9
Sổ tay
V.THỊNH-TR.PHÚ-PH.HÙNG
T
ổng công ty Đường sắt
Việt Nam (VNR) vừa gửi
văn bản kiến nghị UBND
TP Hà Nội và Cục Đường sắt
Việt Nam xử lý dứt điểm tình
trạng buôn bán, chụp ảnh tại
các tụ điểm cà phê đường tàu
đang ảnh hưởng đến trật tự,
an toàn giao thông (ATGT)
đường sắt.
Vi phạm bảo vệ hành
lang ATGT đường sắt
Theo đó, VNR cho hay đầu
năm 2018 khu vực phía bắc
ga Hà Nội (từ Km0+595 đến
Km0+840 tuyến đường sắt Hà
Nội - Đồng Đăng) xuất hiện
loại hình du lịch khách nước
ngoài đi thamquan, quay phim,
chụp ảnh trên đường sắt, nhất
là khi có đoàn tàu chạy qua.
Tại khu vực này cũng xuất
hiện các quán cà phê, hàng
quán bày bán nước cho khách
du lịch trong phạm vi bảo vệ
hành lang ATGT đường sắt,
gây mất an toàn.
Tình trạng này tạm lắng sau
hai năm bùng phát đại dịch
COVID-19 nhưng tái phát sau
khi dịch được kiềm chế. Trước
thực trạng trên, VNR cho biết
đã chỉ đạo đơn vị thành viên
quản lý đoạn đường sắt có kiến
nghị và phối hợp với chính
quyền các phường sở tại ngăn
chặn việc vi phạm hành lang
ATGT đường sắt. Đồng thời,
Cục Đường sắt Việt Nam cũng
có văn bản đề nghị UBND TP
HàNội chỉ đạo, xử lý dứt điểm.
Tuy nhiên, các vi phạm trên
vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt
“Một anh Tây nằm sấp dài trên đường ray, úp mặt xuống,
tạo dáng độc đáo cho bạn chụp ảnh. Tôi đứng trên đường
ray như bị hóa đá, ngỡ ngàng trước một cảnh kỳ cục chưa
từng thấy”.
Đó là những dòng trong cuốn Phố nhà thờ của tác giả
Marko Nikolić, một người Serbia khi lần đầu thấy phố
đường tàu ở Hà Nội. Marko Nikolić dạy tiếng Anh ở Việt
Nam từ năm 2014 và quyết định chọn Việt Nam làm quê
hương thứ hai.
Cảm nhận trên không chỉ của riêng nhân vật trong tiểu
thuyết mà chắc chắn của rất nhiều người nước ngoài khi
đến với phố đường tàu. Ở đó, người ta có thể trải nghiệm
được những điều đặc biệt riêng có ở Hà Nội. Vừa thưởng
thức cà phê vừa ngắm một đoàn tàu chuyển động qua
những khu dân cư cũ kỹ và chật chội. Khi chuyến tàu đi
qua, nhịp sống trở lại bình thường. Phố đường tàu có thể
nói là đặc sản du lịch Hà Nội, một sản phẩm du lịch độc
đáo không chỉ thu hút du khách quốc tế mà cả người Việt.
Không chỉ là đặc sản riêng có của Hà Nội, ở Thái Lan
Ứng xửvới phốđường tàu
còn có một khu chợ đường tàu được coi là nguy hiểm nhất
thế giới có tên là Maeklong. Khu chợ này cách thủ đô
Bangkok hơn 70 km về phía tây. Mặc dù được nhiều tạp chí
du lịch nước ngoài gọi nơi này là “khu chợ nguy hiểm nhất
thế giới”, tuy nhiên đến nay khu chợ vẫn tồn tại. Thậm chí
có du khách nước ngoài còn nhận định ở đây có một “sự
hỗn loạn” có tổ chức.
Duy trì phố đường tàu hay cấm đoán nó một cách tuyệt
đối cũng là một câu chuyện luôn tạo ra nhiều tranh cãi và
điều này cũng khiến cho chính quyền đôi lúc cũng bị động
trong cách ứng xử của mình.
Nói như TS - kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ
tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên
Giám đốc Sở QH-KT TP Hà Nội: “Không thể vì mục tiêu
kinh tế mà bỏ qua sự an toàn cho du khách”.
Tuy nhiên, nếu có một sự cộng sinh hài hòa giữa nhu cầu
của du khách và người dân trong những nguyên tắc của sự
an toàn và giới hạn không gian, phố đường tàu có thể là
một sản phẩm du lịch độc đáo của thủ đô.
THỊNH HỒ
Người dân, khách du lịch trên phố đường tàu. Ảnh: PHI HÙNG
Sáng 15-9, lực lượng chức năng đã dựng hàng rào barie tại lối vào phố đường tàu, đồng thời túc trực
để ngăn khách du lịch qua lại nơi đây. Ảnh: PHI HÙNG
Nên tìm cách để vẫn giữ được
sản phẩm du lịch
Trao đổi với PV, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký
Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), cho rằng quan điểm của chúng
ta nhìn về du lịch là luôn nhìn thấy điểm tích cực và tiêu cực.
Để du lịch phát triển bền vững thì phải làm thế nào nhằm tăng
tính tích cực và giảm tiêu cực.
“Nếu dừng lại, không còn cà phê đường tàu thì đơn giản
nhưng như vậymất đi cơ hội cho người làmdu lịch cómột sản
phẩm du lịch độc đáo, mất cơ hội cho người dân địa phương
cải thiện thu nhập” - ông Chính bày tỏ.
Từ đó, ông Chính cho rằng nên chăng tìm cách để giữ được
sản phẩm du lịch này mà vẫn đảm bảo được an toàn cho
người dân địa phương, người kinh doanh cà phê, cũng như
cho khách du lịch.
Ông Chính đề xuất nghiên cứu một số biện pháp chế tài để
quản lý như:Thí điểmgiờ nào đượcmở cửa hoạt động, giờ nào
không. Du khách đến đây tham quan phải đảm bảo các điều
kiện nào. Các hộ kinh doanh cũng phải có cam kết, bộ quy tắc
ứng xử ra sao, nếu vi phạm thì phạt thế nào.
“Quận đang phối
hợp với Sở GTVT
TP Hà Nội và công
ty quản lý đường sắt
này để xây dựng mô
hình phù hợp nhất,
đáp ứng nhu cầu của
người dân trên tinh
thần tuân thủ pháp
luật” - ông Quân
thông tin.
Tuyên truyền du khách không đến
cà phê đường tàu “check-in”
Phó Chủ tịchUBND quậnHoàn KiếmNguyễn AnhQuân khẳng định sẽ thu hồi toàn bộ giấy phép
đối với các hộ kinh doanh có vị trí ởmặt hành lang an toàn đường sắt.
là vào dịp nghỉ lễ 2-9.
Trao đổi với PV, Phó Chủ
tịch UBND quận Hoàn Kiếm
NguyễnAnh Quân khẳng định
100%các hộ dân hiện nay đang
kinh doanh ở đoạn đường tàu
trên đều vi phạm hành lang
ATGT đường sắt.
“Trong tuần này, chúng tôi sẽ
thu hồi toàn bộ giấy phép đối
với các hộ kinh doanh có vị trí
ởmặt hành lang an toàn đường
sắt. Hiện quận đang tiến hành
công tác hậu kiểmsau cấp đăng
ký kinh doanh cho các hộ dân
tại khu vực này, sau đó sẽ tiến
hành thu hồi” - ông Quân nói.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm
cũng cho hay quận đã chỉ đạo
UBND các phường sở tại và
lực lượng chức năng của quận
lập chốt rào chắn ở các lối vào
đường tàu. Đồng thời, tuyên
truyền, vận động người dân, du
kháchkhôngđếnđây“check-in”
gây mất trật tự, đặc biệt là mất
ATGT ở khu vực này.
Theo ôngQuân, hiệnUBND
quậnHoànKiếmđãxâydựngđề
án du lịch gắn với tuyến đường
sắt này. Đề án này nhằm đưa
các hoạt động tại điểm đến du
lịch này vào khuôn khổ, đảm
bảo nhu cầu, nguyện vọng
chính đáng của du khách và
các hộ kinh doanh, đồng thời
đảm bảo an ninh trật tự, đặc
biệt là ATGT ở đây.
“Quận đang phối hợp với Sở
GTVT TP Hà Nội và công ty
quản lý đường sắt này để xây
dựng mô hình phù hợp nhất,
đáp ứng nhu cầu của người
dân trên tinh thần tuân thủ pháp
luật” - ông Quân thông tin.
Lực lượng chức năng
tiến hành dựng
hàng rào barie
Ghi nhận của PV vào sáng
15-9, lực lượng chức năng đã
dựng hàng rào barie tại lối vào
phố đường tàu, đồng thời túc
trực để ngăn khách du lịch qua
lại nơi đây. Phía bên trong,
hàng loạt quán cà phê phải
đóng cửa, khung cảnh thưa thớt
người, khác hẳn so với những
ngày trước đây khi có khách
du lịch lui tới.
Bà Huệ, chủ một quán cà
phê ở đây, cho biết hai năm
vừa qua dịch bệnh đã rất vất
vả, mọi người mới mở cửa
trở lại để đón khách du lịch.
Nhưng đến nay, khi UBND
TP có quyết định thu hồi giấy
phép kinh doanh, ngừng hoạt
động của phố đường tàu khiến
ai cũng buồn và lo lắng cho
những ngày tháng sắp tới.
“Mọi người ở đây đều là
những người lớn tuổi, không
công ăn việc làm, chỉ trông
chờ vào hàng quán. Thậm chí
có người còn vay mượn để
sửa sang quán, số nợ vẫn chưa
trả hết, vậy mà nay phải đóng
cửa” - bà Huệ nói.
Cũng theo bà Huệ, tất cả
hộ kinh doanh ở đây đều nắm
rất rõ lịch trình, giờ giấc tàu
chạy. Mỗi khi chuẩn bị có tàu
đi qua, chủ quán hoặc nhân
viên đều đề nghị khách dẹp
vào hai ven đường, không để
nguy hiểm xảy ra.
Làm nghề vẽ tranh dọc theo
phố đường tàu đã nhiều năm
nay, anh Huế cho biết bản thân
anh rất buồn khi phố này phải
đóng cửa, vì khu vực này là
nơi giúp anh và nhiều hộ kinh
doanh nuôi sống gia đình. Do
đó, anhHuếmong chính quyền
và các cơ quan, ban ngành liên
quancócuộcđối thoại với người
dân để cùng bàn bạc đưa ra giải
pháp tốt nhất.
“Nếuđóngcửacònnguyhiểm
hơn, vì nhiều du khách sẽ tìm
cách lẻn lên đường tàu để tham
quan, chụp ảnh. Theo tôi, cần
tính toán kỹ lưỡng để vừa đảm
bảo an toàn vừa tạo điều kiện
cho người dân. Cần thiết có thể
bán vé cho khách du lịch khi tới
đây thamquan” - anhHuế nói.•