8
Đô thị -
Thứ Tư24-8-2022
Sở GTVT TP.HCM cho biết Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao
thông) vừa đề xuất lựa chọn loại xe sử dụng nhiên liệu điện
cho xe buýt nhanh thuộc Dự án phát triển giao thông xanh
TP.HCM.
Theo đó, Ban giao thông đề xuất lựa chọn xe buýt điện
để vận hành tuyến buýt nhanh của TP. Đồng thời, ban này
có phân tích, so sánh và nêu các ưu, khuyết điểm giữa loại
hình xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén tự nhiên (CNG) và
xe buýt sử dụng điện.
Cụ thể, về ưu điểm của xe buýt điện là thân thiện với môi
trường, vận hành không tiếng ồn, không thải ra khói bụi gây
ô nhiễm môi trường. Chi phí vận hành, bảo dưỡng tiết kiệm
hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, về hạn chế của xe buýt điện là chi phí đầu tư
ban đầu của xe buýt điện thời điểm hiện nay là tương đối
cao so với xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG. Không chỉ vậy,
việc đầu tư hệ thống bãi đỗ xe và hạ tầng trạm sạc đảm bảo
đáp ứng nhu cầu nạp điện cho đoàn xe với chi phí tương đối
TP.HCM: Khoác áo mới cho
những bức tường
Hàng loạt bức tường, ghế đá cũ ở TP.HCMđược biến thành những bức tranh sinh động,
góp phần giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
NGUYỄNCHÂU
N
hằm đẩy mạnh công
tác chỉnh trang, làm
đẹp cảnh quan tại nhiều
tuyến đường trên địa bàn
TP.HCM, Trường ĐH Kiến
trúc TP.HCM đã phối hợp
với nhiều địa phương “hô
biến” những bức tường, ghế
đá cũ thành những bức tranh
đầy màu sắc, rất sinh động.
Điều này đã góp phần nâng
cao nhận thức của người dân
trong việc bảo vệ môi trường,
xây dựng cảnh quan đô thị.
Những bức tường
tranh nhiều màu sắc
Với bàn tay khéo léo của
hàng chục sinh viên Trường
ĐH Kiến trúc, hàng loạt bức
tường, ghế đá cũ đã được khoác
áo mới bằng những bức tranh
đầy màu sắc. Các sinh viên đã
thực hiện vẽ và cải tạo nhiều
bức tường trên địa bàn TPThủ
Đức, huyện Bình Chánh, quận
Tân Phú...
Những bức tường này trước
đây vốn rất cũ kỹ, bị bôi bẩn
bởi quảng cáo rao vặt. Chỉ sau
một thời gian ngắn, các bạn
đã biến những bức tường này
thành những bức tranh có hồn.
Những bức tranh được vẽ
với nhiều chủ đề như tuyên
truyền, hướng dẫn người dân
bỏ rác đúng nơi quy định, trồng
cây xanh, biển… Với chuỗi
hoạt động này, các bạn sinh
viên đã nhận được sự ủng hộ
của rất nhiều người dân cũng
như chính quyền địa phương.
Chị Nguyễn Hồng Đào
(ngụ quận Tân Phú) chia sẻ:
Chị cảm thấy rất thích thú khi
hằng ngày chở con đi học và
Hội thi “Cải tạo mảng tường cũ
thành tác phẩm tuyên truyền”
Theo đại diện UBND quận 1, TP.HCM: Từ ngày 6-7 đến 15-8,
UBND quận, Ủy ban MTTQViệt Namquận 1, Hội Liên hiệp Phụ
nữ quận 1, Quận đoàn quận 1 đã phối hợp tổ chức hội thi“Cải
tạo mảng tường cũ thành tác phẩm tuyên truyền và xây dựng
mảng xanh khudân cư”. Hội thi mang chủđề:“Môi trường vàmỹ
quanđô thị”.Theođó, đã có 10 công trình của 10 phườngdự thi.
Các công trình thực hiện tại khu dân cư của 10 phường
mang tính sáng tạo, góp phần đổi mới phương thức tuyên
truyền. Từ đó, huy động các nguồn lực xã hội đóng góp trang
trí mảng tường, phát triển mảng xanh, xây dựng khu dân cư
xanh - sạch - đẹp, nâng cao nhận nhận thức cộng đồng về bảo
vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.
Các công trình được trao giải theo tiêu chí: Có hiệu quả về
chuyển hóa điểm ô nhiễm thành công trình phục vụ cộng
đồng, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, duy trì chất lượng môi
trường khu dân cư.
Nhiều bạn nhỏ tỏ ra
hào hứng với hình
ảnh của những cây
xanh, biển cả hay
phong cảnh làng quê
Việt Nam.
Các sinh viên TrườngĐHKiến trúc vẽ nhiều bức tranh sinh động trên những bức tường, ghế đá cũ.
Ảnh: UAH
Một bức tường tranhmang ý nghĩa tuyên truyền bảo vệ
môi trường. Ảnh: UAH
được ngắm nhìn những bức
tường tranh sinh động này.
Nhiều bạn nhỏ tỏ ra hào hứng
với hình ảnh của những cây
xanh, biển cả hay phong cảnh
làng quê Việt Nam.
“Đây là một sáng tạo rất tốt,
chúng ta cần nhân rộng ở nhiều
nơi. Khi nhìn những bức tranh
đa dạng màu sắc và mang vẻ
đẹp mỹ quan cho đô thị như
vậy, người dân cũng sẽ có ý
thức hơn trong việc bảo vệ
môi trường. Muốn dán quảng
cáo rao vặt gì đó cũng không
nỡ” - chị Đào nói.
Góp phần cải thiện
cảnh quan đô thị
Việc thực hiện chương trình
vẽ tranh tường tại các tuyến
đường đã góp phần không nhỏ
trong việc cải thiện cảnh quan
đô thị.Đồng thời gópphầnnâng
cao ý thức của người dân trong
công tác bảo vệ môi trường.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, Bí
thư đoànTrườngĐHKiến trúc
TP.HCM, chia sẻ: Hoạt động
vẽ tranh nói trên là công trình
“Nét đẹp kiến trúc qua những
tuyến đường tranh”.Với phong
trào này, đoàn trường đang
thực hiện theo Chỉ thị 19 của
Thành ủy về cuộc vận động
“Người dânTP.HCMkhông xả
rác ra đường và kênh rạch, vì
TP sạch và giảm ngập nước”,
cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”, phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”.
Các sinh viên của trường
đang làm cho các phong trào
này ngày càng đạt chất lượng
và phát triển bền vững. Qua
đó, nâng cao hiệu quả trong
phong trào tình nguyện của
sinh viên kiến trúc gắn với việc
“Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”. Đồng thời, tiếp tục nâng
cao tinh thần xung kích tình
nguyện của đoàn viên thanh
niên Trường ĐH Kiến trúc,
phấn đấu thực hiện thắng lợi
các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội trên TP.
“Công trình “Nét đẹp kiến
trúc qua những tuyến đường
tranh” được thực hiện tại các
tuyếnđường vănminhmỹquan
đô thị và các tuyến đường,
tuyến hẻm tự quản “Sạch -
Xanh - Đẹp - An toàn”. Từ
đó góp phần tô điểm cho diện
mạo mỹ quan đô thị, nâng cao
nhận thức của người dân về
việc bảo vệ môi trường” - anh
Tuấn cho biết.
BàLêHoàiNgọcThu,Trưởng
ban công tác mặt trận khu phố
3, phường Tân Thành, quận
Tân Phú, cho hay: Phường
Tân Thành đã phối hợp cùng
các bạn sinh viên Trường ĐH
Kiến trúc thực hiện vẽ 10 bức
tranh trên tường. Đây là hoạt
động giúp cho địa phương cải
tạo khu vực, tuyến đường có
nguy cơ ô nhiễm. 10 bức tranh
là những hình vẽ hài hòa đầy
tính thuyết phục nhằm giúp
tuyên truyền cho người dân
bảo vệ môi trường.
“Khuphố3đăngký làmsạch,
đẹp môi trường thông qua nội
dung vẽ tranh trên tường. Nơi
nàymỗi buổi chiều có rất nhiều
rác do người dân sinh sống
xung quanh chất thành đống
chờ xe rác đến lấy, ảnh hưởng
vệ sinh chung, gây ô nhiễm
môi trường. Những bức tranh
hoàn thành, bà con trên địa bàn
và người qua đường đều yêu
thích và tìm hiểu ý nghĩa của
bức tranh. Qua đó người dân
có ý thức hơn trong việc bảo
vệ môi trường” - bà Thu nói.•
TP.HCM
đang
nghiên
cứu để
sử dụng
xe buýt
điện cho
tuyến
buýt
nhanh
TP. Ảnh:
N.NHI
TP.HCMtính sửdụng xe buýt điệnđể chạy tuyếnbuýt nhanh
lớn. Bên cạnh đó, khả năng cung ứng xe buýt điện tại Việt
Nam hiện nay còn hạn chế.
Tuy nhiên, hiện đã có một số đơn vị sản xuất xe trong
nước đã làm chủ được công nghệ sản xuất xe buýt điện nên
việc đầu tư mua sắm xe buýt điện là khả thi.
Trước kiến nghị của Ban giao thông, Sở GTVT đã nghiên
cứu và đề nghị ban này giải trình bổ sung để làm cơ sở
tham mưu, báo cáo UBND TP.HCM. Trong đó, cần so sánh
chi phí đầu tư cho cả vòng đời giữa hai loại phương tiện
xe buýt điện và xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG. Tìm hiểu
phương án đầu tư hệ thống hạ tầng trạm sạc cho xe buýt
điện và xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG.
Sở GTVT TP.HCM cũng nhận định báo cáo và đề xuất
của Ban giao thông là phù hợp dự án Phát triển giao thông
xanh TP.HCM. Trong đó, đề xuất này phù hợp với mục tiêu
và lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của chương trình
hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí carbon của ngành giao thông vận tải.
Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM giao chủ đầu tư
phối hợp với các bên nghiên cứu thông số thiết kế xe điện
phù hợp với buýt nhanh. Đồng thời, về phía Ban giao thông
cũng cần xây dựng định mức, đơn giá dịch vụ cung ứng vận
tải hành khách công cộng bằng buýt nhanh để lập dự toán
kinh phí đấu thầu hoặc đặt hàng.
ĐÀO TRANG