6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 29-8-2022
Tiêu điểm
Luật sư thamgia bào chữa tại một phiên tòa ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
ĐỨCMINH
S
áng nay (29-8), Văn phòng
Chủ tịch nước sẽ tổ chức họp
báo công bố Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính (VPHC)
đối với hành vi cản trở hoạt động
tố tụng.
Pháp lệnh gồm bốn chương,
48 điều, được Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ ký ban hành hôm
18-8 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-9.
Đáng chú ý, theo pháp lệnh, ở một
số hành vi, nếu luật sư (LS) vi phạm
sẽ phải chịu mức chế tài cao hơn
những đối tượng khác.
Tiết lộ bí mật điều tra,
luật sư bị phạt đến
30 triệu đồng
Pháp lệnh quy định phạt tiền 5-15
triệu đồng đối với một trong các
hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội
phạm sai sư thât làm ảnh hưởng
đến uy tín của cơ quan, người có
thẩm quyền; lôi kéo, xúi giục, lừa
dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử
dụng vũ lực buộc người khác tố
giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
Tuy nhiên, nếu LS có một trong
những hành vi trên sẽ bị xử phạt
15-30 triệu đồng, tức là gấp 2-3 lần.
Ở một quy định khác, người
tham gia tố tụng (trừ LS) tiết lộ bí
mật điều tra mặc dù đã được điều
tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát
viên hoặc kiểm tra viên yêu cầu
phải giữ bí mật sẽ bị phạt tiền 4-8
Cần thiết ban hành pháp lệnh
Theo TAND Tối cao, cơ quan chủ trì soạn thảo pháp lệnh, thực tiễn xử
phạt VPHC trong hoạt động tố tụng thời gian qua cho thấy các hành vi can
trở hoat đông tô tung xảy ra ngày càng nhiều, có xu hướng gia tăng. Điều
này gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc, ảnh hư ng không nhỏ đến
chất lượng giải quyết vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền, tính tôn
nghiêm và quyền uy của tư pháp.
Trong khi đó, pháp luật nước ta chưa có văn bản quy định có hệ thống
về việc xử phạt các hành vi cản tr hoạt động tố tụngmà chỉ cómột số quy
định chung, chưa cụ thể, chưa rõ ràng về xử lý hành vi cản tr hoạt động
tố tụng. Những quy định này nằm rải rác trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ
luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính .
TANDTối cao cho rằng việc ban hànhmột văn bản pháp luật thống nhất
và chi tiết tạo cơ s pháp lý để xử lý nghiêmminhnhữnghành vi cản tr hoạt
động tố tụng của cơ quan, người có thẩmquyền. Đồng thời tăng cường kỷ
luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa
những vi phạm có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc ban hành pháp lệnh giúp nâng cao uy tín của cơ quan
nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của tòa án, bảo đảm sự tôn trọng của
cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với cơ quan tiến hành tố tụng; tạo điều kiện
giải quyết các vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.
LS có hành vi đưa tin
sai sự thật nhằm cản trở
hoạt động tố tụng của
tòa án sẽ bị phạt 15-30
triệu đồng.
Không thể khởi kiện
quyết định xử phạt của tòa
Trước đó, tại phiên họp của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự
thảopháplệnhhôm15-8,cóýkiếnbăn
khoăn về cơ chế giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện đối với các quyết định xử
phạthànhvicảntr hoạtđộngtưpháp.
Giải đáp, PhóChánh án thường trực
TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho hay
phạmviđiềuchỉnhcủapháplệnhkhông
quyđịnhvề việc khiếunại, tố cáo, kh i
kiện.Việcnàyđược thựchiện theoquy
định tại Điều 15 Luật Xử lý VPHC.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Nguyễn Thị Thủy phân tích: Điều 15
quy định trường hợp quyết định của
tòa án và các cơ quan có thẩm quyền
xử phạt VPHC bị khiếu nại thì thực
hiện theoquyđịnh của Luật Khiếunại.
Cụ thể, nếu quyết định xử phạt bị
khiếunại,cơquanraquyếtđịnhxửphạt
VPHC giải quyết lần đầu. Trường hợp
quyếtđịnhnàyvẫntiếptụcbịcôngdân
khiếunại lầnhai, cơquan cấp trên của
cơ quan ra quyết định xử phạt sẽ giải
quyết khiếunại lầnhai. Quyết định lần
hai làquyết định cóhiệu lựcpháp luật.
Ngoài ra, dẫn Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính, bà Thủy cho biết “quyết
định, hành vi của tòa án trong việc áp
dụng biện pháp xử lý hành chính, xử
lý hành vi cản tr hoạt động tố tụng”
nằm trong nhóm quyết định hành
chính, hành vi hành chính không bị
kh i kiện ra tòa.
Luật sư bị
phạt nặng
nếu cản trở
hoạt động
tố tụng
Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính
đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng,
luật sư có hành vi vi phạm sẽ bị phạt nặng
hơn các đối tượng khác.
triệu đồng. LS có hành vi trên sẽ
bị phạt 8-15 triệu đồng. Ở mức độ
nghiêm trọng hơn, người tham gia
tố tụng vi phạm làm trì hoãn, kéo
dài thời gian điều tra bị phạt 8-15
triệu đồng nhưng khi LS có cùng
hành vi vi phạm, mức chế tài là
15-30 triệu đồng.
Ngoài ra, pháp lệnh cũng quy định
phạt 30-40 triệu đồng đối với LS có
hành vi lừa dối, đe dọa, mua chuộc
hoặc sử dụng vũ lực buộc người
bị hại khai báo gian dối hoặc buộc
người khác ra làm chứng gian dối.
Có thể bị tước giấy phép
hành nghề
Một quy định đáng chú ý khác
của pháp lệnh là người tham gia
tố tụng (trừ LS) xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng
sẽ bị phạt 3-7 triệu đồng. Nếu chủ
thể vi phạm là LS, mức xử phạt sẽ
là 15-30 triệu đồng.
Trường hợp người tham gia tố
tụng (trừ LS) đe dọa, sử dụng vũ
lực hoặc có hành vi khác xâm hại
sức khỏe của người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, mức phạt tiền
7-15 triệu đồng. Có hành vi tương
tự, LS sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.
Ngoài ra, LS sẽ bị phạt 15-30
triệu đồng nếu có hành vi xúc
phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm,
uy tín của tòa án; xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người
có thẩm quyền hoặc những người
khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu
cầu của tòa án. Trong khi đó, các
đối tượng khác nếu có cùng hành
vi, mức xử phạt chỉ 3-7 triệu đồng.
Đặc biệt, pháp lệnh nêu rõ: Trường
hợp hành vi vi phạm của LS đến
mức phải áp dụng hình thức xử
phạt tước quyền sử dụng chứng
chỉ hành nghề LS hoặc giấy phép
hành nghề LS tại Việt Nam có thời
hạn theo quy định của Luật Xử lý
VPHC thì việc xử phạt được áp
dụng theo quy định của pháp luật
về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
bổ trợ tư pháp.
Với hành vi đưa tin sai sự thật
nhằm cản trở hoạt động tố tụng
của tòa án, LS sẽ bị phạt 15-30
triệu đồng. Nếu hành vi đưa tin
sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài
thời gian tiến hành hoạt động tố
tụng của tòa án thì mức phạt sẽ là
30-40 triệu đồng.•
Đốt nhàvì chamẹ không chịu chomượn tiền
VKSND huyện Sông Hinh (Phú Yên) vừa truy tố bị can
Nay Y Hùng (sinh năm 1996, trú tại buôn Thô, thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh) ra trước TAND cùng cấp để
xét xử về tội hủy hoại tài sản.
Điều đáng nói trong vụ án này là người bị hại chính là
cha mẹ ruột của bị can.
Theo cáo trạng, chiều 12-3, Hùng thuê ô tô đi từ thị trấn
Hai Riêng, huyện Sông Hinh đến nhà ông Ksơr Y Min, bà
Nay Hờ Góa (là cha mẹ ruột của Hùng) ở buôn Thứ, xã
Eabar, huyện Sông Hinh để mượn tiền trả nợ.
Khi Hùng đến nơi thì không có vợ chồng ông Y Min, bà
Hờ Góa ở nhà nên Hùng đã gọi điện thoại cho bà Hờ Góa
hỏi mượn 5 triệu đồng nhưng bà Hờ Góa không đồng ý vì
trước đó Hùng đã nhiều lần mượn tiền nhưng không trả.
Sau đó, bà Hờ Góa gọi điện thoại cho con gái là Nay
Úc dặn đem hết số tiền mới bán đất đi cất, Hùng đứng bên
cạnh nghe được nên biết bà Hờ Góa mới bán đất có tiền.
Hùng tiếp tục gọi điện thoại cho bà Hờ Góa nói mượn 20
triệu đồng nhưng bà Hờ Góa tiếp tục không đồng ý.
Mượn tiền không được, Hùng nói: “Nếu không cho
mượn thì Hùng bán bò, đốt nhà”, bà Hờ Góa trả lời:
“Muốn thì bán đi, có cái nhà đó, muốn thì đốt”.
Nghe mẹ nói vậy, Hùng lấy mô tô của gia đình bà Hờ
Góa đang dựng trước nhà, cầm theo can nhựa chạy đến
cây xăng buôn Thứ mua 200.000 đồng tiền xăng đem
về nhà bà Hờ Góa rồi đổ xăng ra giữa sàn nhà và ngồi
hút thuốc lá. Hùng tiếp tục gọi điện thoại cho bà Hờ
Góa hỏi mượn tiền nhưng bà Hờ Góa không đồng ý nên
Hùng ném điếu thuốc đang hút dở vào vị trí đã đổ xăng
dẫn đến lửa bùng lên, làm cháy ngôi nhà của gia đình
bà Hờ Góa. Thấy lửa cháy, Hùng bèn bỏ trốn.
Hậu quả của vụ cháy làm thiệt hại một căn nhà sàn
bằng gỗ, mái lợp ngói, 50 kg lúa, 10 kg gạo, một cái
can nhựa loại 30 lít với tổng giá trị là hơn 53 triệu
đồng.
S.BA