếu, chưa tương xứng
với quy mô người học ngày
càng tăng.
Ông Sơn đặt ra hai điểmcần
khắc phục trong lộ trình tiếp
theo. Thứ nhất là việc hoàn
thiện cơ sở pháp lý liên quan
tới tự chủ ĐH để tránh xung
đột, thiếu đồng bộ. 
Thứ hai là nâng caomức chi
từngân sáchnhànước chogiáo
dục ĐH, trong đó đổi mới cơ
chế phân bổ ngân sách theo
hướng chi đặt hàng các trường
ĐHtrongviệcnghiêncứukhoa
học, chuyển giao công nghệ
và chi trực tiếp cho người học.
“Chìa khóa” để thành
công trong tự chủ ĐH
Theo TS Lê Trường Tùng,
Chủ tịch Hội đồng Trường
ĐH FPT, việc thực hiện tự
chủ trong giáo dục ĐH là một
điểm nhấn quan trọng trong
phát triển giáo dục ĐH Việt
Nam giai đoạn 2011-2020.
Ông Tùng cho rằng nếu
không được đào tạo trongmôi
trường đổi mới, sáng tạo thì
làm sao sinh viên (SV) sau
này có thể cạnh tranh bởi sự
khác biệt, làm sao có tư duy
làm tốt, làm tốt hơn, làm sao
vượt lên khỏi các công việc
mang tính quy trình sẽ là việc
dành cho robot và trí tuệ nhân
tạo sau này.
“Khi sứ mạng của ĐH là
kiến tạo tương lai, dẫn dắt
kinh tế - xã hội chứ không
phải là đi sau để xã hội hiện
tại dẫn dắt.
NếutrườngĐHkhôngtựchủ
thì không giải phóng được sức
sáng tạo, không theo kịp tốc
độ phát triển trong nền kinh
tế tri thức. Không phải quy
luật “cá lớn nuốt cá bé” mà là
quy luật “nhanh thắng chậm”,
nhanh theo tốc độmở của hàm
mũ” - TS Tùng cho hay.
Còn theo PGS-TS BùiAnh
Tuấn, Hiệu trưởngTrườngĐH
Ngoại thương Hà Nội, “chìa
khóa” để thành công trong tự
chủ ĐH là các cơ sở giáo dục
ĐH cần có nhận thức đúng
đắn về vai trò của tự chủ ĐH
đối với sự phát triển của các
trường trong bối cảnh mới.
Các trường cần đảm bảo sự
thống nhất, đoàn kết giữa các
thiết chế Đảng ủy, hội đồng
trường và ban giámhiệu trong
quản trị ĐH.
Bài toán giảm áp lực
học phí cho SV
Về vấn đề giảm áp lực học
phí cho SV, PGS-TS Trần
XuânNhĩ, nguyênThứ trưởng
Bộ GD&ĐT, cho rằng các
trường cần đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học để thu tiền về,
để giảm áp lực học phí cho
SV nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng đào tạo.
“Nhà nước phải xem xét
lại, trong hoàn cảnh của
chúng ta hiện nay, không thể
để các trường tự chủ thu tiền
quá nhiều, nếu tăng quá mức
nhân dân sẽ không có khả
năng cho con em đi học, ảnh
hưởng đến công tác tuyển sinh
của các trường. Vì vậy, Nhà
nước có thể cho SV vay một
số tiền đủ để đi học, sau khi đi
làm, nếu SV đó làm tốt công
việc thì hoàn toàn có thể miễn
khoản vay đó. Chính sách này
đã được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới” - ông Nhĩ nói.
PGS-TSVũHảiQuân,Giám
đốc ĐH Quốc gia TP.HCM,
cũng cho rằng việc tăng học
phí trong các trường ĐH công
lập tự chủ có thể làm giảm cơ
hội được đến trường của các
Tự chủ không phải là không có
quản lý nhà nước
Tự chủ, tự quản không phải là tự do, tự lo, không có
quản lý nhà nước. Các trường ĐH tự chủ phải tuân thủ
pháp luật, gắn với trách nhiệm giải trình. Đây cũng là xu
thế chung của các nước trên thế giới.
Bộ GD&ĐT phải làm việc với các bộ cấp trên trực tiếp
của một số trường ĐH để làm rõ nguyên nhân, có giải
pháp tháogỡ chonhững trường: Chưa thành lậphội đồng
trường và các cơ cấu theo quy định của pháp luật; chủ
tịch hội đồng trường chưa là bí thư Đảng ủy; chưa có quỹ
để cấp học bổng cho SV nghèo, đối tượng chính sách…;
tập trung giải quyết dứt điểm một số trường chuyển từ
dân lập sang tư thục…
Đồng thời, Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị
đổi mới về nhân sự trong bộ máy tổ chức trường ĐH để
phát huy tối đa kinh nghiệm của những cán bộ lãnh đạo
đã quá tuổi tham gia các cơ chế hội đồng.
Các trường phải có quy chế hoạt động nội bộ như“bộ
luật”của trường, được thực hiện xây dựng công khai, minh
bạch trong toàn trường; làmmạnh hơn nữa cơ chế tự chủ
xuống đến từng khoa, phòng, giảng viên.
Về những khó khăn về cơ chế tài chính, PhóThủ tướng
đề nghị BộGD&ĐT, Hiệp hội Các trườngĐH - CĐViệt Nam,
các trườngĐHphải chủ động nghiên cứu, từ đó kiến nghị
cụ thể, không chỉ kêu vướng.
Phó Thủ tướng Chính phủ
VŨ ĐỨC ĐAM
Đời sống xã hội -
ThứSáu5-8-2022
Nếu trường đại học không tự chủ thì không giải phóng được sức sáng tạo, không theo kịp tốc độ phát triển
trong nền kinh tế tri thức.
SVcó hoàn cảnh gia đình khó
khăn, làm chậm quá trình mở
rộng quy mô đào tạo nhân lực
trình độ ĐH.
Ông Quân đưa ra dữ liệu,
thống kê năm 2016 của Ngân
hàng Thế giới cho thấy tỉ lệ
SV ĐH đến từ các gia đình
có mức thu nhập cao là 52%,
trong khi chỉ có 19% SV đến
từ các gia đình có mức thu
nhập thấp, nhất là trong bối
cảnh tác động của đại dịch
COVID-19.
Ông Quân kiến nghị cần có
lộ trình điều tiết ngân sách nhà
nước đối với các trườngĐH tự
chủ theo hướng chỉ dừng cấp
ngân sách chi thường xuyên
sau khi trường ĐH đã tự chủ
xong một chu kỳ đào tạo (4-5
năm), đểđảmbảoviệc tănghọc
phí của các trường ĐH tự chủ
phải theo lộ trình. Sớm hoàn
thiện các thể chế, chính sách
pháp luật để thúc đẩy hợp tác
PPP, nghiên cứu chuyển giao
Tiêu điểm
142/232
là số trường ĐH đủ điều kiện
tự chủ theo quy định của Luật
Giáo dục ĐH (được sửa đổi, bổ
sung năm 2018). Đến nay có
32,7% trường ĐH tự đảm bảo
chi thường xuyên và chi đầu tư;
13,7% trường ĐH đảm bảo chi
thường xuyên.
Tổng thu của các cơ sở giáo
dụcĐH tựchủ tăng rõ rệt.Trong
đó, năm trường ĐH có mức thu
hơn 1.000 tỉ đồng/năm:Trường
ĐH FPT, Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang,
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,
TrườngĐHCôngnghệTP.HCM.
Thunhậpbìnhquântăng20,8%
đối với giảng viên và 18,7% đối
với cán bộ quản lý. Trong đó, số
giảngviên có thunhập trên200
triệuđồng/nămtăngtừ19,4%lên
31,3%; thu nhập trên 300 triệu
đồng trở lên tăng từ 0,7% lên
5,9%saubanămthựchiệntựchủ.
khoa học và công nghệ, thúc
đẩy văn hóa hiến tặng...
Ngoài ra, cần mở rộng đối
tượng được hưởng chính sách
tín dụng SV. Điều chỉnh mức
cho vay nhằm đảm bảo cho
SV có thể chi tiêu cho đời
sống bằng nhóm trung bình
của xã hội và đủ tiền nộp học
phí. Giảm mức lãi suất cho
vay đối với SV vay vốn là
3%-4%/năm hoặc chia theo
lộ trình trong thời gian đi học
được áp dụng lãi suất vay ưu
đãi là 3%-4%/năm; sau khi tốt
nghiệp ra trường sẽ áp dụng
lãi suất cao hơn. Điều chỉnh
thời gian vay tối thiểu 15 năm
hoặc gấp ba lần thời gian vay
(ví dụ, học bốn năm được vay
và trả nợ vay tối đa là 12 năm;
học bảy năm được vay và trả
nợ vay tối đa là 21 năm). Bên
cạnh đó, nghiên cứu xây dựng
và sớm ban hành chính sách
tín dụng cho vay thương mại
dành cho SV…•
Nhà nước phải xem
xét lại, không thể để
các trường tự chủ
thu tiền quá nhiều,
nếu tăng quá mức
nhân dân sẽ không
có khả năng cho
con em đi học, ảnh
hưởng đến công tác
tuyển sinh của các
trường.
Phó Thủ tướng VũĐức Đam. Ảnh: TTTT
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: TTTT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook