4
Thời gian gần đây, trên địa bàn biên giới
của tỉnh Long An, lực lượng biên phòng
ngăn chặn nhiều người đang tìm cách xuất
cảnh trái phép sang Campuchia theo lời dụ
dỗ, rủ rê “việc nhẹ, lương cao”.
Thượng tá Phạm Thành Trung, Đồn
trưởng Đồn biên phòng (ĐBP) cửa khẩu
Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ), cho biết:
“Thời gian gần đây, số người tìm cách
vượt biên có chiều hướng gia tăng. Đơn vị
tăng cường bố trí cán bộ, chiến sĩ và phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng
khác để phát hiện và ngăn chặn, đồng thời
xác minh, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm
những đối tượng, đường dây tổ chức cho
người xuất, nhập cảnh trái phép”.
Trong bảy tháng đầu năm, ĐBP cửa
khẩu Mỹ Quý Tây phối hợp bắt giữ, xử
lý 14 vụ với 30 người vượt biên trái phép
sang Campuchia. Trong đó đã khởi tố ba
vụ về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh
trái phép và đã bàn giao cho cơ quan an
ninh điều tra công an tỉnh tiếp tục điều tra
làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.
Đồng thời, đồn xử phạt hành chính
những người có hành vi qua lại biên giới
mà không làm thủ tục xuất cảnh theo quy
định của pháp luật.
Cũng theo Thượng tá Phạm Thành Trung,
ngoài tuần tra, kiểm soát, bắt giữ, thời gian
qua đơn vị còn tăng cường phối hợp chặt
chẽ với ngành chức năng tuyên truyền,
khuyến cáo rộng rãi để người dân cảnh giác
với những lời quảng cáo, rủ rê, lôi kéo, môi
giới sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương
cao”. Đồng thời, thường xuyên phổ biến để
người dân hiểu các quy định của pháp luật
liên quan việc xuất, nhập cảnh.
Ông Võ Thành Sơn, người dân ở xã
Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, cho hay là
người dân biên giới cũng cảnh giác rất cao,
thường xuyên phối hợp với lực lượng chức
năng để ngăn ngừa bà con trở thành nạn
nhân của bọn buôn người.
Mới đây nhất, ngày 18-8, một thanh
niên 21 tuổi, người dân tộc H’Mông ở xã
Long Hẹ, huyện Thuận Châu, Sơn La được
người dân giúp đỡ, trình báo cho lực lượng
biên phòng cửa khẩu giải thoát khỏi một
đường dây lừa đưa sang Campuchia làm
việc nhẹ lương cao.
HUỲNH DU
Thời sự -
ThứTư24-8-2022
HẢI DƯƠNG- TUYẾNPHAN
T
hời gian qua, tình trạng
mua bán người diễn ra
phức tạp. Trong đó có vụ
42 người bị lừa bán vào các
casino Campuchia đã liều
mình bơi sông về Việt Nam.
Liên quan vụ việc này, Đại
tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc
Công an tỉnh An Giang, cho
biết công an tỉnh xác định có
bốn đường dây có dấu hiệu
mua bán người và tổ chức
cho người khác xuất cảnh
trái phép.
Xử lý nghiêm
để răn đe
Theo Đại tá Đinh Văn
Nơi, qua làm việc với 40
công dân, tất cả đều khai họ
bị ép làm việc quá giờ, trả
lương không đúng như thỏa
thuận, thậm chí không được
trả lương. Họ còn bị ép thực
hiện hành vi phạm tội công
nghệ cao như lừa đảo qua
mạng, tổ chức đánh bạc qua
mạng… bị đánh đập, tra tấn
và ép người nhà phải đưa số
tiền chuộc rất lớn.
“Đặc biệt còn có tình trạng
người lao động Việt Nam bị
bán từ casino này sang casino
khác. Đây là dấu hiệu của tội
phạmmua bán người. Chúng
tôi đã làm rõ, phát hiện bốn
đường dây mua bán người ở
nhiều tỉnh, thành trong nước.
Chúng câu móc với các đối
tượng Campuchia để thực
hiện hành vi mua bán người.
Chúng tôi đã báo cáo Cục
Cảnh sát hình sự, Bộ Công
an để phối hợp với công an
phải làm tốt công tác tuyên
truyền.
Những kẻ mua bán người
thường lợi dụng không gian
mạng dụ dỗ người dân bằng
chiêu trò lợi ích, đặc biệt là
người dân nông thôn có hạn
chế về thông tin. Do đó cần
đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vạch trần các thủ
đoạn và xử lý nghiêm, cho
tất cả dân chúng ta biết việc
mua bán người ảnh hưởng,
gây hệ lụy cho gia đình và
xã hội rất lớn.
Thủ đoạn
mua bán người
Bộ Công an cho rằng có
năm nhóm thủ đoạn mà các
đối tượng mua bán người
thường sử dụng để dụ dỗ và
thực hiện hành vi phạm tội.
TheoBộCông an, nạn nhân
của tội phạm mua bán người
ở vùng nông thôn, vùng sâu
vùng xa, người dân tộc thiểu
số, người có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, gặp những chuyện
éo le về tình cảm, thiếu hiểu
biết xã hội, nhẹ dạ cả tin, một
số cô gái trẻ thích hưởng thụ,
ăn chơi, đua đòi.
Các nhóm tội phạm thông
qua Zalo, Facebook… làm
quen, giả vờ yêu đương, môi
giới hôn nhân nước ngoài; dụ
dỗ bán thận, thương lượng
mua với giá rẻ rồi bán cho
những người bệnh với giá cao.
Hai là tiếp cận, rủ rê, lôi kéo
đi du lịch, làm thuê thu nhập
cao... rồi đưa về các TP bán
cho nhà hàng, quán karaoke
hoặc để tổ chức hoạt động
mại dâm, cưỡng bức lao động.
Ba là tổ chức đưa người
ra nước ngoài lao động trái
phép, khi ra nước ngoài sẽ thu
giữ giấy tờ tùy thân, bán để
cưỡng bức lao động, quỵt tiền
lương, dùng bạo lực khống
chế đòi tiền chuộc.
Thứ tư là tán tỉnh nạn nhân
qua mạng, giả vờ yêu đương
hoặc những người có nhu cầu
tìm việc làm ở nước ngoài
với mức lương cao, sau đó
đưa sang Trung Quốc, Lào,
Casino RichWorld ở Campuchia, ngay bên bờ sông BìnhDi
mà 42 người liềumình bơi qua để về Việt Nam. Ảnh: H.DƯƠNG
các tỉnh, thành có đường dây
mua bán người để tiếp nhận
tin báo, xử lý dứt điểm các
đường dây mua bán người”
- Đại tá Đinh Văn Nơi nói.
Trên cơ sở lời khai của 40
công dân chạy trốn về, công
an còn phát hiện đường dây
tổ chức đưa người xuất cảnh
trái phép và đã khởi tố, bắt
tạm giam hai người. “Chúng
tôi sẽ tiến hành điều tra đến
nơi đến chốn, bắt tất cả đối
tượng trong các đường dây
để xử lý đúng quy định,
răn đe một cách quyết liệt.
Không chỉ trong nước mà
phía Campuchia cũng phối
hợp tích cực để làm rõ việc
mua bán người, cũng như
hành vi ép người lao động
Việt Nam làm quá giờ, không
trả lương, có dấu hiệu tra tấn
đối với công dân ta, đảm bảo
quyền bảo hộ công dân chúng
ta” - Đại tá Nơi nhấn mạnh.
Theo Đại tá Nơi, tỉnh
Kandal giáp ranh với nước
ta có tổng cộng tám casino
nhưng một cái đã tạm dừng
do COVID-19, còn lại bảy cái
hoạt động rất mạnh, sử dụng
rất nhiều lao động Việt Nam
và các nước khác. Công an
tỉnh Kandal đang phối hợp
rất chặt chẽ với Công an tỉnh
An Giang, hai bên thường
xuyên trao đổi thông tin, tiến
hành rà soát tất cả công dân
không có giấy tờ hợp pháp
để trao trả người cho đại sứ
quán và đưa người về trong
thời gian tới.
Để ngăn chặn nạn mua
bán người, Giám đốc Công
an tỉnh An Giang cho rằng
“Qua sự việc này, dưới
sự chỉ đạo của Bộ Công
an, chúng ta cần có sự phối
hợp chặt chẽ với các nước
láng giềng nắm thông tin
và thậm chí thiết lập đường
dây nóng để nạn nhân đang
mắc kẹt có thể thông tin
về đường dây nóng để giải
cứu. Không chỉ Việt Nam
mà cả thế giới phải lên án
hành vi mua bán người này.
Chúng ta phải kiên quyết xử
lý nghiêm, triệt để loại tội
phạm này” - Đại tá Nơi nói.
Trong tháng 7, TAND tỉnh Long An xét xử 10 bị cáo ngụ huyện Tân Hưng (Long An) và
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, tòa tuyên phạt cả 10 bị cáo các mức án từ ba năm sáu
tháng tù đến 10 năm tù về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép. Trước
đó, các bị cáo đã ba lần tổ chức cho gần 30 người xuất cảnh trái phép sang Campuchia để
đi làm“việc nhẹ, lương cao”.
Các bị cáo thừa nhận móc nối với một người không rõ lai lịch bên Campuchia để tổ chức
xuất cảnh trái phép với thỏa thuận tiền công 2 triệu đồng/người.
Khi phát hiện thông
tin việc đưa người
sang Campuchia
làm việc có dấu hiệu
lừa đảo, mua bán
người, cần thông
báo cho người thân,
gia đình và công an
để xử lý.
Công an tấn công mạnh tội
BiênphòngLongAnngănnhiềuvụđưangười sangCampuchia
Bên cạnh việc xử lý nghiêm, các
cơ quan chức năng cần đẩymạnh
tuyên truyền các thủ đoạn, hệ quả
của việc mua bán người.
Đại táĐinh VănNơi, Giámđốc Công an tỉnhAnGiang,
nói về nạn lừa đảo đưa người qua Campuchia. Ảnh: HD
Cao điểm trấn áp tội phạm
BộCôngancũngđã chỉ đạocôngancácđơnvị, địaphương
triển khai quyết liệt, đồng bộ các mặt công tác đấu tranh
phòng chống mua bán người.
Lực lượng chủ động nắm tình hình ngoại biên, tại cơ sở
và trên không gian mạng; xác định tuyến, địa bàn trọng
điểm, phức tạp và phát hiện các đường dây, băng nhóm
phạm tội mua bán người để tập trung đấu tranh ngăn chặn.
Ngành công an cũng ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD và phát huy vai trò,
trách nhiệmcủa lực lượng công an xã, thị trấn chính quy để
chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạmmua bán người.
Phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm soát
chặt chẽ tuyến biên giới và triển khai các biện pháp nghiệp
vụ phòng ngừa, ngăn chặn…
Bộ Công an còn tích cực triển khai các hoạt động hợp tác
quốc tế về phòng chống mua bán người.
Tiếp tục triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm
mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Sáu người vượt biên trái phép sang Campuchia
bị Biên phòng tỉnh Long An giữ lại vào ngày 8-7.
Ảnh: H.DU