176-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống
ThứSáu5-8-2022
Tiêu điểm
Cần một cơ quan chuyên trách
Hiện nay, theo quy định tại Điều 14 Nghị định 71/2016 của Chính phủ,
công tác kiểm tra, giám sát THA hành chính sẽ do cơ quan THA dân sự
phụ trách. Qua đó, cơ quan THA dân sự có trách nhiệm đôn đốc, xử lý các
trường hợp chậm trễ THA.
Đồng thời, cơ quanTHA dân sự có trách nhiệmkiến nghị cơ quan, người
có thẩmquyền xử lý trách nhiệmđối với người phải THA chậmTHA, không
chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án,
quyết định của tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy tình trạng chậmTHA vẫn xảy ra và khó
xử lý. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này thì cần thành lập một cơ quan
chuyên trách kiểm sát hoạt động THA hành chính để kịp thời xử lý các
trường hợp có dấu hiệu kéo dài thời gian THA.
Gian nan thi hành án hành chính
- Bài cuối
Làm gì để trị
dứt điểm việc
chậm trễ thi
hành án?
Nguyên nhân chính của việc chậm trễ,
không thi hành án hành chính nằmở
cơ chế thi hành án hiện nay và để trị dứt
điểmviệc này thì cần phải có sự chung tay
của cả hệ thống chính trị.
TS CAOVŨMINH
T
rên hai số báo ngày 3 và 4-8,
Pháp Luật TP.HCM
đã đăng
tải các bài viết phản ánh thực
trạng chậm trễ thi hành bản án hành
chính tại một số địa phương, gây
ảnh hưởng đến quyền lợi chính
đáng của người dân.
Vậy vì đâu nên nỗi, do quy định
hay do con người? Làm thế nào để
bản án hành chính của tòa được tôn
trọng và thực thi?
Cơ chế “tự thi hành”
còn nhiều gian nan
Theo quy định hiện nay, khi cho
rằng quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan, tổ chức, cá
nhân được giao quản lý hành chính
nhà nước ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình thì ngoài
việc khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền khởi kiện ra tòa án.
Việc giải quyết các tranh chấp
hành chính bằng con đường tòa án
đã khắc phục được những hạn chế
lớn của cơ chế giải quyết tranh chấp
hành chính “bộ trưởng - quan tòa”
(con đường khiếu nại) như thiếu
khách quan, không công khai, chưa
dân chủ. Bản thân tòa án đã mang
Muốn án hành chính
được nghiêm chỉnh thi
hành, cần có một cơ chế
thực thi hiệu quả, mà
bắt đầu từ những chủ
trương quyết liệt, đúng
đắn từ các cấp ủy Đảng.
Theo báo cáo của UBND và Cục
THA dân sự các tỉnh, TP trực thuộc
trung ương, từ ngày 1-10-2020 đến
hết 30-9-2021, tổng số bản án hành
chínhmà cơ quan nhà nước, người có
thẩmquyềntrongcơquannhànướclà
bên phải THA là 944 bản án. Trong đó
có 455/944 bản án đã thi hành xong.
đến một sự tin tưởng rất lớn đối với
Nhà nước và nhân dân.
Điều 242 Luật Tố tụng hành chính
quy định “Bản án phúc thẩm có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên
án”. Khi bản án có hiệu lực pháp
luật thì phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng và được
nghiêm chỉnh thi hành từ phía mọi
chủ thể. Tuy nhiên, giữa lý luận và
thực tiễn có vẻ vẫn còn một khoảng
cách khá lớn.
Nếu như bản án hình sự được
bảo đảm thi hành tuyệt đối bởi sự
quyền uy của cơ quan thi hành án
(THA) hình sự thuộc Bộ Công an;
bản án dân sự được bảo đảm thi
hành hiệu quả bởi sự đốc thúc của
cơ quan THA dân sự thuộc Bộ Tư
pháp thì bản án hành chính lại khá
khó khăn trong việc thi hành bởi
không có cơ quan chuyên trách đảm
nhiệm. Việc THAhành chính được
thực hiện theo cơ chế “tự thi hành”
của người phải THA. Do đó, tình
trạng chậm trễ, không THA hành
chính diễn ra khá phổ biến.
Cần sự chung tay của
cả hệ thống chính trị
Tình hình chậmTHAhành chính
đã gióng lên một hồi chuông cảnh
báo về tâm lý coi thường pháp luật
của một số cơ quan nhà nước. Trước
tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều
lần ban hành văn bản điều chỉnh
vấn đề này.
Cụ thể, trong Nghị quyết 55/2017
của Quốc hội khóa XIV, Quốc hội
đã giao Chính phủ chỉ đạo UBND,
chủ tịch UBND có liên quan thực
hiện đúng quy định tại Điều 60 Luật
Tố tụng hành chính, chấm dứt việc
không chấp hành các bản án, quyết
định hành chính đã có hiệu lực pháp
luật của tòa án, báo cáo kết quả việc
THA hành chính tại kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIV.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị 26 ngày 15-11-2019
về tăng cường công tác chấp hành
pháp luật tố tụng hành chính vàTHA
hành chính. Thậm chí, Chính phủ
còn ban hành cả một nghị định để
quy định về vấn đề xử lý kỷ luật đối
với cán bộ, công chức, viên chức
chậmTHAhành chính, không chấp
hành quyết định buộc THA hành
chính (Nghị định 71/2016).
Hay mới đây, tại Quyết định 110
của Bộ Tư pháp về kế hoạch công
tác THAhành chính năm 2022, một
trong những giải pháp được đưa ra
để nâng cao hiệu quả công tác THA
hành chínhđó là phải tăng cườngxem
xét, xử lý trách nhiệm đối với người
phải THAlà cơ quan hành chính nhà
nước, người có thẩm quyền trong
cơ quan nhà nước trong việc chấp
hành pháp luật THA hành chính.
Có thể thấy các quy định pháp
luật bảo đảm cho việc THA hành
chính đã có nhưng dường như chưa
thực sự phát huy hiệu quả. Do đó,
để bản án hành chính được nghiêm
chỉnh thi hành, rất cần sự chung tay
của cả hệ thống chính trị, mà quan
trọng nhất là vai trò lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng.
Bài học kinh nghiệm tại TP.HCM
liên quan đến quản lý nhà nước về
trật tự đô thị đã cho thấy sự hiệu quả
tuyệt đối về vai trò lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng. Nếu như trước khi có
Chỉ thị 23-CT/TU ngày 25-7-2019
của Thành ủy TP.HCM, tình hình
công trình xây dựng không phép,
trái phép như “nấm sau mưa” thì khi
chỉ thị này được ban hành, vấn đề
công trình xây dựng không phép,
trái phép đã được giảm xuống đến
mức tối thiểu.
Trong tương quan ấy, muốn án
hành chính được nghiêm chỉnh thi
hành, cần có một cơ chế thực thi
hiệu quả mà bắt đầu từ những chủ
trương quyết liệt, đúng đắn từ các
cấp ủy Đảng.•
Sau hai ngày xét xử, ngày 4-8, TAND tỉnh An Giang đã
tuyên án đối với năm bị cáo trong vụ mua bán trái phép 34
kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam.
Tòa tuyên phạt tử hình đối với bốn bị cáo gồm Nguyễn Thị
Bích Diễm, Mai Vinh Hậu, Huỳnh Văn Tùng, Lê Đăng Huy
về tội mua bán trái phép chất ma túy. Cùng tội danh này, tòa
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đỗ Thanh Thanh mức án chung
thân. Đồng thời, tòa phạt bổ sung các bị cáo Diễm, Thanh và
Huy mỗi người 20 triệu đồng.
Theo cáo trạng, khoảng 2 giờ 30 ngày 14-6-2020, tổ công
tác Đồn biên phòng Phú Hữu phối hợp với Đồn biên phòng
Long Bình và Công an xã Quốc Thái tuần tra, kiểm soát trên
tuyến quốc lộ 91C.
Khi tổ công tác đến khu vực ấp Quốc Hưng, xã Quốc Thái,
huyện An Phú (An Giang) thì phát hiện sáu người đi trên hai
mô tô theo hướng Khánh An - An Phú có dấu hiệu nghi vấn
nhập cảnh trái phép nên ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.
Khi đó, xe chở Diễm chấp hành hiệu lệnh dừng lại để kiểm
tra, còn xe chở Hậu và Tùng tiếp tục chạy về hướng Châu
Đốc. Lực lượng chức năng truy đuổi đến khu vực ấp Phước
Thọ, xã Đa Phước, huyện An Phú thì dừng được xe.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện Diễm để trên
baga xe một bọc nylon màu đen đựng 12 bọc nylon (dạng gói
trà), chứa 11,97 kg ma túy. Hậu để trên baga xe 6,98 kg được
gói giống như trên và hai bọc nylon chứa 10.000 viên (khối
lượng 4 kg) ma túy. Tùng cất giấu trong túi hành lý 10,98 kg ma
túy. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ 1.500 USD và
500.000 riel.
Quá trình điều tra, Diễm, Tùng và Hậu khai vào khoảng tháng
10-2019, Diễm quen biết với Nhàn (nick name Song Hok người
Campuchia, không rõ địa chỉ) tại bar Luxury ở Campuchia. Biết
Nhàn có mua bán ma túy, do đang mắc nợ nên Diễm đề nghị
vận chuyển ma túy cho Nhàn để lấy tiền công.
Diễm khai số ma túy bị thu giữ là Nhàn thuê Diễm vận
chuyển từ Campuchia về Việt Nam, đem đến TP.HCM giao
cho Thanh với giá 3.200 USD. Diễm kêu Hậu, Tùng vận
chuyển tiếp, hứa sẽ trả 200 USD/người.
HẢI DƯƠNG
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: HD
Tửhình4 trong5bị cáo vụmuabán34kgma túy
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook