13
GD&ĐT có nhiều thay đổi
trong tuyển sinh ĐH theo
hướng tăng ứng dụng công
nghệ thông tin, từ đăng ký
xét tuyển, đóng lệ phí và cả
xác nhận nhập học.
Do đó, sau khi thí sinh kết
thúc thời gian đăng ký NV
xét tuyển lên hệ thống của
Bộ GD&ĐT, thí sinh phải
thực hiện thanh toán lệ phí
xét tuyển theo số lượng NV
mà các em đã đăng ký bằng
hình thức trực tuyến trong
thời gian quy định của bộ.
Và khi thanh toán, mỗi thí
sinh chỉ đóng lệ phí 20.000
đồng/NV với phương thức
xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Các phương thức khác, thí
sinh thực hiện đóng lệ phí
theo quy định của cơ sở
đào tạo.
“Thí sinh phải thực hiện
đúng, đủ hết quy trình xét
tuyển theo quy định. Nếu thí
sinh chưa xác nhận số lượng,
thứ tự NV hoặc chưa nộp lệ
phí xét tuyển thì hệ thống
chưa chấp nhận việc đăng
ký NV của thí sinh” - Bộ
GD&ĐT nhấn mạnh.
Theo kế hoạch mới nhất
của Bộ GD&ĐT, thời gian
bắt đầu cho thí sinh đóng
lệ phí từ ngày 24 đến 31-8.
Để đảm bảo quyền lợi cho
thí sinh và tránh các rủi ro
về kỹ thuật, Bộ GD&ĐT
khuyến cáo thí sinh không
nên để đến sát thời gian hết
hạn mới thực hiện nộp lệ phí.
Trong thời gian đóng lệ
phí, Bộ GD&ĐT cũng đề
nghị các cơ sở GD&ĐT phải
nhắc nhở, đôn đốc và hỗ trợ
thí sinh nộp lệ phí xét tuyển
nếu thí sinh không tự thực
hiện được, nhất là với những
em có hoàn cảnh khó khăn,
ở vùng sâu vùng xa.•
PHẠMANH
N
ăm 2022 là năm đầu
tiên tất cả thí sinh phải
thực hiện đăng ký xét
tuyểnĐH trực tuyến trên cổng
thông tin của Bộ GD&ĐT,
kể cả những thí sinh đã đủ
điều kiện trúng tuyển sớm
ở các đơn vị. Tuy nhiên, so
với năm trước, số lượng thí
sinh đăng ký xét tuyển ĐH
năm nay giảm gần 180.000
thí sinh.
Thí sinh rối,
trường hoang mang?
Theo số liệu thống kê của
BộGD&ĐT, saumột thángmở
cổng đăng ký (từ ngày 20-7
đến 17 giờ ngày 20-8), tổng
số thí sinh đã nhập nguyện
vọng (NV) là 616.044 em
với hơn 3 triệu NV. Số lượng
NV trung bình theo thí sinh
là 5,02.
Đáng nói, số này thấp hơn
rất nhiều so với năm 2021 và
so với cả số thí sinh năm nay.
Cụ thể, trong tháng 5 vừa qua,
cả nước có 941.760 thí sinh
đăng ký xét tuyển ĐH trong
tổng số hơn 1 triệu thí sinh
đăng ký thi tốt nghiệp THPT
năm 2022.
Như vậy, đã có hơn 325.000
em không tham gia xét tuyển
ĐH. Và so với năm trước, số
lượng thí sinh đăng ký năm
nay giảmhơn đến gần 180.000
thí sinh (có 795.353 thí sinh).
Tuy nhiên, với những thay
đổi trong tuyển sinh ĐH năm
nay cộng với số thí sinh tham
gia xét tuyển giảm mạnh
khiến các trường ĐH không
khỏi lo lắng.
TS Nguyễn Trung Nhân,
Trưởng Phòng đào tạoTrường
ĐH Công nghiệp TP.HCM,
bày tỏ: Tiến độ xét tuyển bị
đẩy lùi quá trễ, cộng với việc
số lượng thí sinh đăng ký xét
tuyển giảm đáng kể so với hai
năm trước khiến các trường
rất lo lắng, đặc biệt là các
trường có chỉ tiêu tuyển sinh
lớn. Bởi qua theo dõi trên hệ
thống, chỉ khoảng 50% số thí
sinh đã trúng tuyển sớm vào
trường có nhập NV lên hệ
thống. Chưa kể, trường cũng
không biết có bao nhiêu thí
sinh trong số đó đặt NV1 vào
trường vì các em trúng tuyển
nhiều trường. Vì thế, kết quả
tuyển được bao nhiêu thí sinh
đến nay vẫn khó lường.
TheoTSNhân, số emkhông
đăng ký có thể do hai nguyên
nhân chính. Một là cách thức
đăng ký năm nay khá phức
tạp và thời gian trễ nên có thể
nhiều thí sinh không biết hoặc
cảm thấy nản nên chọn đi học
nghề, đặc biệt là với các em
ở vùng khó khăn.
Thứ hai là số lượng thí sinh
đi du học năm nay khá nhiều,
các trường ĐH nước ngoài đa
số đã cho sinh viên nhập học
nên nhiều emkhông xét tuyển
vào các trường ở Việt Nam.
Còn theo ThS Trần Vũ,
Trưởng Phòng tuyển sinh
và truyền thông của Trường
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH
Quốc giaTP.HCM), với những
thay đổi trong tuyển sinh
năm nay, rất khó để biết lý
do chính xác về số thí sinh
xét tuyển giảm. Lý do có thể
nhiều thí sinh không muốn
tham gia xét tuyển ĐH đợt
1 mà chờ đợt 2 hoặc đã lựa
chọn đi học nghề.
“Không loại trừ nhiều thí
sinh không biết việc phải
đăng ký trên hệ thống của bộ
mà cứ nghĩ khi đã có thông
báo trúng tuyển theo phương
thức sớm thì đã an tâm. Bởi
một số cơ sở đào tạo không
nhấn mạnh để thí sinh phải
đăng ký trên hệ thống, còn
trường phổ thông thời điểm
này đã nghỉ hè nên việc nhắc
nhở thí sinh, phụ huynh cũng
hạn chế. Tuy nhiên, các em
vẫn còn đợt 2 nên cơ hội vào
ĐH của các em vẫn còn” -
ThS Vũ cho hay.
Đừng để gần hết thời
hạn mới nộp lệ phí
Đây là năm đầu tiên Bộ
Thí sinh
nghe tư vấn
xét tuyển
đại học tại
TrườngĐH
Khoa học tự
nhiên (ĐH
Quốc gia
TP.HCM).
Ảnh:
VŨTRẦN
Trước 17 giờ ngày 17-9
công bố kết quả trúng tuyển đợt 1
Sau khi hoàn tất thời gian đóng lệ phí, hệ thống sẽ thực
hiện lọc ảo từ ngày 4 đến 17 giờ ngày 15-9. Trước 17 giờ
ngày 17-9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và
công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các cơ sở đào tạo không yêu
cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước 16-9
và cũng không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết
thúc nhập học trước 17 giờ ngày 30-9.
Mỗi thí sinh chỉ
đóng lệ phí 20.000
đồng/NV với
phương thức xét
điểm thi tốt nghiệp
THPT; các phương
thức khác, thí sinh
thực hiện đóng lệ
phí theo quy định
của cơ sở đào tạo.
TP.HCMgiữnguyên
các khoản thu trong
nămhọc 2022-2023
Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn thu, sử dụng
học phí và các khoản thu khác đầu năm học, đồng
thời thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ
chi phí học tập năm học 2022-2023 tại các cơ sở
GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, để bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ
khó khăn với phụ huynh, học sinh, Sở GD&ĐT
TP.HCM yêu cầu các cơ sở GD&ĐT trên địa bàn
TP duy trì, giữ nguyên toàn bộ nội dung và định
mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ
hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập
đã thực hiện trong năm học 2021-2022 để tiếp tục
thực hiện cho năm học 2022-2023.
Sở cũng đề nghị thủ trưởng các cơ sở GD&ĐT
khẩn trương rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị
giảng dạy hiện có, đảm bảo yêu cầu chất lượng và
điều kiện để tổ chức dạy học, trong đó thực hiện
cắt giảm, tiết kiệm tối đa các chi phí chưa cấp thiết
khác để tiết giảm các khoản thu hỗ trợ hoạt động
giáo dục trong năm học mới.
Đối với khoản thu học phí năm học 2022-2023,
trường học tạm thời chưa tổ chức thực hiện thu để
chờ hướng dẫn về mức thu học phí trong năm học
của UBND TP.HCM.
Đối với nội dung thu, sử dụng các khoản thu
khác (thu thỏa thuận, thu hộ, chi hộ), trường học
duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các
khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo
dục (không bao gồm học phí) đã thực hiện trong
năm học 2021-2022 để tiếp tục thực hiện cho năm
học 2022-2023.
Các khoản thu gồm có mức thu trường tiên tiến,
tổ chức dạy học hai buổi/ngày, tổ chức các lớp học
ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học
nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán
trú...
Trên cơ sở nội dung và khung mức thu được quy
định theo phân cấp, trường học căn cứ vào tình
hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu
của phụ huynh học sinh để xây dựng dự toán thu
- chi cho từng nội dung thu, làm căn cứ tính toán
mức thu cụ thể phù hợp năm học 2022-2023.
Dự toán thu - chi đối với các khoản thu dịch vụ,
hỗ trợ hoạt động giáo dục (không bao gồm học phí)
phải xây dựng trước khi thông báo công khai mức
thu cho phụ huynh. Các khoản thu này phải thống
nhất với phụ huynh trước khi triển khai.
Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị khi xây dựng dự
toán cần căn cứ nội dung các hướng dẫn chuyên
môn của ngành giáo dục về thực hiện chương trình
dạy học hai buổi/ngày, chương trình ngoại khóa
và các nội dung khác theo quy định, trong đó lưu
ý thời gian thu phải đảm bảo nguyên tắc theo số
tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời
gian quy định do UBND TP.HCM quyết định về kế
hoạch thời gian năm học.
Đối với các khoản huy động tài trợ, ủng hộ tự
nguyện từ phụ huynh phải thực hiện theo quy định.
Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị việc thu học phí và
các khoản thu khác với nhiều hình thức, đa dạng
các kênh thanh toán, không để phụ huynh học sinh
phải đến trường đóng tiền mặt.
NGUYỄN QUYÊN
Học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quậnGò Vấp, TP.HCM)
trong ngày tựu trường. Ảnh: NQ
Đời sống xã hội -
ThứTư24-8-2022
Khinàothísinhbiếtmình
trúng tuyển đại học?
Để được công nhận nguyện vọng xét tuyển đại học, thí sinh phải xác nhận
và thanh toán lệ phí trực tuyến, thời gian từngày 24 đến 17 giờ ngày 31-8.