7
Ngày 10-8, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm
(lưu động) tại TP Cần Thơ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
xảy ra tại Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Hậu Giang.
Tuy nhiên, tại tòa, các luật sư cho biết bị cáo
Lê Hữu Tâm (cựu chủ tịch HĐQT Quỹ TDND)
và bị cáo Nguyễn Thiện Hồng (cựu giám đốc
Quỹ TDND) hiện đang nhập viện điều trị tại
Cần Thơ và TP.HCM nên tòa quyết định hoãn
phiên xử.
Ngày 23-4-2021, TAND tỉnh Hậu Giang xét
xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Tâm 17 năm
tù, Hồng 12 năm tù, Phan Văn Tập (cựu giám
đốc Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh, Kiên Giang) 14
năm tù và Trương Thị Thanh Loan (cựu phó giám đốc
Quỹ TDND) tám năm tù.
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm lần hai,
bị cáo Loan bị VKS truy tố bổ sung sau
khi TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy
bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Theo cáo trạng mới nhất, năm 2011, bị
cáo Tâm cùng với Loan, Hồng, Tập nhiều
lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản của người khác. Trong đó, bị cáo Tâm cùng với
Hồng, Loan thực hiện hành vi gian dối để vay 28 hợp
đồng với tổng số tiền hơn 54,5 tỉ đồng. Sau khi cấn trừ số
tiền bị cáo đã trả trước khi khởi tố vụ án và tổng giá trị tài
sản thế chấp, bị cáo Tâm đã chiếm đoạt của Quỹ TDND
Hậu Giang hơn 38,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Loan đã giúp sức cho Tâm ký giải ngân
bốn hợp đồng với tổng số tiền 7,5 tỉ đồng. Bị cáo Hồng
đã giúp sức cho Tâm ký giải ngân 23 hợp đồng với tổng
số tiền hơn 45,5 tỉ đồng. Hồng còn ký chứng thư bảo lãnh
giúp sức cho Tâm chiếm đoạt của Công ty TNHH De
Heus hơn 18 tỉ đồng.
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm11-8-2022
Bị cáoPhanVănTập làmột trongbốnbị cáo trong
vụáncómặt tại tòangày10-8. Ảnh: NHẪNNAM
Phải thu hồi tiền đã chi mới thực hiện bồi thường
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Trần Cảnh Phong (Phó Trưởng ban
BTGPMBTPThủ Đức) cho biết đúng là hiện đơn vị đang giải quyết vụ việc
này. Đây là câu chuyện dài nhiều tập giữa các cá nhân trong gia đình liên
quan đến việc bồi thường.
Hiện Ban BTGPMBTP.HCMxác định phải thi hành theo bản án và quyết
định của UBND. Tuy nhiên, ngân sách bồi thường đối với từng hộ dân
không thể thay đổi nay đã chi cho ôngTrầnTưởng Quân hai lần, phải thu
hồi mới có thể thực hiện bồi thường cho ông Vũ Chiến Bình.
Ban BTGPMB đã nhiều lần mời ông Quân đến làm việc để thu hồi
nhưng ông Quân không đến. Vì vậy, Ban BTGPMB sẽ báo cáo lên UBND,
có thể chuyển cơ quan có thẩmquyền hay cơ quan pháp luật giải quyết.
định đối với ông Quân và giải quyết
bồi thường cho ông Bình theo đúng
quy định.
Không đồng tình với quyết định
của UBND giải quyết khiếu nại
cho ông Bình, ông Quân khởi
kiện vụ khiếu kiện quyết định
hành chính về khiếu nại trong
lĩnh vực GPMB.
Hai cấp tòa sơ và phúc thẩm bác
yêu cầu khởi kiện của ông Quân và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan về việc yêu cầu hủy quyết
định ngày 31-7-2013 của chủ tịch
UBND quận 2 về giải quyết đơn
khiếu nại của ông Bình. Kết thúc vụ
kiện hành chính qua hai cấp xét xử,
ngày 9-5-2018, bản án phúc thẩm
của TAND TP.HCM có hiệu lực.
Vẫn chưa được nhận
bồi thường
Đầu tháng 4-2019, UBND quận
2 ban hành Quyết định 990 về bồi
thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định
cư đối với ông Bình. Cụ thể, ông
Bình được tổng giá trị bồi thường,
hỗ trợ thiệt hại và tái định cư hơn
4,5 tỉ đồng.
Quyết định này cũng nêu: “Giao
chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ thiệt hại và tái định cư khu đô
thị mới Thủ Thiêm chịu trách nhiệm
thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ
thiệt hại và tái định cư là gần 2 tỉ
đồng đã chi cho ông Quân theo
hai quyết định năm 2006 và 2007
của chủ tịch UBND quận 2. Phần
ông Quân có trách nhiệm nộp lại
số tiền trên”.
Tháng 11-2021, đại diện phía ông
Bình gửi đơn cho UBND TP Thủ
Đức và Ban BTGPMBTPThủ Đức
về việc xin yêu cầu thi hành bản án
phúc thẩm và quyết định trên.
Ngày 22-2-2022, Ban BTGPMB
TP Thủ Đức đã mời phía ông Bình
đến làm việc. Ban BTGPMB cho
rằng do ông Quân chưa nộp lại số
tiền thu hồi nên chưa có cơ sở chi
tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và
tái định cư cho ông Bình.
Không đồng ý với lý do trên, ông
Bình cho rằng Ban BTGPMB TP
Thủ Đức đã cố ý không thực hiện
bản án hành chính phúc thẩm đã
có hiệu lực pháp luật trên và Quyết
định 990 của chủ tịch UBND quận
2 (nay là TPThủ Đức) về giải quyết
số tiền bồi thường thiệt hại. Điều
này vi phạm các khoản 1, 2 Điều
314 Luật Tố tụng hành chính.
Theo ông, lý do Ban BTGPMB
nêu là vi phạm các khoản 12, 13, 14
Điều 15 về trách nhiệm của cơ quan
giải quyết bồi thường quy định tại
Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
Phía ông Bình cũng bức xúc nói
về lãi suất, Ban BTGPMB cho rằng
tại thời điểm này nếu các hộ dân
chưa đồng ý nhận tiền thì toàn
bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ của
các hộ dân sẽ được gửi vào kho
bạc nhà nước để theo dõi, quản lý
(không phát sinh lãi suất), việc hỗ
trợ lãi suất theo Công văn 4650/
UBND-ĐT ngày 26-7-2017 của
HOÀNGYẾN
M
ới đây, ông Vũ Chiến Bình
khiếunạiBanBồi thườnggiải
phóngmặt bằng (BTGPMB)
TP Thủ Đức vì chưa thi hành bản
án và quyết định của chính quyền
liên quan đến ông sau hơn một thập
niên khiếu nại và hầu tòa.
14 năm ròng rã khiếu nại,
chờ tòa giải quyết
Theo trình bày của ông Bình, vụ
việc bắt đầu từ việc Ban BTGPMB
quận 2 (nay là TPThủ Đức) đã giải
quyết chi sai đối tượng thụ hưởng,
thay vì bồi thường, hỗ trợ thiệt hại
cho ông Bình thì lại bồi thường
cho ông Trần Tưởng Quân. Từ đó
đã dẫn đến việc khiếu nại và khởi
kiện từ năm 2008. Đến nay, sau 14
năm, Ban BTGPMB TP Thủ Đức
vẫn chưa thực hiện phán quyết
có hiệu lực của tòa và quyết định
của UBND.
Hồ sơ thể hiện căn nhà 31/7, xã
An Khánh, huyện Thủ Đức sau là
phường An Khánh, quận 2 (nay là
TP Thủ Đức) có nguồn gốc từ bà
VũThị KimAnh tạo lập. Năm1998,
trước khi xuất cảnh, bàAnh chuyển
nhượng cho ông Bình. Thực tế ông
Bình có hộ khẩu tại đây từ trước đó
và đứng tên chủ hộ cho đến năm
2001 ông đi xuất cảnh.
Năm 1999, ông Bình có đứng kê
khai nhà đất theo Quyết định 3376
của UBND TP.HCM. Căn cứ theo
quy định về bồi thường, hỗ trợ thiệt
hại và tái định cư trong khu quy
hoạch thuôc khu đô thị mới Thủ
Thiêm và các khu phục vụ tái định
cư tại quận 2, ông Bình đủ điều kiện
để được bồi thường, hỗ trợ đối với
phần nhà đất trên.
Tuy nhiên, từ tháng 1-2005 đến
năm 2009, chủ tịch UBND quận 2
lại ban hành các quyết định về bồi
thường hỗ trợ GPMB cho ông Trần
Tưởng Quân, một người ở chung
nhà với ông Bình trong hộ khẩu.
Tháng 4-2009, ông Bình khiếu
nại các quyết định bồi thường, hỗ
trợ thiệt hại cho ông Quân. Sau năm
năm khiếu nại, cuối tháng 7-2013,
chủ tịch UBND quận 2 quyết định
điều chỉnh, thu hồi, hủy bỏ các quyết
Án có hiệu lực nhưng dân
vẫn chưa được thi hành
Sau nhiều nămông Bình vẫn chưa được nhận tiền bồi thường theo bản án có hiệu lực của tòa và quyết định
của ủy ban vì ban bồi thường chưa thu hồi được tiền chi nhầm cho người khác.
UBND TP.HCM là không đúng
với hồ sơ giải quyết khiếu nại và
khởi kiện của ông Bình.
Trao đổi về vấn đề này, luật
sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư
TP.HCM) phân tích cho rằng lý
do Ban BTGPMB đưa ra là không
đúng. Ở đây, phải rõ ràng việc trước
đó Ban BTGPMB chi sai đối tượng
là quan hệ giữa cơ quan nhà nước
đối với người đó.
Còn nay, ông Bình có quyết
định được chi bồi thường thì Ban
BTGPMB phải giải quyết cho ông
theo đúng phán quyết của tòa án
và quyết định của UBND. Việc
Ban BTGPMB làm sai thì phải tự
khắc phục, không thể đổ lỗi này mà
không thi hành việc bồi thường cho
người dân theo quy định.•
Cựu chủ tịch và cựu giám đốc cùng nhập viện, tòa hoãn xử
Chủ tịch UBND quận
2 (nay là TP Thủ Đức)
quyết định điều chỉnh,
thu hồi, hủy bỏ các quyết
định đối với ông Quân
và giải quyết bồi thường
cho ông Bình theo đúng
quy định.
Tiêu điểm
Điều 314 xử lý vi phạm
trong thi hành án
hành chính
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
thi hành án cố ý không chấp hành
bản án, quyết định của tòa án, quyết
định buộc thi hành án của tòa án thì
tùy trường hợp mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của luật.
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn
cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy
trườnghợpmàbị xử lý kỷ luật, xửphạt
vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định
của luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015