187-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm18-8-2022
Tiêu điểm
WHO muốn đổi tên bệnh đậu mùa khỉ
Khó duy trì đà giảmmạnh
của giá dầu thế giới
Nhiều yếu tố trong nền kinh tế toàn cầu đang tác độngmạnh lên giá dầu, khiến đà giảmhiện nay
có thể chấmdứt bất kỳ lúc nào.
VĨ CƯỜNG
T
heosốliệucủatrang
Trading
Economics
trong phiên
giao dịch ngày 17-8, giá
dầu thô thế giới tiếp tục lao
dốc mạnh. Giá dầu Brent có
lúc giảm xuống dưới ngưỡng
92USD/thùng, đánh dấumức
thấp nhất kể từ ngày 25-2,
xóa sạch mức tăng do xung
đột Nga - Ukraine. Trong khi
đó, dầu WTI được giao dịch
quanh mức 87 USD/thùng,
mức giá thấp nhất trong vòng
sáu tháng qua. Nhìn chung,
giá dầu đang ở mức thấp hơn
khoảng 30% so với thời điểm
xung đột bùng nổ. Giá nhiên
liệu máy bay, dầu diesel cũng
đang giảm, điều đó kéo theo
chi phí cho thức ăn hay vé
máy bay cũng giảm theo. Dù
vậy đà giảm này có thể tiếp
tục duy trì tới cuối năm hay
không là một câu hỏi lớn,
tờ
The New York Times
dẫn
lời giới chuyên gia cho biết.
Nhiều tác nhân
khó đoán định
Cụ thể, giá dầu tuy xuống
nhanh nhưng cũng có thể vọt
lên bất cứ lúc nào, bất ngờ và
rất đột ngột tùy vào các chuyển
động của nền kinh tế toàn cầu.
Giới quan sát nhận định khi
TrungQuốc dỡ bỏ các hạn chế
phòng dịch COVID-19, nhu
cầu chắc chắn sẽ tăng. Hoạt
động rút dầu từ Cục Dự trữ
dầu mỏ chiến lược Mỹ cũng
sẽ kết thúc vào cuối năm nay
và nước này sẽ cần tăng mua
để bổ sung.
Bên cạnh đó, một sự kiện
Giới quan sát nhận
định khi Trung
Quốc dỡ bỏ các hạn
chế phòng dịch
COVID-19, nhu cầu
chắc chắn sẽ tăng.
ỞViệt Nam, theo dữ liệumới
nhất từ Bộ Công Thương, giá
xăng nhập hiện giảm còn 111
USD/thùng, tươngđươngmức
giá ngày 16-2. Giá xăng trong
nước khi đó là 25.320 đồng/lít.
Nếukhôngtínhthuếbảovệmôi
trường 3.300 đồng, giá xăng
còn khoảng 22.000 đồng/lít.
Giá khí đốt tại châu Âu tăng kỷ lục
Theo hãng thông tấn Nga
TASS
, giá khí đốt tại châu Âu khi
khép lại phiên giao dịch ngày 16-8 đã lần đầu tiên leo lênmức
2.500USD/1.000m
3
kể từ tháng3, theodữ liệu tại sàngiaodịch
London.Trong khi đó, giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 9 tại trung
tâm TTF ở Hà Lan cũng tăng lên mức 2.501,7 USD/1.000 m
3
.
Giá khí đốt biến động mạnh phiên ngày 16-8 trong bối
cảnh nguồn cung từ Nga giảm mạnh, giá khí đốt giao ngay
ở châu Á tăng cao, cùng với việc Na Uy đóng cửa để sửa chữa
một số cơ sở sản xuất và vận chuyển khí đốt cùng tình trạng
nhiệt độ tăng cao ở châu Âu.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom cùng ngày cũng
cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể leo dốc 60% trong
mùa đông này.
Gazprom không loại trừ khả năng giá khí đốt tại châu lục
này có thể lập kỷ lục mới lên tới 4.000 USD/1.000 m
3
trong
những tháng sắp tới.“Giá khí đốt tại các sàn giao dịch ở châu
Âu đã vượt qua con số 2.500 USD/1.000 m
3
. Ước tính, nếu xu
hướng này tiếp tục, mức giá sẽ vượt 4.000 USD vàomùa đông
tới” - tập đoàn Nga lưu ý.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gấp bốn lần kể từ đầu năm
đến nay, chủ yếu do dòng chảy năng lượng từ Nga sang khu
vực này giảm mạnh.
Một giàn khoan dầu ởmỏ dầu Tamar ngoài khơi Israel hồi tháng 5. Ảnh: REUTERS
bất ngờ - chẳng hạn bão làm
ngập kênh Houston Ship và
khiến một số nhà máy lọc dầu
ở vịnh Mexico ngừng hoạt
động trong nhiều tuần hoặc
thậm chí vài tháng - có thể
khiến giá nhiên liệu tăng vọt.
Các yếu tố nhỏ hơn như
kỳ vọng của các thương lái
- những người mua và bán
nhiên liệu, biến đổi chính trị
tại các quốc gia sản xuất dầu
như Venezuela, Nigeria và
Libya cũng như quyết định
đầu tư của giám đốc các công
ty dầu nhà nước và tư nhân
cũng ảnh hưởng đáng kể tới
giá dầu trên thị trường.
“Giá dầu luôn tiềm ẩn
khả năng gây bất ngờ. Tôi
vẫn nghĩ rằng trong ngắn
hạn giá dầu vẫn sẽ tiếp tục
giảm. Nguồn cung hiện khá
dồi dào” - bà Sarah Emerson,
Chủ tịch Công ty phân tích
ESAI Energy (Mỹ), nhận
định. Bà cũng lưu ý điều đó
không đồng nghĩa giá dầu sẽ
không tăng trở lại trong bối
cảnh châu Âu có thể sẽ phải
đốt dầu thay cho khí đốt vào
mùa đông tới.
Nhiều tín hiệu
trái chiều
Cuộc chiến ở Ukraine vẫn
là một biến số lớn trong triển
vọng nguồn cung toàn thế
giới vì Nga là nhà cung cấp
nhiên liệu lớn. Trước khi đưa
quân sang Ukraine, Nga sản
xuất 10 triệu thùng dầu mỗi
ngày nhưng con số này sau
đó giảm 580.000 thùng. Các
lệnh trừng phạt của châu Âu
vớiMoscowdự kiến được thắt
chặt vào đầu năm tới sẽ khiến
thị trường mất thêm khoảng
600.000 thùng dầu mỗi ngày
từ Nga. Một khi Nga thắt chặt
hơn nữa việc bán khí đốt cho
châu Âu để trả đũa các biện
pháp cấm vận, khu vực này
sẽ buộc phải đốt nhiều dầu
hơn để thay thế.
Trong dự báo tuần trước,
Tổ chức Các nước xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC) dự kiến nhu
cầu xăng dầu sẽ yếu đi so với
ước tính ban đầu trong năm
nay và năm tới. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp tin tưởng
nhu cầu toàn cầu sẽ tăng vào
năm 2023 với gần 103 triệu
thùng mỗi ngày.
Nguồn cung đang tăng dần
lên do sản xuất được mở rộng
ởGuyana, Brazil vàMỹ. Điều
này cũng được ghi nhận ở
Saudi Arabia và các quốc gia
vùng Vịnh, dù không nhiều
như Mỹ kỳ vọng. OPEC và
các đối tác, bao gồm Nga đã
hứa sẽ tăng sản lượng thêm
600.000 thùng/ngày trong
tháng 7 và tháng 8.
Triển vọng lọc dầu cũng
đang được cải thiện, điều
này có thể làm giảm giá xăng
và các loại nhiên liệu khác.
Trong khi công suất lọc dầu
ở châu Âu và Mỹ đã giảm
trong những năm gần đây
thì công suất lọc dầu đang
tăng lên ở Trung Đông, Mỹ
Latinh, châu Á và châu Phi.
Mùa lái xe vào dịp hè ở
Mỹ thường ngốn tới 400.000
thùng/ngày. Nhưng tới nay,
các số liệu cho thấy nhu cầu
xăng dầu vẫn không có nhiều
biến động so với mức trung
bình của tháng 4.
Một yếu tố nữa là các nước
đang tìm cách thoát khỏi
nhiên liệu hóa thạch. Ngày
càng nhiều nhà đầu tư năng
lượng hoài nghi về tương lai
của ngành vận tải dầu mỏ và
cho rằng giá cả trong dài hạn
sẽ đi xuống. “Nhu cầu về xe
điện đang tăng lên. Điều đó
gửi đi rất nhiều tín hiệu” -
chuyên gia Daniel Sperling
thuộc ĐH California (Mỹ)
cho hay.•
Phó thủ tướng Singapore cảnh báo về xung đột Mỹ - Trung
Ngày 16-8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi công
chúng hỗ trợ tham vấn để đưa ra một tên gọi ít mang tính kỳ thị
hơn cho căn bệnh đậu mùa khỉ. Trong nhiều tuần qua, WHO đã
bày tỏ lo ngại về tên gọi của căn bệnh này.
Sở dĩ căn bệnh có tên gọi đậu mùa khỉ là vì virus ban đầu được
xác định trên những con khỉ vốn được nuôi để nghiên cứu ở Đan
Mạch vào năm 1958. Tuy nhiên, căn bệnh này lại được tìm thấy
nhiều hơn ở một số loài động vật khác, phổ biến nhất là loài gặm
nhấm.
Các chuyên gia cảnh báo rằng tên gọi hiện nay có thể gây nên
sự kỳ thị đối với các loài linh trưởng, mặc dù chúng đóng vai
trò rất ít trong sự lây lan của căn bệnh. Tên gọi “đậu mùa khỉ”
cũng tạo nên sự kỳ thị với châu Phi vì châu lục này là nơi gắn bó
của các loài linh trưởng. Gần đây Brazil đã ghi nhận trường hợp
người dân tấn công khỉ vì lo sợ dịch bệnh.
Người phát ngôn củaWHO Fadela Chaib nói với truyền thông
rằng “bệnh đậu mùa ở người đã được đặt tên trước khi có các quy
trình tốt nhất như hiện nay trong việc đặt tên”. Bà nói thêm rằng
WHO thực sự muốn tìmmột cái tên không gây kỳ thị và tổ chức
này đã tiến hành một cuộc tham vấn công chúng về việc đổi tên
căn bệnh.
PHẠMKỲ
Ngày 15-8, Phó Thủ tướng Singapore
Lawrence Wong cảnh báo các động thái
hiện tại của Mỹ và Trung Quốc (TQ)
có thể đưa thế giới tới một tình huống
nguy hiểm hơn, đặc biệt với kịch bản
các nước có thể vô tình đi đến kết cục là
một cuộc xung đột toàn diện, theo kênh
Channel News Asia
.
“Đó là rủi ro có thể xảy ra. Chúng ta
bắt đầu nhìn thấy một loạt quyết định
được đưa ra từ cả hai quốc gia sẽ đưa
chúng ta vào một tình huống ngày càng nguy hiểm hơn
nhiều” - ông Wong nói.
Khi được hỏi về khả năng TQ có thể tấn công Đài Loan
- hòn đảo mà Bắc Kinh luôn xem là một phần lãnh thổ, ông
Wong cho biết điều đó “rất khó để nói”, đặc biệt trong bối
cảnh mọi thứ ngày càng trở nên bất ổn.
“Đài Loan chắc chắn là một điểm nóng. Nó có thể dễ
dàng trở thành nơi rất nguy hiểm, như chúng ta đã thấy
trong các sự kiện gần đây và thậm chí có thể leo thang
nhanh chóng. Đó không phải vì một trong hai bên cố tình
muốn điều này xảy ra mà bởi vì như tôi
đã nói, cả hai bên đều hiểu rõ hậu quả và
thực sự không muốn đi vào xung đột” -
ông Wong cho hay.
Phó thủ tướng Singapore nhấn mạnh:
“Lãnh đạo hai bên đều nhận thức điều
trên. Như họ nói, không ai cố tình muốn
lao vào trận chiến nhưng chúng ta đang
mộng du bước vào cuộc xung đột. Và
đó là vấn đề và là mối nguy lớn nhất”.
Ông cũng bày tỏ quan ngại về một
rủi ro có thể xảy ra trên eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông,
viện dẫn sự cố năm 2001 khi một máy bay do thám của Mỹ
phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam của TQ sau khi
va chạm với một tiêm kích của nước này.
“Chúng tôi lo ngại về những dạng sự cố, tai nạn và tính
toán sai lầm như thế. Chúng tôi hy vọng lãnh đạo hai bên có
thể tiếp tục can dự, đặc biệt ở cấp cao nhất. Và những quyết
định có ý thức và hợp lý có thể được đưa ra để ngăn mọi
thứ trở nên tồi tệ hoặc xấu đi thêm nữa” - ông Wong trả lời.
PHẠMKỲ
Phó Thủ tướng Singapore
LawrenceWong. Ảnh: TWITTER
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook