3
Thời sự -
ThứNăm11-8-2022
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng vừa có báo cáo
kết quả thẩm tra, xác minh liên quan đến
việc giao đất tại khu dân cư phường 2, TP
Sóc Trăng. Thanh tra xác định người đứng
đầu UBND TP Sóc Trăng nhiệm kỳ 2010-
2015 nắm chưa vững các quy định của
pháp luật về đất đai.
Cụ thể, giao 30 lô đất theo hình thức đấu
thầu rộng rãi chưa đúng đối tượng, không có
danh sách phê duyệt cấp đất tái định cư; giao
50 lô đất không thông qua đấu giá quyền sử
dụng đất. Cạnh đó, giao đất cho DNTN Tấn
Lộc xây dựng nhà ở để bán cho người dân
tại 20 thửa đất nhưng không lập dự án đầu tư
xây dựng và chưa ký kết hợp đồng.
“Doanh nghiệp chỉ đầu tư xây dựng nhà
để bán trên phần đất sạch do Nhà nước quản
lý, đã đầu tư sẵn hạ tầng, san lấp mặt bằng.
Hành vi trên đã tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hưởng lợi (tạm tính cho 50 lô đất đã
giao cho doanh nghiệp) hơn 1,9 tỉ đồng” -
báo cáo của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng nêu.
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ ra một
số sai phạm trong phê duyệt giá thu tiền sử
dụng đất… Từ kết quả thẩm tra, xác minh,
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng xác định để xảy
ra các hạn chế và vi phạm nêu trên, trách
nhiệm chung thuộc về tập thể lãnh đạo
UBND TP Sóc Trăng nhiệm kỳ 2010-2015.
Qua các sai phạm phát hiện, Thanh tra tỉnh
Sóc Trăng kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh
kiểm điểm trách nhiệm chủ tịch UBND
TP Sóc Trăng nhiệm kỳ 2010-2015. Cạnh
đó, tổ chức rút kinh nghiệm đối với ông
Trần Tuấn Nghĩa (nguyên chuyên viên văn
phòng phụ trách nội chính và giải phóng
mặt bằng, hiện là chủ tịch UBND phường
9) và ông Lê Chấn Dân (chuyên viên
Phòng TN&MT TP).
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị
chủ tịch UBND tỉnh chuyển hồ sơ sang
Cơ quan CSĐT công an tỉnh để tiếp tục
điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu tội cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
ANH HÀO
Kiếnnghị chuyển cônganđiều tra
sai phạmđất đai tại TPSócTrăng
và các cơ quan
khẩu
Một nội dung khác cũng
được nhiều ĐB chất vấn liên
quanđếnviệcbảovệ thông tin
cá nhân. ĐB Nguyễn Thị Thủy
(ĐoànBắcKạn) đặt vấnđềhiện
nay thông tincánhânđược rao
bán dễ dàng tại các hội nhóm
trênmạng xã hội. Công an các
địa phương đã triệt phá nhiều
đường dâymua bán thông tin
nhưngvẫncònnhiềuđốitượng
đang hoạt động, chưa bị phát
hiện, xử lý. Vậy giải pháp nào
để phòng ngừa, ngăn chặn
và xử lý hiệu quả vấn đề này?
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công
an Tô Lâm cho rằng vấn đề lộ
lọt dữ liệu cá nhân đang “rất
đáng báo động”, không chỉ ở nước ta mà cả
trên thế giới. Bộ Công an đã triển khai nhiều
giải pháp như hoàn thiện hành lang pháp lý.
Bộ Công an đã trình Chính phủ ban hành Nghị
định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. “10 lần trình
rồi, hiện đang vào giai đoạn chót. Chính phủ
sẽ sớm ban hành nghị định này để có căn cứ
pháp lý tiến hành các biện pháp bảo vệ dữ liệu
cá nhân” - ông Tô Lâm nói.
Theo lộ trình, Bộ Công an dự kiến năm2024
sẽnghiêncứu, thammưuChínhphủ trìnhQuốc
hội xem xét ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá
nhân. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền,
nâng caonhận thức của người
dân trong bảo vệ dữ liệu cá
nhân, nhất là khi thamgiamôi
trường mạng.
Một giải pháp khác được
đưa ra là xử lý nghiêm các
trường hợp làm lộ lọt, rao bán
dữ liệu cá nhân theo quy định.
Trong đó điển hình là bộ đang
điều tra đối tượng rao bán 30
triệu dữ liệu được cho là lấy từ
nguồn BộGD&ĐT. Ngoài ra, có
một số cơ sở dữ liệu của các
ngành khác như y tế cũng có
nguy cơ bị lộ lọt nên sẽ được
tập trung để xử lý.
TheoôngTôLâm,BộCôngan
xác định cơ sở dữ liệu cá nhân
trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài
nguyêncủaquốcgia, đượcbảođảmanninh, an
toàn vềmức độ 4. Quy trình thu thập, cập nhật,
bổ sung thông tin… được thực hiện nghiêm
ngặt. Ngành cũng thường xuyên thực hiện kỹ
thuật chuyên biệt 24/24 giờ với hệ thống ngăn
chặn việc tấn công xâm nhập lấy cắp dữ liệu.
Bộ trưởng Bộ Công an cũng cho hay hằng
ngày bộ phải đối phó với hàng ngàn cuộc tấn
công vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,
nhất là các cuộc tấn công từ nước ngoài.“Nếu
không có hệ thống bảo đảm an toàn thì nguy
cơ này rất lớn” - ông Tô Lâm nói.
Điều tra vụ 30 triệu dữ liệu cá nhân đang bị rao bán
nhưng gần đâyTâyBanNha đã
chấp nhận hộ chiếu của chúng
ta” - Bộ trưởng nói thêm.
Ông nhận định vừa qua việc
một số nước có phản ứng, gây
khó khăn bởi cũng có những
lý do rất thực tế. “Họ cũng
muốn tìm hiểu xem nguồn gốc
công dân đi vào nước họ ở địa
phương cụ thể nào, vì không
tra cứu được nên vậy. Chúng
tôi cho rằng đây là các vấn đề
kỹ thuật” - vẫn lời ôngTô Lâm.
Bộ Công an đã có giải pháp
giải quyết việc này, trước mắt
những cá nhân cần bổ sung nơi
sinh, bộ đã bàn với các cơ quan
sẽ bổ sung nơi sinh ở phần bị
chú. Về lâu dài, nếu cần bổ
sung nơi sinh, Bộ Công an sẽ
đề xuất, báo cáo Chính phủ,
thống nhất với các cơ quan
liên quan, báo cáo Quốc hội
sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam.
“Bộ Công an chúng tôi chủ trì
làm việc này nên chúng tôi xin
nhận trách nhiệm và cũng có
những giải pháp để khắc phục”
- Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.
Chất vấn lại, ĐB Huỳnh
Thị Ánh Sương (Đoàn Quảng
Ngãi) hỏi vấn đề cấp hộ chiếu
mới có thuận lợi, khó khăn hay
lãng phí như thế nào đối với
công dân và xã hội?
“Cơ bản là thuận lợi. Hộ
chiếu mới đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân, không có
khó khăn gì cả” - Bộ trưởng
Bộ Công an đáp và nói vừa
qua có khó khăn do một số
nước yêu cầu phải có nơi sinh
và việc này đã có giải pháp.
Những hộ chiếu cũ còn giá
trị thì vẫn được sử dụng bình
thường. Hộ chiếu cũ hết hạn
sẽ được cấp đổi. Sắp tới, bộ sẽ
tiếp tục ứng dụng công nghệ
mới là hộ chiếu điện tử, hộ
chiếu có gắn chip... “Không
có hộ chiếu nào phải bỏ đi,
gây lãng phí” - ông Tô Lâm
nhấn mạnh.•
ĐB Thúy, vấn đề này đã được chỉ ra từ lâu
nhưng chưa được giải quyết.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn
Hùng cho biết văn hóa là vấn đề rất rộng, liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Thời gian
qua, Bộ VH-TT&DL đã chủ động ký kết với
nhiều ngành để cùng các ngành, các cấp xây
dựng môi trường văn hóa. “Đây cũng là trọng
tâm của năm 2022 và những năm tiếp theo.
Chúng tôi chọn đơn vị thôn, bản, ấp - nơi
nuôi dưỡng, bồi dưỡng trực tiếp sinh hoạt của
người dân để giáo dục, hình thành nếp sống
văn hóa” - Bộ trưởng Hùng nói.
Đề cập đến việc ăn mặc chưa đúng mực của
nghệ sĩ, ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn
Bình Dương) đặt câu hỏi đâu là ranh giới giữa
phong cách thời trang và thuần phong mỹ tục?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận
vừa qua một số nghệ sĩ có rất nhiều vấn đề
phiền toái, ứng xử không đẹp, phản văn hóa.
Bộ đã ban hành quy tắc ứng xử trong nghề
nghiệp, nêu khát vọng cống hiến, lấy giá trị
thước đo là chân thiện mỹ, lấy cái đẹp dẹp
cái xấu. Dù đây không phải là chế tài nhưng
các văn nghệ sĩ “rất phấn khởi, coi đây là
hướng vận động về phạm trù đạo đức để mọi
người tự giác”.
“Một số nội dung phản cảm thì chúng ta
có nhắc nhở. Chúng ta không thể lấy hình
ảnh trang phục của nghệ sĩ trên sân khấu
để làm theo, như vậy cũng không đúng vì
cái này tùy theo gu thẩm mỹ” - ông Hùng
nhìn nhận.
HỒ THỊNH
Đại biểuNguyễn Thị Thủy
phát biểu tại phiên chất vấn.
Ảnh: Quochoi
Qua thẩm tra, xácminh, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án khu dân cư phường 2,
TPSóc Trăng. Ảnh: PT
Chiều 10-8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT)
Tỉnh ủy Kiên Giang đã công bố quyết
định kỷ luật của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo đó, ông Hà Văn Phúc, Tỉnh ủy viên,
Giám đốc Sở Y tế tỉnh, bị kỷ luật cảnh cáo
về mặt Đảng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, UBKT Tỉnh
ủy Kiên Giang kết luận Đảng ủy Sở Y tế
đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức
thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác
phòng chống dịch thiếu chặt chẽ, chưa
thường xuyên kiểm tra, giám sát.
Từ đó dẫn đến Ban giám đốc sở, Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh và một
số cán bộ, đảng viên vi phạm quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phê
duyệt dự toán, đấu thầu, mua sắm sinh
phẩm, kit test virus SARS-CoV-2.
Đối với cá nhân ông Hà Văn Phúc, UBKT
Tỉnh ủy kết luận ông này đã ký ban hành
một số văn bản không đúng thẩm quyền
và chưa đúng tinh thần chỉ đạo của UBND
tỉnh. Cạnh đó, chỉ định thầu mua hóa chất,
sinh phẩm, kit test virus SARS-CoV-2
không đúng quy định của Luật Đấu thầu.
Đồng thời, không tận dụng nguồn lực tài
trợ, viện trợ để thực hiện công tác phòng
chống dịch là không tiết kiệm, gây lãng phí
và vi phạm quy định về những điều đảng
viên không được làm.
Từ đó, UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang đề
nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét kỷ
luật ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế
tỉnh, bằng hình thức cảnh cáo.
Như đã thông tin, theo kết luận của Thanh
tra tỉnh Kiên Giang, có hai đơn vị thực hiện
hợp đồng mua sắm kit test với Công ty CP
Công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt
Á) là Sở Y tế tỉnh và CDC tỉnh.
Kết quả thanh tra cho thấy việc lấy các
bảng báo giá để xây dựng dự toán gói thầu
không phải do Sở Y tế tỉnh thực hiện mà
do Công ty Việt Á lấy và cung cấp cho sở.
Cạnh đó, Công ty CP Thiết bị y tế và Dược
phẩm Thừa Thiên Huế và Công ty Việt Á
có mối quan hệ trong quản lý.
Đối với CDC tỉnh Kiên Giang, dù có ba
công ty báo giá nhưng các bảng báo giá đều
do Công ty Việt Á cung cấp cho CDC. Ngoài
ra, một trong ba công ty báo giá có một đơn
vị là công ty con của Công ty Việt Á, còn
đơn vị còn lại không sản xuất hoặc kinh
doanh thiết bị, dụng cụ y tế.
CHÂU ANH
GiámđốcSởY tế tỉnhKiênGiang
bị kỷ luật cảnh cáo vềmặtĐảng
ÔngHàVănPhúc,GiámđốcSởYtếtỉnhKiênGiang,
bị kỷ luật cảnh cáo vềmặt Đảng.
Ảnh: syt.kiengiang.gov.vn