211-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu16-9-2022
Thế giới đang ở thời điểm tốt
nhất để tổng lực đẩy lùi đại dịch
VĨ CƯỜNG
N
gày 14 - 9 ( g i ờ đ ị a
phương), Tổng giám
đốc Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) TedrosAdhanom
Ghebreyesus bày tỏ sự lạc
quan rằng ngày kết thúc đại
dịch COVID-19 đã “ở trong
tầm mắt” và thế giới cần tận
dụng thời điểm thuận lợi
và mọi cơ hội để chấm dứt
đại dịch.
Theo ông Tedros, số ca
nhiễm mới và số ca tử vong
do dịch COVID-19 hằng tuần
đã giảm xuống mức thấp nhất
kể từ tháng 3-2020 và chuyện
chấm dứt đại dịch hoàn toàn
là mục tiêu trong tầm tay.
Giờ là lúc tổng lực
đẩy lùi đại dịch
Trong báo cáo hằng tuần
mới nhất về dịch COVID-19
công bố ngày 14-9 trên trang
web của WHO, tổ chức này
cho biết trên toàn cầu số ca
nhiễm mới hằng tuần giảm
28% trong tuần từ ngày 5 đến
11-9 so với tuần trước, với
hơn 3,1 triệu ca nhiễm mới
được báo cáo. Số ca tử vong
hằng tuần giảm 22% so với
tuần trước, với hơn 11.000 ca
tử vong được báo cáo. Tính
đến ngày 11-9, thế giới ghi
nhận 605 triệu ca nhiễm và
6,4 triệu ca tử vong.
Nhìn từ góc độ khu vực,
mức giảm trong số ca tử vong
được thể hiện như sau: 31%ở
châuÂu, 25%ởĐôngNamÁ,
22% ở châu Mỹ, 11% ở Tây
Thái Bình Dương và 10% ở
Đông Địa Trung Hải. Riêng
châu Phi tăng 10%. Nước có
số ca tử vong mới được ghi
nhận cao nhất tuần qua làMỹ,
theo sau là Nhật, Nga, Brazil
và Philippines.
Về số ca nhiễm, WHO nói
thêm rằng vì việc xét nghiệm
và giám sát dịch COVID-19
được nới lỏngởnhiều quốc gia
nên không loại trừ khả năng
nhiều trường hợp nhiễm bệnh
đã bị bỏ sót. Do đó, WHO
khuyến nghị các nước không
nên lơ là trước dịch bệnh, nhất
là khi mùa đông đang đến và
các biến thể mới vẫn đang đột
biến, lây lan rộng rãi.
“Nếu không tận dụng cơ hội
ngay bây giờ để ngăn chặn
triệt để dịch bệnh, chúng ta
có nguy cơ đối mặt với nhiều
biến thể hơn, nhiều ca tử vong
hơn, nhiều gián đoạn và nhiều
bất ổn hơn. Làn sóng hiện
nay do các biến thể phụ của
Omicron là BA.4 và BA.5 lưu
hành cho thấy đại dịch vẫn
chưa kết thúc vì virus tiếp tục
lây lan ở châu Âu và hơn thế
nữa” - ông Tedros cảnh báo.
Điều chỉnh chiến lược
chống dịch trước
tình hình mới
Theo lãnh đạo WHO, thế
giới lúc này vẫn cần duy trì
những nỗ lực phòng chống
đại dịch. Các quốc gia cần
xem xét thận trọng và thay
đổi chiến lược chống dịch
COVID-19 cũng như các loại
dịch bệnh khác có thể xảy ra
trong tương lai. Các nước cần
Nhìn lại quá trình lây lan
của dịch COVID-19
Xuất hiệnởTrungQuốc vào cuối năm2019, virus SARS-
CoV-2 gây dịchCOVID-19 đã giết chết gần 6,5 triệu người
và lây nhiễm cho 606 triệu người khác, gây tác động cực
kỳ nghiêm trọng lên kinh tế toàn cầu, gây thiệt hại nặng
chohệ thống chămsóc sức khỏe của các nước.Trước diễn
biến nghiêm trọng của dịch,WHO đã phải tuyên bố tình
trạng khẩn cấp toàn cầu vào tháng 1-2020 và bắt đầu
xem COVID-19 là đại dịch ba tháng sau đó.
Việc nhanh chóngphát triển thành công vaccine và các
phương pháp điều trị hiệu quả đã ngăn chặn rất nhiều
ca trở nặng phải nhập viện và tử vong. Nhiều biến thể
mới xuất hiện (như Omicron) nhưng nhờ vaccine mà
các triệu chứng của người nhiễm ít nghiêm trọng hơn.
TheothốngkêcủatổchứcOur
World in Data, đến nay 67,9%
dân số thế giới đã được tiêm ít
nhất một liều vaccine phòng
COVID-19. Khoảng 12,66 tỉ liều
đã được tiêm trên toàn cầu và
3,64 triệu liều đang được tiêm
mỗi ngày.
Tiêu điểm
“Các nước cần đẩy
mạnh tiêm phòng
vaccine cho 100%
nhóm đối tượng có
nguy cơ cao” - WHO.
đẩymạnh tiêmphòng vaccine
cho 100% nhóm đối tượng
có nguy cơ cao và cung cấp
đầy đủ thiết bị y tế, chăm sóc
sức khỏe đầy đủ cho các nhân
viên y tế.
“Chúng ta cần hỗ trợ các
quốc gia duy trì hệ thống và
dịch vụ y tế không bị quá tải.
Chúng ta cần đấu tranh với
các thông tin sai lệch về dịch
bệnh. Mỗi ngày chúng ta cần
tiếp tục chia sẻ những kiến
thức về khoa học, xu hướng
kiểmsoát dịch bệnh, phân tích
dữ liệu và đưa ra những lời
khuyên có ích cho thế giới.
Đó là những thứ chúng ta cần
làm cho đến khi đại dịch hoàn
toàn chấm dứt” - ông Tedros
khuyến cáo.
Theo kế hoạch, vào tháng
10 tới, WHO sẽ họp với một
số chuyên gia dịch tễ hàng
đầu thế giới nhằm xác định
liệu dịch COVID-19 có còn
đặt ra tình trạng khẩn cấp về
y tế toàn cầu hay không.
Trả lời phỏng vấn của hãng
tin
Reuters
, TSMichael Head
thuộcĐHSouthampton (Anh)
cho rằng nhận định củaWHO
về tình hình dịch lúc này là
chính xác và rằng thế giới đã
thực sự vượt qua giai đoạn
ứng phó khẩn cấp với dịch
COVID-19. Lúc này chính
quyền các nước cần xem xét
cách tốt nhất để kiểm soát
dịch COVID-19 một cách
định kỳ, như một loại bệnh
theo mùa.•
Thái Lan: Xả súng tại trường quân sự,
2 quân nhân thiệt mạng
Quân đội Thái
Lan cho biết một
quân nhân nước này
đã bắn chết hai đồng
nghiệp và làm một
quân nhân bị thương
trong vụ xả súng tại
một cơ sở quân sự ở
thủ đô Bangkok lúc
8 giờ 45 ngày 14-9,
theo hãng tin
AFP
.
Cụ thể, thượng sĩ
Yongyuth Mungkornkim, 59 tuổi, nhân viên hành chính của
Trường ĐH Chiến tranh Thái Lan, đã cầm súng bước vào
văn phòng và bắn ba quân nhân. Hai người thiệt mạng là
thượng sĩ Nopparat Intarasunthorn và Maj Prakan Sinsong,
còn thượng sĩ Yongyuth Panyanuwat bị thương. Tất cả
người liên quan đều làm việc trong cùng văn phòng.
Phó phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Thái Lan Kissana
Phathanacharoen cho biết nghi phạm đã cố gắng chạy trốn
khỏi hiện trường nhưng đã ra đầu thú vào khoảng 10 giờ
cùng ngày. Nghi phạm là quân nhân tại ngũ nên sẽ được
tòa án binh xử lý, theo tờ
Bangkok Post
.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ. Theo
quân đội Thái Lan, thượng sĩ Mungkornkim có vấn đề về tâm
thần sau khi được phẫu thuật não vì một vụ tai nạn mô tô.
Dù Thái Lan có tỉ lệ sở hữu súng cao nhưng hiếm khi
xảy ra xả súng hàng loạt. Vụ việc chết chóc nhất của vương
quốc này xảy ra vào năm 2020, khi một người lính bắn chết
29 người, làm bị thương nhiều người trong vụ xả súng kéo
dài 17 giờ và sau đó bị lính biệt kích bắn chết.
PHẠM KỲ
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres điện
đàm với ông Putin về xung đột Ukraine
Ngày 14-9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio
Guterres và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc
điện đàm, theo đài
RT
. Hai ông thảo luận chủ yếu về các
vấn đề trọng tâm: An ninh lương thực toàn cầu, thỏa thuận
ngũ cốc và xung đột ở Ukraine.
Theo tờ
South China Morning Post
, sau cuộc điện đàm
ông Guterres đã bày tỏ sự bi quan về tương lai xung đột
ở Ukraine: “Tôi có cảm giác rằng hòa bình vẫn còn ở rất
xa chúng ta”, “thời điểm hiện tại cơ hội đạt được một thỏa
thuận hòa bình là rất nhỏ”, lưu ý rằng ngay cả một lệnh
ngừng bắn cũng “khó có thể đạt được”.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo sẽ rất “ngây thơ” nếu bất kỳ
ai tin rằng các bên đã đạt được đủ sự tiến bộ để kết thúc
nhanh chóng cuộc chiến ở Ukraine.
Bất chấp đánh giá ảm đạm về cuộc chiến, Tổng thư ký
LHQ Guterres nhấn mạnh rằng vẫn đang duy trì liên lạc
với cả hai bên và hy vọng rằng các bên “một ngày nào đó
sẽ có thể đi đến một cấp độ đàm phán cao hơn”.
Ông Putin hoan nghênh những nỗ lực của Cơ quan Năng
lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhằm góp phần đảm bảo
an ninh cho Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (tỉnh
Zaporizhia, Ukraine), trao đổi với ông Guterres về các biện
pháp mà Nga đang thực hiện để đảm bảo an toàn cho nhà máy.
Tổng thư ký LHQ cho biết ông và Tổng thống Putin đã
thảo luận về những nỗ lực để vượt qua “những trở ngại” liên
quan đến việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga.
“Có một số mặt hàng thực phẩm và phân bón của Nga
đã được xuất khẩu trở lại nhưng thấp hơn nhiều so với sự
mong muốn và cần thiết” - ông Guterres nói.
Ông Guterres tiếp tục cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc
khủng hoảng phân bón, lặp lại lo ngại về tình trạng thiếu
lương thực toàn cầu vào năm tiếp theo. Điện Kremlin cho
biết Tổng thống Putin và Tổng thư ký LHQ Guterres nhất
trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo an ninh lương
thực quốc tế.
PHẠM KỲ
8,4%
là mức suy giảm của kinh tế Sri Lanka trong quý II (từ tháng
4 đến tháng 6) so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh đất
nước này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất trong hơn bảy thập niên, hãng tin
Reuters
dẫn dữ liệu Cục
Thốngkê vàđiều tranước này côngbốngày 15-9. Cụ thể, nông
nghiệp giảm 8,4%, các ngành công nghiệp giảm 10%, dịch vụ
giảm2,2%. Kinh tế Sri Lanka giảm1,6% trong quý I so với cùng
kỳ năm trước. Ngân hàng Trung ương Sri Lanka ước tính kinh
tế sẽ giảm khoảng 8% trong năm 2022.
ĐĂNG KHOA
Trẻ emManila (Philippines) đến trường khai giảng nămhọcmới vào ngày 22-8, sau hai nămviệc học
bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ảnh: REUTERS
Số ca tử vong và số ca nhiễmđang giảmnhanh trên nhiều khu vực, đặt ra hy vọng đại dịch COVID-19 có thể
được kiểm soát trong naymai.
Cảnh sát và binh sĩ Thái Lan làmviệc tại
trường đại học nơi xảy ra vụ nổ súng vào
ngày 14-9. Ảnh: AFP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook