187-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm18-8-2022
Họ đã nói
Cựu bí
thư Tỉnh
ủy Bình
Dương
Trần
Văn
Nam.
Ảnh:
UYÊN
TRANG
VụđấtvàngBìnhDương:
Cựubí thưTỉnhủynhậntráchnhiệm
Ông Trần VănNam thừa nhận “đã thiếu trách nhiệm” khi để
xảy ra sai phạm liên quan hai khu đất vàng 43 ha và 145 ha.
Ngày 17-8, TAND TP tiếp tục xét xử 28 bị cáo trong vụ bán rẻ
đất vàng xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tỉnh
Bình Dương (Tổng công ty 3/2) và một số đơn vị liên quan, gây
thiệt hại hơn 5.700 tỉ đồng.
“Nếu tôi biết trước, đất đã không bị bán”
Đại diệnVKS xét hỏi ông TrầnVăn Nam (cựu bí thư Tỉnh ủy Bình
Dương) để làm rõ trách nhiệm của bị cáo này trong việc Tổng công ty
3/2 chuyển nhượng trái phép khu đất 43 ha và 30% vốn góp tại Công ty
Tân Phú.
Ông Nam khai không nhớ rõ các công văn, văn bản mà thường trực
Tỉnh ủy giai đoạn 2011-2012 nhận được từ UBND tỉnh Bình Dương. Dù
vậy, ông nhớ từng có một công văn Tỉnh ủy gửi cho UBND tỉnh.
Nội dung công văn thống nhất chủ trương về quản lý doanh nghiệp
(DN) Đảng trong tỉnh, giao cho chủ tịch tỉnh quản lý các DN này. Trong
đó, Tổng công ty 3/2 là DN nhà nước, chịu sự chỉ đạo và quản lý của
UBND tỉnh.
Liền sau đại diệnVKS, luật sư hỏi ông Nam có được ai báo cáo về
việc bán khu đất 43 ha hay không.
Cựu bí thư Tỉnh ủy cho rằng khi
Công ty KimOanh (đơn vị cuối
cùng nhận chuyển nhượng khu đất
43 ha) làm hàng rào bao quanh,
ông mới biết đất Nhà nước đã bị
bán cho tư nhân. “Nếu tôi biết
trước, chắc chắn không bao giờ có
việc Tổng công ty 3/2 bán đất cho
DN” - bị cáo khẳng định.
Cựu bí thư khai thêm, sau khi
biết việc chuyển nhượng 43 ha đất
vàng, ông đã rất quyết liệt tổ chức
các cuộc họp thường trực Tỉnh ủy
để chỉ đạo thanh tra, điều tra vụ
việc.
“Tôi thấy mình đã thiếu trách
nhiệm” - ông Nam nói khi luật
sư hỏi về trách nhiệm liên quan đến hai khu đất 43 ha và 145 ha. Bị cáo
cũng khẳng định không chỉ đạo cấp dưới duyệt các văn bản liên quan khu
đất 43 ha hay hợp thức hóa các công văn, giấy tờ liên quan.
Tỉnh ủy không biết “đất vàng bị bán”
Có mặt tại phiên xử, ông PhạmVăn Hiền - Chánh văn phòng, đại diện
Tỉnh ủy Bình Dương cho biết hai khu đất 43 ha và 145 ha nằm ở vị trí
cửa ngõ, là nơi khẳng định hình ảnh, thương hiệu của tỉnh Bình Dương.
Đến nay, Văn phòng Tỉnh ủy, thường trực Tỉnh ủy đang quyết liệt giải
quyết các tồn tại. Hành vi sai phạm của các cá nhân gây ra sẽ được các
cơ quan tố tụng phán quyết, còn trách nhiệm của tỉnh Bình Dương là tìm
mọi cách để làm đúng pháp luật.
Với khu đất 145 ha, Tỉnh ủy Bình Dương, Văn phòng Tỉnh ủy, Công
ty Tân Thành và các cá nhân, pháp nhân góp vốn có văn bản thống nhất
sẽ hoàn trả cho Tỉnh ủy và Tỉnh ủy hoàn trả tiền vốn góp tại thời điểm
góp vốn.
Với khu đất 43 ha, nếu tòa tuyên hủy các hợp đồng để trả lại cho tỉnh
Bình Dương, Tỉnh ủy phải cho đấu giá khu đất đó, nếu không sẽ gây thất
thoát tài sản nhà nước...
Đáng chú ý, vị đại diện thừa nhận Tỉnh ủy Bình Dương từng có văn
bản phê duyệt phương án sử dụng đất đối với Tổng công ty 3/2 khi cổ
phần hóa, trong đó nêu rõ khu đất 43 ha phải chuyển về cho Công ty
Impco (trực thuộc Tỉnh ủy) quản lý.
“Theo văn bản này, khu đất 43 ha không còn là tài sản của Tổng công
ty 3/2, vậy mà lại mang đi chuyển nhượng trái thẩm quyền. Tỉnh ủy có ý
kiến gì?” - đại diệnVKS hỏi.
Đại diện Tỉnh ủy Bình Dương cho biết tại thời điểmTổng công ty
3/2 chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú, Tỉnh ủy cũng như
thường trực Tỉnh ủy đều không biết. Khi biết Tổng công ty 3/2 góp vốn
bằng đất thay vì bằng tiền, Tỉnh ủy đã yêu cầu hủy toàn bộ chủ trương
trước đây để đề nghị cơ quan thanh tra kiểm tra làm rõ.
TUYẾN PHAN
Bán nhà bán cửa để
khắc phục hậu quả
Khai tại tòa, bị cáo Võ Hồng
Cường (chủ tịch HĐQT Công ty
HưngVượng)chobiếtđãkhắcphục
toàn bộ số tiền bị cáo buộc tham
ô.“Bị cáo đã cùng vợ chạy vạy, gõ
cửa từng nhà. Bị cáo đã bán nhà,
bán tài sản để khắc phục số tiền
bị cho là tham ô. Trong vòng sáu
tháng, bị cáo chuyển trả hơn 700
tỉ đồng cho Tổng công ty 3/2”. Bị
cáo cho rằng việcmua lại cổ phần
không phải vì động cơ vụ lợi, che
giấu tội phạmmà chỉ“nhằmkhắc
phục cái sai”.
TUYẾN PHAN
Phó Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý dự thảo luật cần làmrõ hơn
quy trình thanh tra trong dự luật. Ảnh: Đ.MINH
Những ý kiến động
chạm đến việc thanh tra
đang kiến nghị, trách
nhiệm của bộ, ngành
hoặc đối tượng thì
thường bị né ra.
Cónhững cuộc thanh
tra 5-6nămchưaban
hànhđược kết luận
Phó chủ tịchQuốc hội đề nghị tiếp tục làm rõ hơn quy trình
thanh tra và tính độc lập, chịu trách nhiệm của thanh tra.
ĐỨCMINH
C
hiều 17-8, tiếp tục phiên họp
chuyên đề, Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến về dự án Luật
Thanh tra (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch
Quốc hội đề nghị cơ quan soạn
thảo, cơ quan thẩm tra rà soát, báo
cáo thêm về quan hệ giữa thanh tra
huyện với chủ tịch huyện, UBND
huyện; thanh tra tỉnh với chủ tịch
tỉnh, UBND tỉnh; thanh tra Chính
phủ với Chính phủ và Thủ tướng.
Thanh tra có khi bị
tác động không bằng văn tự
“Có trường hợp nào thanh tra sở
chuẩn bị công bố nhưng ủy ban tỉnh
hoặc chủ tịch tỉnh chưa đồng ý, cứ
để ngâm lại không công bố được
không?” - Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ nói và đặt vấn đề về mối
quan hệ giữa tuân thủ nguyên tắc
hành chính, cấp dưới phục tùng cấp
trên với tính độc lập của thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ.
Giải trình sau đó, Tổng thanh
tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
thừa nhận tính độc lập về chuyên
môn như kiểm toán thì công tác
thanh tra chưa bảo đảm. “Đây là
việc thuộc về khâu tổ chức thực
hiện chứ không phải quy định của
luật” - ông Phong nói.
“Tôi làm ở tỉnh lâu rồi, cũng làm
chủ tịch tỉnh. Chủ tịch tỉnh chủ yếu
chỉ duyệt kế hoạch thanh tra, định
hướng thanh tra, còn lại chỉ nghe
báo cáo sáu tháng và báo cáo cuối
năm. Thường các cuộc thanh tra
mang tính phức tạp, chánh thanh
tra báo cáo miệng, không bằng
văn bản, xin ý kiến. Dù sao nó vẫn
theo luật, đương nhiên cũng có chỉ
đạo bị tác động nhưng tác động đó
không bằng văn tự” - ông Phong
nêu thực tế.
Tổng thanh tra cũng cho hay không
biết từ lúc nào, tất cả cuộc thanh tra,
Thanh tra Chính phủ đều phải báo
cáo xin ý kiến Thủ tướng. Nhưng
Thủ tướng không có thời gian xem,
chủ yếu là phó thủ tướng phụ trách.
Sau đó lại xin ý kiến các bộ, ngành.
“Các bộ, ngành hiện nay thường
có ý kiến rất chung chung, cuối cùng
nhiều ý kiến nhưng không mang lại
hiệu quả. Những ý kiến động chạm
đến việc thanh tra đang kiến nghị,
trách nhiệm của bộ, ngành hoặc đối
tượng thì thường lại né ra nên việc
này tính chất độc lập và tính chuyên
môn không cao” - ông Phong nói,
đồng thời thừa nhận vấn đề tồn đọng
Tổng bí thư đã nêu tại cuộc họp
của Ban chỉ đạoTrungương về phòng
chốngthamnhũng,tiêucựclàcơquan
thanh tra, thanh tra viên, đoàn thanh
tra phát hiện sai phạmtrongquá trình
thanh tramà không xử lý thì phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội
NGUYỄN KHẮC ĐỊNH
rất nhiều năm của Thanh tra Chính
phủ là... tồn đọng kết luận.
“Có những kết luận 5-6 năm chưa
kết luận được...” - ông Phong nói.
Sửa theo hướng tăng tính
độc lập hơn
Đề cập hướng sửa đổi luật, Tổng
thanh tra Chính phủ cho hay dự thảo
đã quy định trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được dự thảo kết
luận thanh tra, người ra quyết định
thanh tra ký ban hành kết luận thanh
tra và chịu trách nhiệm về kết luận,
kiến nghị của mình...
Tiếp lời tổng thanh tra, Chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật HoàngThanhTùng
cho biết dự thảo luật đã cố gắng
xử lý, phân định được trách nhiệm
mang tính chất chuyên môn, đảm
bảo tính độc lập của đoàn thanh tra
với thẩm quyền của người ra quyết
định thanh tra, trong trường hợp này
là chánh thanh tra và thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước.
“Về nguyên tắc, đoàn thanh tra
phải chịu trách nhiệm về kết quả
thanh tra của mình. Tức là anh đi
thanh tra, anh thấy vi phạm, anh phải
kết luận. Nếu anh kết luận không vi
phạm thì anh cũng phải chịu trách
nhiệm chuyện đó” - ông Tùng nói.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu
ý dự thảo luật cần làm rõ hơn quy
trình thanh tra, việc công bố, thực
hiện kết luận thanh tra có các khâu,
các bước cụ thể... Việc gì phải xin
ý kiến, việc gì cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên có quyền chỉ đạo, điều
hành theo thẩm quyền của mình.
Đồng thời, thiết kế làm rõ tính độc
lập của đoàn thanh tra, của cơ quan
thanh tra, tính độc lập này gắn với
chịu trách nhiệm theo pháp luật.
“Ngược lại, cũng đề nghị đoàn
thanh tra, cơ quan thanh tra, chánh
thanh tra không làm việc như anh
Phong (Tổng thanh tra Chính phủ
Đoàn Hồng Phong) nói lâu nay là
cứ tự nhiên xin (ý kiến). Đấy cũng
là một biểu hiện sợ trách nhiệm,
đùn đẩy công việc. Ông phải kết
luận, phải chịu trách nhiệm chứ
ông cứ đi xin như vậy là trái pháp
luật” - ông Định lưu ý.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook