176-2022 - page 9

9
Họ đã nói
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TP
Nha Trang chuẩn bị bán đấu giá
78 nền biệt thự
Ngày 4-8, nguồn tin của PV cho biết UBND TP
Nha Trang (Khánh Hòa) vừa có văn bản đề nghị
Sở Tư pháp góp ý việc triển khai đấu giá quyền sử
dụng đất (QSDĐ) 78 lô đất biệt thự tại khu tái định
cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng.
Trước đó, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao
UBND TP Nha Trang xây dựng phương án tổ chức
đấu giá QSDĐ các lô biệt thự trên để gửi về Sở
Tư pháp. Trong đó, tỉnh lưu ý nêu rõ nội dung, các
bước thực hiện, tiến độ, đối tượng tham gia đấu giá
QSDĐ.
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp khẩn trương có ý
kiến đối với phương án tổ chức đấu giá QSDĐ của
TP Nha Trang. Sau đó, TP Nha Trang khẩn trương
hoàn thiện các nội dung góp ý của Sở Tư pháp, xác
định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá theo đúng quy
định của pháp luật. Vì vậy, TP Nha Trang đề nghị
Sở Tư pháp cho ý kiến về phương thức đấu giá,
phương pháp xác định giá khởi điểm, thẩm định phê
duyệt giá khởi điểm và đối tượng tham gia đấu giá.
Dự án khu tái định cư Hòn Rớ 2 rộng 29 ha do
UBND TP Nha Trang làm chủ đầu tư, tổng mức
đầu tư hơn 128 tỉ đồng. Năm 2013, UBND tỉnh
Khánh Hòa đồng ý đầu tư dự án khu tái định cư
Hòn Rớ 2 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển
giao). Sau đó, dự án được Ban quản lý các dự án
công trình xây dựng Nha Trang thực hiện.
UBND tỉnh đồng ý giao cho UBND TP Nha
Trang thực hiện thủ tục bán đấu giá công khai
QSDĐ toàn bộ 81 lô đất biệt thự tại dự án (một
lần) và thu tiền sử dụng nộp vào ngân sách theo
quy định. Sau nhiều lần tạm hoãn, điều chỉnh, cuối
năm 2021, Trung tâm Phát triển quỹ đất đề nghị
UBND TP Nha Trang phê duyệt giá khởi điểm đấu
giá QSDĐ 78 lô đất biệt thự tại Hòn Rớ 2.
Tuy nhiên, UBND TP Nha Trang cho rằng vẫn
còn vướng mắc về phương án đấu giá, hệ số điều
chỉnh giá đất và thẩm quyền phê duyệt giá khởi
điểm đấu giá QSDĐ.
TPNha Trang đang lấy ý kiến về phương án đấu giá 78 lô đất
biệt thự ở khu tái định cưHòn Rớ 2. Ảnh: HUỲNHHẢI
Triển khai chương trình
trồng 1 tỉ cây xanh
Việt Nam sẽ tăng tỉ lệ bao phủ rừng, triển khai chương trình trồng 1 tỉ
cây xanh, phát triển diện tích cây xanh trong đô thị…
TRỌNGPHÚ
T
hông điệp “Không đánh
đổi môi trường lấy tăng
trưởng kinh tế đơn thuần”
tiếp tục được lãnh đạo Chính
phủ, Bộ TN&MT nhấn mạnh
tại Hội nghị môi trường toàn
quốc lần thứ năm diễn ra tại
Hà Nội ngày 4-8. Hội nghị
do Bộ TN&MT tổ chức với
sự tham gia của hơn 600 đại
biểu đến từ các cơ quan, tổ
chức trong nước và quốc tế.
Thách thức đối với
môi trường Việt Nam
TheobáocáocủaBộTN&MT,
tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi
trường, suy giảm tài nguyên
thiên nhiên, đa dạng sinh học
mặc dù đã được kiểm soát,
song vẫn diễn biến phức tạp,
một số nơi, khu vực vẫn ởmức
đáng báo động. Đặc biệt nổi
lên là ô nhiễm tại một số lưu
vực sông, làng nghề, ô nhiễm
không khí tại một số TP lớn.
Báo cáo của Bộ TN&MT
cũng cho hay hạ tầng cho
công tác bảo vệ môi trường
(BVMT) mặc dù đã được đầu
tư, song vẫn còn thiếu và yếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn. Tỉ lệ nước thải
sinh hoạt được thu gom, xử lý
tại các đô thị rất thấp, chỉ đạt
khoảng 15%. Hầu hết các khu
dân cư nông thôn chưa có hệ
thống thu gom và xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung.
Mới có22%cụmcôngnghiệp
có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, các cơ sở trong cụm
công nghiệp phải đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải
riêng dẫn đến khó khăn trong
công tác kiểm soát, quản lý.
Số lượng các trạm quan trắc
không khí tự động liên tục chưa
tương xứng, chưa đáp ứng tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội
và nhu cầu quản lý trên thực
tế, dẫn đến thiếu thông tin cho
việc dự báo, cảnh báo.
Bên cạnh đó, tỉ lệ thu gom,
xử lý chất thải rắn (CTR) sinh
hoạt tại khu vực nông thôn
mới đạt 66%, hơn 80% các
bãi chôn lấp không hợp vệ
sinh. Nhiều loại chất thải công
nghiệp, hóa chất nguy hại, bao
bì thuốc bảo vệ thực vật tồn
lưu chưa được xử lý triệt để
hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.
Việc phân loại CTR sinh hoạt
tại nguồn chưa được thực hiện
trong giai đoạn vừa qua và
hiện nay mới bắt đầu chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để
Phó Thủ tướng cũng
thông tin hiện Chính
phủ đang hoàn
thiện quy hoạch điện
VIII với mục tiêu
giảm năng lượng
hóa thạch, giảm điện
than để hạn chế ô
nhiễmmôi trường.
Camkết củaViệt Namvềmục
tiêu phát thải ròng bằng 0 vào
năm2050 làmột thách thức lớn.
Uớc tính Việt Nam cần 330-370
tỉ USD để thực hiện được mục
tiêu trên. Điều này đòi hỏi cả
nguồn tài chính công và tài
chính tư trong nước cũng như
quốc tế, trongđónguồnvốnFDI
và nguồn vốn tư nhân đóng vai
trò thiết yếu để hỗ trợ đạt mục
tiêu này. Việt Nam cần có chiến
lược tài chính khí hậu sáng tạo
để tạo điều kiện cho các dòng
tài chính xanh từ tất cả nguồn
đầu tư và phát triển.
CAITLINWIESEN
,
Trưởng đại diện thường trú
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
- UNDP tại Việt Nam
Đưamức phát thải ròng về
0
vào năm2050
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết tại COP26, Thủ tướng
PhạmMinhChính đã camkếtmạnhmẽ, khẳngđịnh quyết tâm,
trách nhiệmđối với cộng đồng quốc tế đưamức phát thải ròng
về 0 vào năm 2050. Để thực hiện cam kết trên một cách thực
chất, Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực
hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, do Thủ tướng
làm trưởng ban, Phó Thủ tướng làm phó ban, thành viên ban
chỉ đạo là bộ trưởng, thành viên Chính phủ, lãnh đạo nhiều
bộ, ngành, cơ quan.
Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án về những nhiệm vụ,
giải pháp triển khai kết quả COP26, xác định rõ những nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, ngành, địa phương triển
khai thực hiện có hiệu quả. Theo đó, giảm phát thải, ứng phó
với biến đổi khí hậu là vấn đề rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh
vực như phát triển năng lượng tái tạo, phát triển ngành công
nghiệp tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, di dời các nhà
máy ra khỏi trung tâmTP, khu đô thị, thu hút các dự án đầu tư
thân thiện với môi trường, phát triển giao thông công cộng,
hạn chế phương tiện cá nhân để giảm phát thải…
thực hiện theo tinh thần của
Luật BVMT 2020.
Biến cam kết
thành hành động
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ
TN&MT Trần Hồng Hà cho
rằng để khắc phục những tồn
tại, đảm bảo chất lượng môi
trường trong tương lai phải có
giải pháp đồng bộ, cần sự vào
cuộc của toàn xã hội. Trước hết
là nâng cao nhận thức, ý thức
và trách nhiệm của mỗi người
dân, doanh nghiệp, cơ quan
quản lý nhà nước về công tác
BVMT từ đó dẫn tới chuyển
biến trong hành động. “Phải
khắc phục và loại bỏ ngay tư
tưởng chạy theo lợi ích kinh
tế trước mắt mà bỏ qua trách
nhiệm BVMT” - ông Hà nói.
Cùng với đó là chuyển đổi
thành công cơ cấu kinh tế, đổi
mới mô hình tăng trưởng từ
“nâu” sang “xanh”, từ khai
thác thâm dụng tài nguyên
thiên nhiên sang phát triển
dựa vào hệ sinh thái, kinh tế
tri thức, kinh tế số, kinh tế
tuần hoàn, carbon thấp; đầu
tư cho vốn tự nhiên.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
khẳng định Đảng, Nhà nước
rất chú trọng công tác BVMT,
vì đời sống, sức khỏe nhân
dân và sự phát triển bền vững
của đất nước. “Quan điểm của
Đảng, Nhà nước là không hy
sinh môi trường để đánh đổi
lấy kinh tế, không phát triển
kinh tế đơn thuần mà không
kiểm soát môi trường” - Phó
Thủ tướng nhấn mạnh.
TheoPhóThủ tướng, ônhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu
hiện nay đang đặt ra những
thách thức lớn đối với Việt
Nam, cần sự vào cuộc quyết
liệt của các cấp, các ngành, toàn
thể xã hội chứ không riêng gì
ngành môi trường.
Phó Thủ tướng cũng thông
tin hiện Chính phủ đang hoàn
thiện quy hoạch điện VIII với
mục tiêu giảm năng lượng hóa
thạch, giảm điện than để hạn
chế ô nhiễmmôi trường, đồng
thời tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo
như thủy điện, điện mặt trời,
điện gió ngoài khơi. Đồng thời,
Việt Nam cũng tăng tỉ lệ bao
phủ rừng, triển khai chương
trình trồng 1 tỉ cây xanh, phát
triển diện tích cây xanh trong
đô thị…•
Hàng không chậm, hủy chuyến
tăng đột biến trong tháng 7
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sản lượng hành
khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam
trong tháng 7 đạt gần 12 triệu lượt hành khách. Trong
đó, hành khách trên các chuyến bay nội địa đạt hơn
10,5 triệu lượt, tăng 40,3% so với tháng 7-2019. Lượng
hành khách đi lại trên đường bay nội địa đông đúc, kéo
theo tình trạng chậm, hủy chuyến tăng đột biến.
Lý giải tình trạng chậm, hủy chuyến tăng đột biến,
nhà chức trách hàng không đánh giá hạ tầng tại các
cảng hàng không của Việt Nam thời gian qua hầu như
không được bổ sung. Nguyên nhân khách quan do
tình hình thời tiết mưa dông bất thường tại nhiều địa
phương có cảng hàng không.
Đặc biệt nguyên nhân chủ quan từ hãng hàng không
không đánh giá được nhu cầu đi lại của người dân tăng
đột biến, khiến tình trạng chuyến bay bị chậm, hủy
trong tháng 7 tăng cao đột biến, gây bức xúc trong dư
luận.
P.ĐIỀN
HUỲNH HẢI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook