211-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu16-9-2022
Tiêu điểm
ĐỨCMINH
N
gày 15-9, tiếp tục phiên họp thứ 15, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý
kiến về báo cáo của các cơquan tưpháp.
“Trong tố tụng, người ta
không nói đình chỉ là oan”
Báo cáo thẩm tra của Ủy banTư pháp đánh
giá năm 2022, VKSND các cấp tiếp tục tăng
cường, chú trọng công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
lĩnh vực hình sự.
Cụ thể, công tác xét phê chuẩn áp dụng
các biện pháp ngăn chặn về cơ bản chặt chẽ,
đúng pháp luật. Tỉ lệ truy tố đúng thời hạn,
truy tố đúng tội danh vượt so với yêu cầu của
QH. VKSND các cấp đã kịp thời phát hiện,
hủy bỏ nhiều quyết định trái pháp luật của cơ
quan điều tra...
Cạnh đó, công tác thực hành quyền công
tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự có kết
quả tích cực và đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu
của QH. Chất lượng các kiến nghị yêu cầu
tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động xét
xử được tiếp thu, thực hiện với tỉ lệ 99,8%.
“Tuy nhiên, vẫn còn 17 trường hợp bị
oan trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc
trách nhiệm của VKS; còn để xảy ra trường
hợp VKS truy tố nhưng tòa án tuyên không
phạm tội” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê
Thị Nga nói.
Theo báo cáo, trong 17 trường hợp này, 15
trường hợpVKSđã phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can nhưng sau đó cơ quan điều tra đình
chỉ điều tra đối với bị can do hành vi không
cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra
không chứng minh được bị can đã thực hiện
tội phạm. Hai trường hợpVKS đình chỉ trong
giai đoạn truy tố do không có sự việc phạm
tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
“Đình chỉ vụ án, chúng tôi cho rằng đây
là việc rất thông thường, luật pháp cho phép,
không phải đình chỉ là ám chỉ đó là oan, sai”
- Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói.
“Chúng tôi tập trung cho nhiệm vụ chống
oan, sai là 10 và chống bỏ lọt là chín. Bởi vì
“lọt” mai mốt còn có điều kiện phục hồi, làm
lại nhưng oan, sai là chết dở” - Viện trưởng
VKSNDTối cao Lê Minh Trí nói trong phần
giải trình sau đó.
Tuy nhiên, ôngTrí đề nghị trong nhận thức
có sự chia sẻ với cơ quan tố tụng, với những
biện pháp tố tụng luật cho phép áp dụng thì
không nên coi là “oan” mà có thể rút kinh
nghiệm để hạn chế. “Trong tố tụng, người ta
không nói đình chỉ là oan, oan chỉ khi không
có tội mà bản án lại tuyên có tội” - ôngTrí nói.
Chưa bức thiết phải có
Luật Thừa phát lại
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công
tác thi hành án (THA), Ủy ban Tư pháp đánh
giá năm 2002 Chính phủ đã chủ động triển
khai nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác
THA dân sự và đạt kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả thi hành xong về việc đạt trên 68%
Phòng chống
thamnhũng:
“Làmmột vụ cảnh
tỉnh cảmột vùng,
cảmột lĩnhvực”
Ngày 15-9, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến với báo cáo của Chính phủ
về công tác phòng chống tham nhũng
(PCTN) năm 2022.
Báo cáo của Chính phủ khẳng định
tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn
chặn, có chiều hướng thuyên giảm, góp
phần quan trọng làm trong sạch bộ máy
Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của
cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao
vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế…
Cơ bản tán thành với những đánh giá
trên, Ủy ban Tư pháp lưu ý tội phạm
về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích
nhóm” có chiều hướng gia tăng; nhiều
vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực
y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng
khoán…
Đặc biệt, tình trạng móc nối, tiếp tay
của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp
để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của Nhà
nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực.
Trong khi nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu
vực hành chính, dịch vụ công chậm được
khắc phục.
“Tội phạm tham nhũng trong cơ quan
bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ
PCTN tiếp tục có những diễn biến phức
tạp” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị
Nga nói.
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Công
an - Đại tướng Tô Lâm cho rằng năm
2022 công tác phát hiện, điều tra các vụ
án tham nhũng có nhiều bước tiến mới,
đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo môi
trường lành mạnh để phát triển kinh tế -
xã hội...
“Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN mới
đây đã họp kết luận, đánh giá về việc này”
- ông Tô Lâm nói và nhấn mạnh: “Làm
một vụ cảnh tỉnh cả một vùng, cả một lĩnh
vực”.
Báo cáo của viện trưởng VNKSND Tối
cao cho thấy một số loại tội phạm có số
vụ khởi tố mới tăng, trong đó tội phạm về
tham nhũng, chức vụ tăng nhiều nhất. Kết
quả, cơ quan chức năng đã khởi tố mới
405 vụ, tăng 110 vụ (hơn 37%).
Nguyên nhân của việc phát hiện và xử
lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng
do các cơ quan bảo vệ pháp luật trên toàn
quốc đã bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo
Trung ương về PCTN, tiêu cực; chủ động
nhận diện, dự báo sát tình hình, đúng,
trúng hành vi vi phạm về tham nhũng,
nhất là trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá,
cổ phần hóa, y tế, giáo dục, ngoại giao để
phát hiện, xử lý sai phạm và đã đẩy mạnh
công tác phát hiện, xử lý loại tội phạm
này.
ĐỨC MINH
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Ảnh: NGHĨAĐỨC
17 trường hợp bị oan
trong quá trình điều tra,
truy tố
Vẫn còn 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố
thuộc trách nhiệm của VKS.
Viện
trưởng
VKSND
Tối cao
LêMinh
Trí. Ảnh:
NGHĨA
ĐỨC
TP.HCM: 54 thẩm phán nghỉ việc trong năm 2022
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thừa
nhận năm 2022, hầu như tất cả chỉ tiêu của ngành tòa án đều không đạt chỉ tiêu QH đề ra.
Ông Tuệ dẫn chứng tỉ lệ giải quyết án hình sự chỉ được 88%/90%, dân sự được 78%/85%,
hành chính thì 49%/60%, giám đốc thẩm thì 41%/60%.
“Đây không phải là việc giải quyết kémđi mà do số lượng án tăng lên, khi dịch COVID-19
giảm thì số lượng án của tòa tăng lên. Tỉ lệ giải quyết của chúng tôi đều cao hơn năm
trước” - ông Tuệ nói thêm.
Ông Tuệ cũng nói về áp lực công việc, áp lực trong ngành: “TP.HCM trong năm vừa rồi
có 54 cán bộ thẩm phán xin thôi việc, xin chuyển công tác. Hoặc Bến Tre là tỉnh nhỏ như
vậy cũng có tám thẩm phán xin thôi. Điều này cho thấy áp lực đối với công việc của tòa rất
lớn và các điều kiện khác rất khó khăn”.
“Oan hay không, không phải do
Ủy ban Tư pháp thích mà nói”
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn
LuậtTráchnhiệmbồi thường củaNhànước xác
định trường hợp đình chỉ điều tra do không
có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành
tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng
minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm
tội... là các trường hợp bị oan phải bồi thường.
“Oanhaykhông, khôngphải doỦybanTưpháp
thích mà nói, mà phải theo Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước” - bà Nga lưu ý.
“Chúng tôi tập trung cho
nhiệm vụ chống oan, sai là 10
và chống bỏ lọt là chín. Bởi vì
“lọt” mai mốt còn có điều kiện
phục hồi, làm lại nhưng oan,
sai là chết dở” - ông Lê Minh
Trí nói.
(tăng gần 2%), về tiền đạt hơn 31% (tăng gần
6%). Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt
trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng được
quan tâm thực hiện. Theo đó, đã thi hành
xong gần 1.500 việc với hơn 10.300 tỉ đồng
(tăng hơn 8.300 tỉ đồng). Tuy nhiên, Ủy ban
Tư pháp cho rằng số lượng bản án có điều
kiện thi hành chuyển kỳ sau còn ở mức cao...
Liên quan đến hoạt động thừa phát lại
(TPL), báo cáo thẩm tra dẫn số liệu cho thấy
hiện cả nước có 145 văn phòng TPL (tăng
19 văn phòng so với cùng kỳ). Tuy nhiên,
hoạt động TPL vẫn còn hạn chế, nhất là về
xác minh điều kiện THAvà trực tiếp tổ chức
THA của các tổ chức TPL ngày càng giảm.
“Đến nay, Chính phủ vẫn chưa chuẩn bị được
dự án Luật TPL theo yêu cầu tại Nghị quyết
107 năm 2015 của QH ” - bà Lê Thị Nga nói.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê
Thành Long cho rằng năm 2022 là “một kết
quảvượt bậc trongcông tácTHA”.Nhấnmạnh
về kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong
các vụ án kinh tế, tham nhũng, ông Long cho
rằng cómột “cú hích” vềmặt chiến lược là có
Chỉ thị 04 củaBan bí thưvề tăng cường thu hồi
tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế...
Nói về việc “án chuyển kỳ sau nhiều”, ông
Long thừa nhận đây làmột thực tế. “Lý do chủ
yếu là không có tiền và không có tài sản, cứ
tích lại vậy thôi” - ông nói và cho hay nguyên
nhân khác do công tác thống kê.
Về công tácTPL, ông Long đề nghị tiếp tục
thực hiện theo nghị quyết củaQH, các văn bản
pháp luật hiện hành của Chính phủ. “Tôi thấy
chưa đủ phạm vi và nội dung cũng như là sự
bức thiết phải có ngay Luật TPL bây giờ. Số
lượng văn phòng, số lượng các vụ việc cũng
rất hạn chế” - ông Long nhấn mạnh.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook