192-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứTư24-8-2022
THANHTUYỀN-VÕTHƠ
C
hiều 23-8, Ủy banMTTQ
ViệtNamTP.HCMphốihợp
cùngCông anTP.HCM tổ
chức hội nghị ký kết quy chế
phối hợp về đẩy mạnh phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc trong tình hình mới.
Phát biểu giao nhiệm vụ
tại đây, Thiếu tướng Lê Hồng
Nam, Giám đốc Công an
TP.HCM, cho biết TP.HCM là
một trung tâm kinh tế - chính
trị - văn hóa - xã hội, an ninh
quốc phòng hàng đầu của cả
nước. Đây là đầu mối giao
lưu hội nhập quốc tế và nhiều
vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, là địa bàn trọng điểm
mà các thế lực thù địch, đối
tượng phản động trong và
ngoài nước tập trung hoạt
động chống phá nhằm gây
bất ổn về an ninh chính trị.
TP.HCMcũng là nơi tập trung
nhiều loại tội phạmhình sựvới
nhiều phương thức vi phạm
pháp luật ngày càng tinh vi.
Vì vậy, công tác đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn để
phục vụ việc phát triển kinh
tế - xã hội là một mục tiêu,
nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Thiếu tướng Lê Hồng Nam
nhìn nhận những yêu cầu thực
tế trên địa bàn cho thấy vai trò,
vị trí quan trọng của MTTQ
và các tổ chức chính trị - xã
hội trong công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.
Trong năm 2021, khi dịch
COVID-19 diễn biến phức
tạp, Công an TP đã phối
hợp với các tổ chức chính
trị - xã hội thực hiện nhiệm
vụ vận động nhân dân chấp
hành các quy định về phòng
an ninh trật tự, phòng chống,
đấu tranh các loại tội phạm
và tệ nạn xã hội; xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc đi vào thực
chất; phát huy vai trò tự giác
của người dân.
Đổi mới hiệu quả công tác
tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao tinh thần cảnh giác của
nhân dân về hoạt động lôi
kéo của những thế lực thù
địch, phương thức hoạt động
của các loại tội phạm, hành vi
lừa đảo, lợi dụng lòng tin để
chiếm đoạt tài sản…
Đẩy mạnh công tác phối
hợp, xử lý tin báo tố giác tội
phạm, xây dựng các mô hình
khudâncư, xãphường, thị trấn,
cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở
đápứngyêucầuvề anninh, trật
tự. Rà soát, phối hợp xử lý kịp
thời các vụ tranh chấp, khiếu
kiện, đình công tại cơ sở, nhất
là những vụ việc phức tạp, kéo
dài, không để trở thành điểm
nóng về an ninh, trật tự.
Thiếu tướng Lê Hồng Nam
Thiếu tướng Lê HồngNam, Giámđốc Công an TP.HCMvà Chủ tịchỦy banMTTQViệt NamTP.HCM
Trần KimYến ký kết quy chế phối hợp. Ảnh: VÕTHƠ
Sáng 23-8, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM
đã tổ chức hội thảo góp ý cho dự án Luật phòng thủ
dân sự. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH
TP.HCM Hà Phước Thắng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất về sự cần
thiết ban hành Luật phòng thủ dân sự. Nhưng nhiều ý
kiến cho rằng cần rà soát các quy định của pháp luật có
liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống
pháp luật.
Bà Ung Thị Xuân Hương, đại diện Hội Luật gia
TP.HCM, nêu một số điểm còn trùng lặp với quy định
của các luật chuyên ngành. Như Điều 5 dự án luật quy
định 13 loại thảm họa, sự cố thì có một số thảm họa, sự
cố được quy định tại các luật chuyên ngành (Luật Bảo vệ
môi trường, Luật PCCC...).
Do đó, bà Hương cho rằng cần rà soát các quy định
của pháp luật có liên quan, nhất là những nội dung được
quy định cùng lúc ở nhiều văn bản để hệ thống pháp luật
về phòng thủ dân sự sẽ không chồng chéo.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng
nêu điểm chồng chéo giữa dự thảo Luật phòng thủ dân
sự và Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong quy
định về lập quỹ phòng thủ dân sự. Theo ông Hưng, cần
rà soát, chỉnh sửa thống nhất những quy định đang được
nhiều luật chuyên ngành cùng điều chỉnh và quy định
phù hợp để đảm bảo nguồn quỹ này hoạt động hiệu quả.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham
mưu Công an TP.HCM, đề nghị dự thảo luật bổ sung
khái niệm “phòng thủ dân sự”, vì phòng thủ dân sự là
lĩnh vực rất rộng, đã được quy định ở nhiều luật chuyên
ngành như: Luật Phòng chống thiên tai; Luật Phòng
chống bệnh truyền nhiễm; Luật Phòng cháy, chữa cháy;
Luật Bảo vệ môi trường...
Theo Thượng tá Hà, việc làm rõ, cụ thể các khái niệm
liên quan sẽ tạo điều kiện giúp hoạt động áp dụng luật,
thực hiện luật được dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo tính hiệu
quả và thống nhất của hệ thống pháp luật trong đời sống
xã hội.
THANH THÙY
chống dịch, đồng thời thực
hiện công tác đảm bảo an
ninh, trật tự xã hội.
GiámđốcCông anTP.HCM
dự báo năm 2022 và những
năm tiếp theo tình hình an
ninh trật tự sẽ có nhiều khó
khăn, thử thách, đối mặt với
các vấn đề như chiến tranh
sắc tộc, xung đột về lợi ích
quốc gia, tình hình thiên tai
dịch bệnh…
Lực lượng Công an TP cần
tập trung vào một số công tác
trọng tâm. Cụ thể, đẩy mạnh
triển khai thực hiện các nội
dung trong quy chế phối hợp,
gắn với thực hiện các chỉ đạo
của Thành ủy, các cấp chính
quyền về công tác đảm bảo
cho rằng cần huy động có hiệu
quả mọi nguồn lực để hỗ trợ
công tác an sinh xã hội; chăm
lo, hỗ trợ phát triển sản xuất,
học nghề, giới thiệu việc làm,
cảm hóa người vi phạm pháp
luật để tái hòa nhập cộng đồng.
Lực lượng công an cần
phối hợp chặt chẽ với MTTQ,
các tổ chức chính trị - xã hội
xây dựng đội ngũ trong sạch,
vững mạnh, gắn bó mật thiết
với nhân dân, có năng lực
chuyên môn, phát huy các
sáng kiến, sáng tạo; làm hết
trách nhiệm với tư cách là lực
lượng nòng cốt trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc. Đặc biệt cần chú ý
đến công tác dân vận.
Đồng thời, rà soát những
mô hình mang tính hình thức,
tổ chức thực hiện, kiểm tra
thường xuyên, có đánh giá,
sơ kết và tổng kết rút kinh
nghiệm, kịp thời khen thưởng
các cá nhân xuất sắc trong
phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.•
Thực tế cho thấy vai
trò quan trọng của
MTTQvà các tổ chức
chính trị - xãhội trong
xâydựngphong trào
toàndânbảo vệ an
ninhTổ quốc.
Mặt trận Tổ quốc
phối hợp cùng Công an
TP.HCMbảo vệ an ninh
Quy chế phối hợp đẩymạnh phong trào toàn dân bảo vệ anninhTổ quốc
trong tình hìnhmới hứa hẹn tạo thêmnhững chuyển biến về anninh, trật tự.
Cần thiết banhànhLuật phòng thủdân sự
Việc ban hành Luật phòng thủ dân sự là cần thiết nhưng phải tránh chồng chéo, mâu thuẫn với một số luật chuyên ngành.
Thủ tướng có
côngđiệnkhẩn sau
4trậnđộngđất liên
tiếp tạiKonTum
Chiều 23-8, Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện
Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho hay trên địa
bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tiếp
xảy ra bốn trận động đất, dư chấn động đất với
độ lớn 2,5-4,7 độ Richter, gây rung lắc mạnh,
gây lo lắng cho người dân trong khu vực.
Để chủ động ứng phó, ngay trong chiều 23-8,
Thủ tướng đã có công điện gửi chủ tịch UBND
hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và các bộ, ban
ngành, cơ quan liên quan. Trong đó yêu cầu
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chỉ đạo Viện
Vật lý Địa cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ dư
chấn động đất tại khu vực, cung cấp thông tin
kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền
địa phương và người dân biết để ứng phó phù
hợp.
Công điện cũng yêu cầu UBND các tỉnh Kon
Tum, Quảng Nam tổ chức theo dõi sát tình
hình, kiểm tra, đánh giá cụ thể thiệt hại (nếu
có) do động đất, nhất là nhà ở của người dân,
cơ sở hạ tầng thiết yếu như hồ đập thủy lợi,
thủy điện, công trình giao thông, cơ sở y tế,
giáo dục...
Các địa phương huy động lực lượng, nguồn
lực hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại và khắc
phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại để ổn
định cuộc sống người dân, bảo đảm an toàn
công trình theo quy định.
Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, kịp
thời đến người dân về động đất, dư chấn động
đất, thiệt hại do động đất (nếu có), tránh tâm lý
hoang mang, nhất là đối với các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số.
Cũng trong chiều 23-8, Văn phòng thường
trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống
thiên tai có văn bản hỏa tốc gửi Ban chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh Kon Tum, Bộ NN&PTNT,
Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Viện Vật lý Địa cầu về việc chủ động
ứng phó với động đất. Trong đó, đơn vị này đặc
biệt lưu ý việc đánh giá tác động cũng như mức
độ ảnh hưởng của động đất đã xảy ra đối với
nhà dân, trụ sở làm việc, trường học, các hồ,
đập thủy điện, thủy lợi.
Việc này nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục
các sự cố để bảo đảm an toàn cho người và tài
sản. Sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để
ứng phó và khắc phục hậu quả kịp thời khi có
tình huống.
Ông Lê Đức Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện
Kon Plông, cho biết sau khi xảy ra động đất
huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa
phương nắm tình hình; đồng thời yêu cầu các
xã báo cáo về thiệt hại, hướng dẫn thêm cho
người dân tránh hoang mang, lo lắng; các thủy
điện không tích nước ở mức tối đa, chỉ tích
nước ở mức thấp.
A.HIỀN - L.KIẾN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook