181-2022 - page 12

12
Rượu giá rẻ thì chất lượng
đáng ngờ!
TRẦNNGỌC
S
áng 10-8, khảo sát của
PV
Pháp Luật TP.HCM
cho thấy rượu trắng,
rượu ngâm không rõ nguồn
gốc được bán đầy trong tiệm
tạp hóa và quán nhậu bình
dân trên địa bàn TP.HCM.
Rượu gì cũng có
Ghé vào một tiệm tạp hóa
treo lủng lẳng bánh, kẹo, dầu
gội đầu gói nhỏ, áomưa…trên
đường Quang Trung (quận
Gò Vấp), PV hỏi mua 1 lít
rượu trắng. Chủ tiệm xăng
xái, lát sau đưa cho PV bình
rượu rồi nói: “25.000 đồng,
rượu người quen nấu bằng
nếp nên ngon lắm”.
PV hỏi rượu nấu ở đâu, có
nhãn hiệu không, người bán
cho hay: “Rượu nấu tại nhà,
chỉ bỏ mối cho người quen
nên không có nhãn mác. Mà
anh yên tâm, tôi bán hơn 10
năm nay rồi, chưa thấy ai
phàn nàn gì cả”.
PV tấp vào một sạp tạp hóa
trong ngôi chợ trên địa bàn
huyện Hóc Môn mua nửa lít
rượu trắng. Người bán ra giá
15.000 đồng rồi nói thêm:
“Giờ rượu dỏm, rượu pha
cồn nhiều lắm, anh mua coi
chừng nhầm nghe. Rượu đó
uống vô theo “ông bà ông
vải” sớm”.
PV hỏi: “Có chắc rượu chị
bán uống vô an toàn không?”.
“Ôi trời, rượu người quen tôi
nấu bằng nếp nên uống vô
không hề hấn gì đâu” - người
bán quả quyết.
Bước vào quán nhậu bình
dân trên địa bàn xã Vĩnh Lộc
B (huyện Bình Chánh), PV
kêu phần dê hấp. “Các anh
uống rượu nha, từ rượu trắng
tới rượu thuốc có đủ” - chủ
quán xởi lởi.
“Rượu trắng mỗi lít 30.000
đồng.Rượu thuốc có loại ngâm
với chuối hột hoặc sâm, đinh
lăng, ba kích, cây mật gấu…;
có loại ngâmvới rắn, tắc kè, cá
ngựa…Giá mỗi xị từ 15.000
tới 60.000 đồng. Rượu được
nhà ngâm nên khỏi cần nhãn
hiệu, uống vô tư” - chủ quán
giới thiệu thêm.
BàNTH(ởhuyệnHócMôn)
sống bằng nghề nấu rượu thủ
công gần 30 năm. Bà H cho
biết rượu thủ công được nấu
bằng nếp, qua nhiều giai đoạn
nên giá bán thấp nhất mỗi lít
phải 50.000 đồng. Do vậy,
nếu rượu trắng có giá dưới
30.000 đồng thì cần xem lại
chất lượng.
“Rượu dùng ngâm thuốc
phải ngon, nồng độ cao nên
tôi bỏmốimỗi lít 70.000 đồng.
Do vậy, rượu ngâm với chuối
hột, rắn, tắc kè… có giá mỗi
xị từ 15.000 đồng thì chất
lượng đáng ngờ” - bà H nói.
Rượu trắng, rượungâm
không rõ nguồn gốc
đều gây hại
Mới đây, tám người ở TP
Thủ Đức sử dụng rượu trắng
không rõ nguồn gốc nên bị
ngộ độc methanol, trong đó
có hai người tử vong. Sau đó,
thêm năm người cũng bị ngộ
độc methanol do uống rượu
trắng trôi nổi.
PGS-TSPhạmKhánhPhong
Lan, Trưởng ban Quản lý
an toàn thực phẩm (ATTP)
TP.HCM, cho biết ngộ độc
rượu là do lạmdụng rượu hoặc
sử dụng rượu không an toàn.
“Rượu không an toàn được
sản xuất từ phương pháp
lên men thủ công để tạo ra
methanol, rượu pha chế từ
cồn công nghiệp có chứa
methanol hoặc cồn methanol,
rượu ngâm thuốc, rượu ngâm
cây rừng độc, rượu ngâm phủ
tạng động vật…” - bà Phong
Lan cho biết thêm.
Có hai loại ngộ độc rượu:
Ngộ độc rượu etylic (ethanol)
và ngộ độc rượu metylic
(methanol). Ngộ độc rượu
etylic gồm ngộ độc cấp tính
hoặc mạn tính, phụ thuộc
vào số lượng rượu uống và
tần suất, thời gian uống rượu.
“Đối với ngộ độc rượu
metylic, nhẹ thì có cảm giác
say say, chóng mặt, buồn
nôn, nôn ói, nhức đầu. Nặng
thì có biểu hiện rối loạn tiêu
hóa, nôn ra máu, rối loạn
thần kinh (co giật, hôn mê,
co cứng toàn thân); rối loạn
hô hấp (thở nhanh, phù phổi
cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch
nhanh, huyết áp giảm); đồng
tử giãn, xuất tiết võng mạc
và tử vong” - bà Phong Lan
giải thích.
Đề cập đến rượu ngâm,
TheoPGS-TSPhạmKhánhPhongLan,Trưởng
ban Quản lý ATTP TP.HCM, rượu thuộc nhóm
hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm
rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có
giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp
luật về sản xuất, kinh doanh rượu.
Tìm hiểu thêm, PV được biết tổ chức, cá
nhân sản xuất rượu thủ công nhằmmục đích
kinh doanh phải xin giấy phép.
Cụ thể, Điều 20Nghị định 105/2017/NĐ-CP
và Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ
công nhằm mục đích kinh doanh.
Trong đó bao gồm bản sao bản công bố
sản phẩm rượu hoặc bản sao giấy tiếp nhận
bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận
công bố phù hợp quy định ATTP (đối với
rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
(trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh
doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của
pháp luật về ATTP); bản liệt kê tên hàng
hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa
rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự
kiến sản xuất.
Rượu ngâm thường
là dạng bài thuốc
chữa bệnh. Do vậy,
một bình rượu
ngâm không thể
dùng chung cho cả
nam lẫn nữ, già trẻ,
lớn bé.
Đời sống xã hội -
ThứNăm11-8-2022
TS-BSTrươngThị Ngọc Lan,
PhóViện trưởngViệnYdược
học dân tộcTP.HCM, cho biết
rượu ngâm có hai thành phần
chính: Rượu và thuốc (gồm
thực vật và động vật).
“Thuốc ngâm rượu có
nhiều điều đáng nói. Dùng
thuốc giả để ngâm rượu sẽ
nguy hiểm cho người uống.
Sử dụng thuốc thật để ngâm
rượu nhưng không sao tẩm,
không làm sạch… sẽ không
đảm bảo chất lượng. Thuốc
thật đã được sao tẩmmang ra
ngâm rượu chỉ sử dụng cho
từng đối tượng” - bà Ngọc
Lan nói.
Rượu ngâm thường là dạng
bài thuốc chữa bệnh. Do vậy,
một bình rượu ngâm không
thể dùng chung cho cả nam
lẫn nữ, già trẻ, lớn bé. Rượu
ngâm sử dụng cũng phải
đúng liều lượng. “Uống quá
liều dễ dẫn đến hiện tượng
“bốc hỏa”, lên huyết áp, ảnh
hưởng tim mạch và nhiều
vấn đề khác” - bà Ngọc Lan
nói thêm.
“Thuốc ngâm là một bài
thuốc. Đã là bài thuốc, khi
sử dụng phải được BS tư
vấn” - bà Ngọc Lan khuyên.•
Sử dụng rượu
trắng và rượu
thuốc không
rõ nguồn gốc
đều có nguy
cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe
và tínhmạng.
Tiêu điểm
“Soi” các cơ sở
sản xuất và kinh
doanh rượu ở TP.HCM
Từ ngày 15-8 đến cuối năm
2022, BanQuản lýATTPTP.HCM
cùng TP Thủ Đức và các quận,
huyện sẽ kiểm tra ATTP đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh
rượu, đồ uống có cồn trên địa
bàn TP.
Trong quá trình thanh tra,
kiểm tra, các đoàn thực hiện
truy xuất nguồn gốc đối với
những cá nhân, tổ chức sản
xuất, kinh doanh rượu, bia, đồ
uống có cồn không đảm bảo
ATTP và xử lý nghiêm khi có
vi phạm.
Cơ sở nấu rượu thủ công phải có giấy phép
Cứu sống 2 trẻ sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan
Ngày 10-8, BV Bạch Mai cho biết vừa điều trị thành công
cho hai ca sốt xuất huyết biến chứng cực nặng.
Trường hợp đầu tiên là cháu NTLM (15 tuổi). Cháu M
đến bệnh viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết Dengue,
mạch nhanh, sốt cao liên tục...
ThS-BS Phạm Văn Hưng, BS trực tiếp điều trị cho ca
bệnh, chia sẻ: “Bệnh nhi M được điều trị chống sốc theo
phác đồ điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue, bao gồm cả
truyền dịch cao phân tử. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhi
vẫn diễn biến xấu, sốc không cải thiện kèm theo suy hô
hấp, tràn dịch màng phổi, dịch màng bụng số lượng nhiều.
Các BS phải xử trí đặt nội khí quản, thở máy, tiếp tục
truyền dịch theo phác đồ, sử dụng vận mạch Adrenalin,
Noradrenalin... Vận dụng mọi biện pháp tối ưu nhất
nhưng sau đó 2-3 giờ, tình trạng bệnh nhi đột ngột xấu đi,
trẻ tím tái, huyết áp tụt, thở máy yêu cầu thông số rất cao
nhưng trẻ vẫn tím, SpO2 chỉ 60%-70%, hút nội khí quản
có ít máu tươi”.
Trước diễn biến nguy kịch của trẻ, các BS đã hội chẩn
để vạch ra chiến lược điều trị cho cháu M. Hàng loạt y
lệnh then chốt đồng loạt được đưa ra để giằng bệnh nhi
khỏi lưỡi hái tử thần.
Sau hơn bảy ngày điều trị, bệnh nhi bắt đầu giảm được
vận mạch và thuốc trợ tim, trẻ ổn định dần, rút được nội
khí quản, cắt được hết vận mạch trợ tim. Sau một tháng
điều trị, bệnh nhi M được xuất viện với chức năng các cơ
quan trở về giới hạn bình thường.
Ca thứ hai là bệnh nhi TT (13 tuổi) cũng bị suy đa cơ
quan, nguy cơ tử vong rất cao, các BS điều trị vừa phải
cho bệnh nhân dùng thuốc trợ tim, vận mạch, vừa phải
truyền dịch chống sốc nhưng tốc độ dịch truyền chỉ còn
2/3 so với phác đồ.
Sau sáu ngày điều trị tích cực, bệnh nhi T rút được nội
khí quản, chức năng đông máu và các tạng cải thiện dần.
Sau 20 ngày điều trị, bệnh nhi cũng được xuất viện với
tình trạng khỏe mạnh bình thường.
NHƯ LOAN
Một nạn
nhân bị ngộ
độc rượu
methanol.
Ảnh: Bệnh
việnNhândân
GiaĐịnh
Rượu trắng được nấu và uống vô tội vạ. Ảnh: PV
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook