176-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu5-8-2022
ĐỨCMINH
S
áng 4-8, trong khuôn
khổ Hội nghị hợp tác
ASEAN về các vấn đề
công vụ lần thứ 21, diễn đàn
“Quản trị đất nước tốt” đã diễn
ra tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Việt Nam Phạm Thị
Thanh Trà chủ trì diễn đàn.
Cùng nâng chất
quản trị công
Trong lời phát biểu khai
mạc diễn đàn, Bộ trưởng
PhạmThị ThanhTrà cho rằng
những biến động, thách thức
to lớn và khó lường gần đây
đã khiến nền công vụ của
chúng ta phải nhìn lại mình,
cấp thiết đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả phục vụ.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị
Thanh Trà, từ đó đòi hỏi đội
ngũ công chức cũng phải thay
đổi, linh hoạt hơn, nhanh nhạy
hơn, sáng tạo hơn, học hỏi
hơn. Việt Nam rất coi trọng
đào tạo cán bộ, công chức
cho nền công vụ. Đây là nội
dung cốt lõi trong cải cách
hành chính, nâng cao năng
lực của nền công vụ.
Tuy nhiên, theo bà Trà, Việt
Nam vẫn còn những hạn chế
cần các nước chia sẻ kinh
nghiệm, cách làm để cùng
nhau hợp tác gắn kết, nỗ lực
đổi mới đào tạo cán bộ, công
chức đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới.
Bỏ thi tuyển giấy,
chuyểnsang thi điện tử
Tại diễn đàn, chia sẻ kinh
nghiệm, đại diện của Thái
Lan cho biết mỗi năm nước
này dành 200-300 suất học
bổng du học cho các nhân
tài trẻ với yêu cầu học xong
lúc thi vào đến về hưu) và
mô hình thay thế (dựa trên
hợp đồng với công chức).
Tuy nhiên, các chương trình
này vẫn chưa thu hút nhân tài
trẻ. Bởi vậy, Thái Lan đang
nghiên cứu các mô hình mới
thu hút nhân tài để nhà nước
được hưởng lợi từ chuyênmôn
của họ. “Chúng tôi coi người
giỏi là một tập thể lớn và cần
có cơ chế, chính sách mới để
thu hút người tài” - đại diện
đến từ Thái Lan nhấn mạnh.
Đại diện của Hàn Quốc
cho rằng công việc của khối
nhà nước rất hấp dẫn lao
động trẻ vì tính cạnh tranh
rất cao. Tuy nhiên, vài năm
gần đây, khối lượng lao
động muốn vào nhà nước
giảm. Lý do được dự đoán
là nhiều người trẻ có tài làm
việc ở nhà nước thường sẽ
bảo thủ, không linh hoạt nên
không hấp dẫn. Do vậy, Bộ
Quản lý nhân sự Hàn Quốc
tìm cách cải cách công việc
Việt Nam - ASEAN cùng xây dựng
nền công vụ hiện đại, hiệu quả
phải quay về làm việc trong
nước. “Chúng tôi nhìn ra nhân
tài họ muốn gì để từ đó có
chính sách thu hút họ” - đại
diện của Thái Lan nói.
Vị đại diện của Thái Lan
cũng chia sẻ: Con đường
rộng hơn để thu hút nhân tài
của Thái Lan là các chương
trình ngắn hạn, tăng cường thi
tuyển theo hình thức điện tử
và trong tương lai sẽ thi hoàn
toàn bằng cách này. Thái Lan
hiện có hai chương trình làm
việc theo truyền thống (từ
để hấp dẫn, linh hoạt hơn.
“Tôi rất hứng thú với điều
các bạn Thái Lan đưa ra là
từng bước xóa bỏ thi tuyển
giấy và chuyển sang thi điện
tử” - vị này bình luận và cho
biết Hàn Quốc chưa thi điện
tử nhiều lắm.
Trong khi đó, đại diện đến
từ Philippines cho hay trong
đại dịch vừa qua, rất nhiều
người lao động tìm đến cơ
quan nhà nước vì họ cảm
thấy làm việc ở các cơ quan
nhà nước ổn định hơn làm
việc tại các công ty tư nhân.
Còn đại diện của Singapore
cho biết nền công vụ nước
này rất trân trọng đội ngũ
và tin rằng mỗi công chức
đều có tài năng và khả năng
cần được phát triển tối đa.
Việc đào tạo xây dựng văn
hóa học không ngừng nghỉ,
khuyến khích công chức cải
thiện kỹ năng, kiến thức, năng
lực, đảm bảo mỗi cá nhân có
công việc trọn đời.
Công chức tinh thông vì quốc gia
phát triển bền vững
Bế mạc diễn đàn, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho
rằng diễn đàn đã giúp các đại biểu có cách nhìn toàn
diện và đa dạng hơn về các chiến lược và giải pháp đổi
mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức, cũng như những yêu cầu về
đổi mới hoạt động của chính phủ ở mỗi quốc gia. Bà Trà
hy vọng những kinh nghiệm đó sẽ được xem xét, lựa
chọn để có thể áp dụng phù hợp với thực tiễn của mỗi
nước, giúp xây dựng nền công vụ thực sự đổi mới, hiện
đại, chuyên nghiệp.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định diễn đàn
là cơ hội tốt để các nước một lần nữa khẳng định giá trị,
tầm quan trọng của nền công vụ và đội ngũ công chức
đối với phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Việc chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ,
có ý thức, thái độ và đạo đức công vụ cao, thực thi công
vụ hiệu quả, chuyên nghiệp là yêu cầu tất yếu hiện nay
về đổi mới chính phủ, đổi mới nền công vụ và quản trị
công của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng Phạm
Thị Thanh Trà
cho rằng đội ngũ
công chức phải thay
đổi, linh hoạt hơn,
nhanh nhạy hơn,
sáng tạo hơn... để
nâng cao chất
lượng, hiệu quả
phục vụ công.
Công chức cần và phải học tập không ngừng nghỉ, luôn luôn cải thiện kỹ năng, kiến thức, năng lực…
Ở Singapore, đào tạo nhằm
góp phần xây dựng một nền
công vụ có năng lực, sáng
tạo và tiên tiến. Đó là những
điều kiện cần thiết để cho một
Singapore thành công và tràn
đầy sức sống.
Về chính sách học tập và
phát triển, Singapore cho
mỗi công chức được quyền
hưởng 100 giờ đào tạo mỗi
năm. Đào tạo là trách nhiệm
chung của cả cá nhân công
chức lẫn người quản lý họ.
Việc đào tạo cần đáp ứng
nhu cầu của cả cá nhân và
tổ chức. Về nguyên tắc, đảm
bảo 60/40 đối với công việc
liên quan giữa đào tạo so với
đào tạo tự phát triển.•
Bộ trưởng PhạmThị Thanh Trà chủ trì và đại diện các nước
ASEAN+3 dự diễn đàn. Ảnh: moha.gov.vn
Người dân, doanh nghiệp vẫn thấy
phiền vì thủ tục
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi
cho biết tại một số buổi tiếp xúc cử tri, đại diện UBND TP
có tham gia nhưng ít khi có ý kiến trao đổi. “Với tinh thần
tự kiểm, UBNDTP nhận thấy cần phải khắc phục tồn tại này
với tinh thần trách nhiệm cao hơn” - ông Mãi nói.
Ông cũng nhận thấy các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của
nhân dân vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Lãnh
đạo TP có cử các cơ quan liên quan, cán bộ tiếp nhận, giải
quyết nhưng chưa theo dõi chỉ đạo dứt điểmdẫn đến nhiều
vụ việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần, có những nội dung kéo
dài từ năm này đến năm sau. “Nghiêm túc mà nói thì còn
rất nhiều việc người dân, doanh nghiệp thấy phiền hà về
hoạt động của hệ thống chính quyền”- ôngMãi nhìn nhận.
Bí thưNguyễnVănNên: “Sợnhất là cứnóimột chiều”
Theo Bí thưNguyễn VănNên, nói vì lợi ích chung chứ không phải nói về cá nhân nào, nói việc chứ không nói người.
Chiều 4-8, Thường trực HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM,
Ban thường trực Ủy ban MTTQViệt NamTP.HCM đã tổ chức
Hội nghị tổng kết quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực
HĐND - UBND - Ban thường trực Ủy ban MTTQViệt Nam
TP.HCM, nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn
Nên đánh giá thời gian qua, UBND, HĐND, Mặt trận TP
đã phối hợp chặt chẽ, khoa học, tạo sự lan tỏa đến toàn hệ
thống, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của TP.
Tuy nhiên, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng tập thể cán
bộ TP, các sở, ngành cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của
mình, mạnh dạn nói ra những điều chưa được để đối diện,
có phản biện và cùng tháo gỡ khó khăn.
“Đó là điều dân cần. Sợ nhất là cứ nói một chiều. Nói vì
lợi ích chung chứ không phải nói về cá nhân nào, nói việc
chứ không nói người. Còn ai dính tới việc đó thì nghe để
sửa” - Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Theo Bí thư Nên, HĐND cần giám sát kịp thời, sâu sát
hơn với thực tế vì nhiều nội dung HĐND giám sát ngay,
kịp thời thì sẽ không gây hậu quả nặng nề. “Đừng để sót
chỗ nào cả, nhất là công tác cải cách hành chính, giải
quyết bức xúc của cử tri” - Bí thư Nên nói.
Về công tác phối hợp thực hiện chỉ đạo cơ chế dân chủ
cơ sở, Bí thư Nên yêu cầu các cơ quan cần quan tâm công
tác dân vận chính quyền. “Nói cho dân hiểu, dân thông,
dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng” - ông Nên nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nên, hoạt động thực tế luôn phát sinh
nhiều cái vượt ra khỏi những gì văn bản quy định nên cần
sự phối hợp linh hoạt để giải quyết. “Nếu cứ máy móc,
nói gì làm nấy, làm đúng theo quy chế thì không ăn thua”
- ông nói và nhắc lại tất cả phải cùng hướng về một phía,
không chấp nhận bất cứ người nào đứng trong đội ngũ lại
có suy nghĩ thắng cũng được, thua cũng được mà phải thể
hiện sự quyết tâm cao.
THANH TUYỀN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook