181-2022 - page 15

15
Thể thao -
ThứNăm11-8-2022
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
TổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4,
quậnTân Bình,TP.HCM
ĐT Tổngđài:
(028)39910101-39914701
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614
Fax: Văn phòng:
39914661 -
Tòa soạn:
39914663
Email:
Phòng phát hành:
(028) 38112421
Email:
Hotline:
0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam. Mã B131
Hotline:
1800.585855
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ:
Lầu 3, số 107 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội - ĐT: (024) 37623009 - Fax: (024) 37623010
Email:
Vănphòngđại diện tại ĐàNẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu - ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Xí nghiệp In
Nguyễn Minh Hoàng
đánh công văn xin gửi trả lại cho
TP.HCM do những khó khăn.
Sài Gòn FC là đội bóng mua lại
của bầu Hiển và thay máu nhưng
saumùa đầu với êkípVũTiếnThành
thì lãnh đạo CLB lại thay đổi chạy
theo đề án Nhật hóa và cũng phân
hóa rồi mất phương hướng từ đấy.
“Cái được” lớn nhất của CLB Sài
Gòn FC là mua lại toàn bộ Khu liên
hợp thể thao Thành Long và cũng
chưa khai thác được nhiều như thời
bầu Hưng kéo cả giải đấu trẻ và nữ
Đông Nam Á về đấy.
Bài toán giải cứu bóng đá
TP.HCM phải từ đâu?
Còn nói về các lò đào tạo trẻ tư
nhân mọc lên như nấm ở TP.HCM
thì đa phần ở dạng tự phát của tư
nhân với đầu ra cho B. Bình Dương,
Viettel, thậm chí là lò đào tạo Lưu
Ngọc Hùng sẵn sàng cho học trò
thi và trúng tuyển vào các học viện
HA Gia Lai, NutiFood…
Và cũng có điều cần lý giải đó là
những con người từng là công thần,
là thần tượng của người hâm mộ
TP.HCM lại đang rất thành công
ở các CLB khác, như êkíp Cảng
Sài Gòn hồi nào gồm Đặng Trần
Chỉnh, Lư Đình Tuấn, Nguyễn
Thanh Sơn…đều hội tụ về B. Bình
Dương với chế độ đãi ngộ rất cao
và được tôn trọng với nghiệp vụ,
với tay nghề. Hay ông Vũ Tiến
Thành đang rất thành công với Sài
Gòn FC lại bị đẩy ra Hà Nội phụ
trách PVF, khiến các cầu thủ của
đội hạng ba V-League 2020 mất
phương hướng và ra đi, đội bóng
mất bản sắc…
Mới đây, CLB TP.HCM chuyển
HLV Trần Minh Chiến lên vị trí
giám đốc kỹ thuật để Chủ tịch CLB
Nguyễn Hữu Thắng kiêm luôn vai
trò HLV trưởng cho thấy cũng chỉ
là một cách sắp lại bài cho cái gọi
là giải pháp tình thế. Hay CLB Sài
Gòn mời Lê Huỳnh Đức về nhưng
bản thân HLVnày cũng ra điều kiện
là chỉ hỗ trợ HLV Phùng Thanh
Phương và không ký hợp đồng cũng
cho thấy chưa có sự tin tưởng tuyệt
đối ở một nơi đang rối rắm.
Nhiều người trong đó có cả giới
chuyên môn nói rằng cuộc gặp gỡ
giữa Thành ủy TP.HCM và hai đội
bóng TP.HCM, Sài Gòn là để giải
cứu cho hai CLB này. Thực chất,
để giải cứu cho bóng đá TP.HCM
thì phải nhìn tận gốc từ cách làm
và đầu tư. Về bản chất, rõ ràng hai
CLBTP.HCMvà Sài Gòn làm bóng
đá chuyên nghiệp không khác với
NHÓMPV THỂ THAO
B
óng đá TP.HCM từng tự hào
với hơn nửa quân số trong
thành phần đội tuyển quốc
gia, nay có năm không một cầu
thủ nào được gọi lên đội tuyển.
Khi sân Thống Nhất
nhiều lúc là sân khấu của
đội khách
Gần đây, những trận đấu ở
V-League khi hai đại diện TP.HCM
thi đấu với đội khách như HAGia
Lai, Nam Định, SL Nghệ An…,
số lượng cổ động viên trên sân
Thống Nhất của đội khách luôn
áp đảo trong khi khán giả của đội
TP.HCM hay Sài Gòn đa phần là
vé mời và “thuê”. Nỗi đau đấy càng
được cộng dồn thêm bởi thành tích
hiện tại CLB TP.HCM hạng 12 và
CLB Sài Gòn hạng 13, đứng cuối
V-League với nguy cơ một trong
hai đội phải xuống hạng.
Nếu nói bóng đá chuyên nghiệp
và thứ hạng là cuộc đua tiền thì hai
CLB của TP.HCM không thiếu, kể
cả so với những đội bóng đang dẫn
đầuV-League. Ngay cả việc mua và
sử dụng cầu thủ thì TP.HCM từng
là điểm đến yêu thích của nhiều cầu
thủ giỏi bởi chế độ đãi ngộ cao, tiền
lót tay nhiều. Mới đây, họ sẵn sàng
mời lại ngôi sao Lee Nguyễn từMỹ
về để tăng cường. Còn Sài Gòn FC,
đội bóng từng dẫn đầu V-League
2020 và về đích hạng ba chung
cuộc nhưng nay lại kiệt quệ, khó
khăn trong việc đi nhặt từng điểm.
Bóng đáTP.HCMcó hai đội bóng,
có một LĐBĐTP.HCM là liên đoàn
địa phương hiếm hoi còn hoạt động,
có nhiều sân bóng tư nhân, nhiều
lò đào tạo tư nhân nhưng lạ ở chỗ
tất cả đều là những hoạt động riêng
lẻ, không có sự kết dính.
LĐBĐ TP.HCM có cả một đề
án xây dựng và phát triển CLB
TP.HCM nhưng khi đội bóng đấy
lên hạng V-League thì “buộc” phải
giao cho một đơn vị khai thác và
đó là CLB TP.HCM hiện nay. Đội
bóng mà đơn vị chủ quản đã từng
Lê HuỳnhĐức nhận lời về hỗ trợHLV Phùng Thanh Phương là giải pháp tình thế
của CLB Sài Gòn. Ảnh: ANHDUY
CLB TP.HCMgọi lại Lee Nguyễn từMỹ về với hy vọng cải thiện được thứ hạng.
Ảnh: ANHPHƯƠNG
Giải cứu bóng đá TP.HCM!
Sau 11 vòng đấu V-League, hai đội bóng TP.HCM, Sài Gòn cùng chìmở đáy bảng. Sáng 11-8, đại diện hai đội
có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo TP.HCM.
kiểu bầu Thụy mua và làm đội Sài
Gòn Xuân Thành, nó cũng không
khác gì Navibank Sài Gòn từng đầu
tư vào một đội bóng TP.HCM đình
đám 1-2 mùa rồi tắt.
Để giải bài toán cứu bóng đá
TP.HCM, hơn ai hết, những nhà
làm bóng đá TP.HCM cần xem lại
đề án xây dựng và phát triển bóng
đá TP.HCM mà LĐBĐ TP.HCM
đã đi được 1/3 đoạn đường (từ lúc
TP.HCM xuống hạng cho đến lúc
lên hạng) rồi “buộc” phải chuyển
giao mà không hề có tính kế thừa.
Đó chưa hẳn làmột đề án hoàn chỉnh
nhưng chắc chắn là một đề án có
tính nền tảng, có chuyên môn, tâm
huyết và có tính truyền thống của
những người làmbóng đáTP.HCM.•
Về bản chất, rõ ràng hai
CLB TP.HCM và Sài
Gòn làm bóng đá chuyên
nghiệp không khác với
kiểu bầu Thụy mua và
làm đội Sài Gòn
Xuân Thành.
Là thành viên của LĐBĐ phụ trách bóng đá học
đường nhưng là người có kinh nghiệm từng giúp bóng
đá Đồng Tháp phát triển và đào tạo trẻ ở cấp quốc gia,
chuyêngiaĐoànMinhXươngđã cónhữnggóp ý (trích):
+ Tổ chức và nguồn nhân lực của hai CLB TP.HCM và
Sài Gòn trong thời gian qua không ổn định, hoạt động
kém hiệu quả, thành tích thấp. Đặc biệt là cả hai CLB
đều chưa quan tâmđầu tư, dẫn đến thiếu nền tảng của
cơ chế bóng đá chuyên nghiệp (tiêu chí CLB Bóng đá
chuyên nghiệp của AFC) và thiếu bản sắc.
+ Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là
chúng ta chưa thật sự xem bóng đá là môn thể thao
trọng điểm, có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ công tác
TDTT cũngnhư trong chiến lược phát triển cácmặt kinh
tế - xã hội - văn hóa và an ninh, quốc phòng củaTP.HCM.
+Để phát triển bóng đáTP.HCMmột cách bền vững,
không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu
cho TP.HCM mà còn góp phần vào sự phát triển của
bóng đá Việt Nam để TP.HCM xứng đáng với vị thế là
trung tâm văn hóa - thể thao lớn của cả nước. Chúng
ta cần trả lời các câu hỏi:
1. Bóng đá giữ vai trò gì trong chiến lược phát triển
của TP.HCM? TP.HCM có phải làm bóng đá không?
2. Đầu tư cho bóng đá để làm gì?
3. Mô hình phát triển bóng đá TP.HCM trong giai
đoạn 2023-2030? Nói một cách khác, đó là vai trò của
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay đối với sự phát triển
bóng đá chuyên nghiệp TP.HCM?
Đóng góp của chuyên gia Đoàn Minh Xương
“Đừng xem thường vé vớt vì U-16
Việt Nam đã vào chung kết!”
Lách qua cửa hẹp, vào bán kết với phận vé vớt nhưng
U-16 Việt Nam đã đánh bại đội nhất bảng B U-16 Thái
Lan 2-0 để vào chơi chung kết trong sự ngạc nhiên của
giới chuyên môn. Công Phương mở tỉ số ở phút 29, từ
động tác khống chế bóng gọn gàng rồi tung cú sút chìm hạ
thủ môn Khuptanawin.
Có bàn thắng sớm nhưng các học trò của HLV Nguyễn
Quốc Tuấn đã nhớ như in bài học dẫn bàn rồi thua ngược
Indonesia. Toàn đội vẫn chơi tấn công nhưng rất chặt chẽ
và có kiểm soát phòng những tình huống phản công.
Thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã đặt chân vào
chung kết bằng một lối chơi giàu tinh thần chiến đấu và
khôn ngoan, quả cảm với mong muốn viết tiếp trang sử
những đội vào vé vớt trở nên mạnh mẽ và thành nhà vô
địch.
TẤN PHƯỚC
Chung kết U-19 quốc tế - Thanh Niên và
món nợ trước Malaysia
18 giờ 30 hôm nay, trận chung kết giải U-19 quốc tế -
Thanh Niên giữa U-19 Việt Nam (VN) và U-19 Malaysia
sẽ tái lập trận bán kết U-19 Đông Nam Á nhưng chắc
chắn thầy trò HLV Đinh Thế Nam không muốn kết quả
giải đấu đấy lặp lại.
U-19 Malaysia tiếp tục khẳng định là một đội U-19
mạnh nhất Đông Nam Á với chân sút Nazrin Bin
Mohammad (số 9) có chiều cao vượt trội lại tận dụng cơ
hội cực tốt và hội tụ cả tốc độ lẫn kỹ thuật.
Sẽ rất khó khăn cho các trung vệ U-19 VN nếu muốn
rửa hận và vô địch trên sân nhà.
Phía U-19 VN đang kỳ vọng vào những chân sút như
Quốc Việt, Văn Khang, Ngọc Anh, Long Vũ có thể tạo đột
biến và khắc phục được trận thua ở bán kết Đông Nam Á.
. Dự đoán: Malaysia sẽ thắng 2-1.
Trước đó là trận tranh hạng ba giữa Thái Lan và
Myanmar lúc 15 giờ 30.
DUY ÂN
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook