5
Trong quá trình rà
soát, cắt giảm, đơn
giản hóa thủ tục
hành chính phải
tham khảo, lấy ý
kiến của người dân,
DN để đáp ứng yêu
cầu, đảm bảo khả
thi, hiệu quả.
Thời sự -
ThứSáu16-9-2022
N.THẢO-V.THỊNH
S
áng 15-9, Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã
chủ trì hội nghị trực
tuyến toàn quốc chuyên đề
đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính (TTHC) và hiện
đại hóa phương thức chỉ đạo,
điều hành phục vụ người dân,
doanh nghiệp (DN).
Hội nghị do Văn phòng
Chính phủ tổ chức, được
kết nối trực tuyến từ trụ sở
Chính phủ tới trụ sở UBND
các tỉnh, TP trực thuộc trung
ương, các quận, huyện, thị xã
trên toàn quốc.
Nếu không cải cách
sẽ tụt hậu
Phát biểu kết luận hội nghị,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
nhấn mạnh Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đã đề ra
sáu nhiệm vụ trọng tâm và
ba đột phá chiến lược, trong
đó nhấn mạnh nhiệm vụ đổi
mới quản trị quốc gia theo
hướng hiện đại, cạnh tranh
hiệu quả; chú trọng tạo nền
tảng chuyển đổi số quốc gia,
từng bước phát triển kinh tế
số, xã hội số...
Để việc cải cách TTHC
đạt hiệu quả phải có quyết
tâm cao, nỗ lực phải lớn,
hiện đại hóa phương thức chỉ
đạo, điều hành thời gian tới
là chuyển đổi số.
“Nếu không nỗ lực đẩy
mạnh cải cách TTHC, hiện
đại hóa công tác chỉ đạo, điều
hành thì chúng ta sẽ tụt hậu
trong lúc chúng ta phải tận
dụng mọi thời cơ để vươn
lên” - Thủ tướng phát biểu.
Theo Thủ tướng, phát huy
tinh thần chủ động, tính sáng
tạo, cương quyết loại bỏ lợi
ích cục bộ với với phương
châm “lấy người dân, DN là
trung tâm, là chủ thể và là
mục tiêu, động lực” và “lấy
“Cương quyết loại bỏ lợi ích
cục bộ trong thủ tục hành chính”
hành động quyết liệt; có tư
duy đột phá, tầm nhìn chiến
lược và luôn đổi mới; phải
luôn xác định “trụ cột, động
lực” của cải cách TTHC và
sự hài lòng của người dân
và DN để đánh giá hiệu quả
thực hiện”.
“Cải cách TTHC phải bám
sát thực tiễn, xuất phát từ thực
tiễn, lấy thực tiễn làm thước
đo; nói phải đi đôi với làm và
phải có kết quả cụ thể; đẩy
mạnh phân cấp, phân quyền
để giảm tầng nấc, khâu trung
gian; thực hiện nghiêmkỷ luật,
kỷ cương hành chính, cá thể
hóa trách nhiệm, đề cao vai
trò người đứng đầu” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Hướng tới các dịch vụ
công theo phương thức
“3 không”
Vềnhiệmvụ, giải pháp trong
thời gian tới, Thủ tướng yêu
cầu các bộ, ngành, địa phương
rà soát, đề xuất phương án cắt
giảm, đơn giản hóa quy định
liên quan đến hoạt động kinh
doanh trình Thủ tướng xem
xét, phê duyệt trước ngày 30-9
hằng năm. “Trong quá trình
rà soát, cắt giảm, đơn giản
hóa TTHC phải tham khảo,
lấy ý kiến của người dân, DN
để đáp ứng yêu cầu, đảm bảo
Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, cương quyết loại bỏ lợi ích cục bộ
trong cải cách thủ tục hành chính.
khả thi, hiệu quả” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Thủ tướng lưu ý xã hội
hóa một số công đoạn trong
tiếp nhận, trả kết quả TTHC,
hỗ trợ việc thực hiện TTHC
tại bộ phận một cửa các cấp
để tất cả người dân, nhất là
những người yếu thế, ở vùng
nông thôn, biên giới, hải đảo
có thể làm được dịch vụ công
trực tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh
Chính yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương phấn đấu đạt một
số chỉ tiêu cụ thể. Nâng cao
mức độ hài lòng của người
dân đối với sự phục vụ của
chính quyền các cấp trong
thực hiện TTHC, trong đó
đến năm 2023 đạt trên 80%,
năm 2025 đạt trên 90% mức
độ hài lòng. Tỉ lệ giải quyết
đúng hạn tại trung tâm phục
vụ hành chính công phải đạt
trên 90%.
Đến cuối năm 2023, tỉ lệ
người dân sử dụng dịch vụ
công trực tuyến phải đạt 50%,
hướng tới hầu hết các dịch
vụ công phải được thực hiện
theo phương thức “3 không”,
là không giấy tờ - không tiền
mặt - không văn phòng.
Đến cuối năm 2022, 100%
thủ tục hồ sơ tiếp nhận phải
được xử lý, cập nhật trạng
thái trên hệ thống thông tin
giải quyết TTHC cấp bộ, cấp
tỉnh và đồng bộ 100% trạng
thái hồ sơ lên cổng dịch vụ
công quốc gia.
Thủ tướng lưu ý đẩy mạnh
kết nối, tích hợp, chia sẻ thông
tin, dữ liệu giữa các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu quốc
gia, chuyên ngành với cổng
dịch vụ công quốc gia và hệ
thống thông tin giải quyết
TTHC cấp bộ, cấp tỉnh, bảo
đảman toàn thông tin, an ninh
mạng. Đồng thời, thực hiện
nghiêm việc ký số, gửi nhận
văn bản và xử lý hồ sơ công
việc trên môi trường mạng tại
các cấp chính quyền.
“Đến cuối tháng 6-2023,
tỉ lệ hồ sơ xử lý công văn,
giấy tờ trực tuyến ở các bộ,
ngành trung ương và cơ quan
hành chính cấp tỉnh phải đạt
100%” - Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cũng yêu cầu các
bộ, ngành, địa phương rà soát,
đánh giá an toàn thông tin, an
ninhmạng các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương
khắc phục những lỗ hổng bảo
mật, lộ, lọt thông tin và bảo
vệ dữ liệu cá nhân...•
Thủ tướng PhạmMinh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Tiêu điểm
Hơn 1.700 quy định
được cắt giảm,
đơn giản hóa
Trong năm 2021 và tám
tháng năm 2022 đã cắt giảm,
đơngiảnhóahơn1.758/17.687
quy định tại 143 văn bản quy
phạmpháp luật. Có hơn 1.100
quy định kinh doanh đã được
phêduyệt phươngáncắt giảm,
đơn giản hóa; 699/5.187TTHC
đã được phê duyệt phương án
phân cấp giải quyết.
Cả nước hiện có 11.699 bộ
phậnmột cửa các cấp (57 trung
tâm phục vụ hành chính công
cấp tỉnh). 53/63 địa phương đã
hợpnhất cổngdịch vụ công và
hệ thống thông tin một cửa
điện tử. Đã cung cấp3.805dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3,
4; hơn 129,6 triệu hồ sơ đồng
bộ trạng thái (tăng hai lần so
với cùng kỳ năm 2021).
Trong tám tháng năm2022,
số lượng văn bản điện tử gửi,
nhận trên trục liên thông văn
bản quốc gia là trên 3,56 triệu
văn bản…
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng
Chính phủ
TRẦNVĂN SƠN
báo cáo tại hội nghị
Trongkhuônkhổhội nghị, phát biểu tại đầu
cầuTP.HCM, Chủ tịchUBNDTP.HCMPhanVăn
Mãi cho biết vừa qua TP đã triển khai tháng
cao điểm hành động tiếp nhận và giải quyết
TTHC trong ngày với khoảng 700.000 hồ sơ.
TP đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện
tiếp tục phát huy kết quả này đến cuối năm.
Theo ông Mãi, TP đang rà soát những quy
định, lập danh mục hồ sơ, thủ tục sắp tới sẽ
giải quyết trong ngày, chứ không phải tới
tuần cao điểm, tháng cao điểm mới làm mà
đây là công việc thường xuyên.
Kiến nghị với Thủ tướng, Chủ tịch UBND
TP.HCM mong muốn giữa bộ, ngành nên có
sự thốngnhất về quy chế, quy định, quy trình,
cơ sở dữ liệu và hạ tầng để các địa phương dễ
thực hiện. Đồng thời, đề nghị khi ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, cần đa dạng
hình thức, cách thức thực hiện và thành phần
hồ sơ để cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn.
ChủtịchUBNDTP.HCMcũngchohayTPđang
tậptrungquyếtliệtđểtháng10nàyhoànthành
xong cổng dịch vụ công TP kết nối với cổng
dịch vụ công quốc gia…
LÊ THOA
Quyết liệt hoàn thành cổng dịch vụ công TP.HCM
Nhiều cơ sởkaraoke ngắt tínhiệubáo cháy vì sợảnhhưởngđếnkinhdoanh
Chiều 15-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
và phục hồi kinh tế TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin
về tình hình dịch và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa
bàn TP.
Tại buổi họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng
phòng Tham mưu (PV01) Công an TP.HCM, đã thông tin
về công tác PCCC đối với vũ trường, quán bar, karaoke
trên địa bàn TP.HCM.
Theo Thượng tá Hà, từ sau vụ cháy quán karaoke tại
Hà Nội vào ngày 1-8, Công an TP.HCM đã ban hành kế
hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm tra PCCC từ ngày 17-8
đến 15-9. Sau vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, Công
an TP đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát.
Kết quả, qua kiểm tra 415 cơ sở karaoke, quán bar, vũ
trường, có 22
cơ sở bị tạm
đình chỉ hoạt
động, 136 cơ
sở bị xử lý vi
phạm hành
chính với 187
lỗi vi phạm,
tổng số tiền
xử phạt là 737
triệu đồng.
Thượng tá
Hà thông tin quy định về PCCC nghiêm ngặt nhưng trong
quá trình kiểm tra có một số cơ sở “lách” các quy định về
đăng ký dịch vụ karaoke bằng việc đăng ký hình thức kinh
doanh nhà hàng, cơ sở thu âm hoặc hình thức khác để
không phải thực hiện quy định PCCC. Chưa kể, việc trang
bị thiết bị PCCC tốn kém nên nhiều cơ sở vi phạm không
đăng ký dịch vụ kinh doanh karaoke.
Cũng qua kiểm tra, một số cơ sở ngắt tín hiệu báo cháy
trong các phòng karaoke vì sợ việc hút thuốc gây báo
cháy, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Một số cơ sở tận dụng lối thoát hiểm hành lang bố
trí bàn ghế cho khách làm cản trở lối thoát hiểm; hệ
thống điện không đảm bảo an toàn, để điện gần với
thiết bị gây cháy; lực lượng bảo vệ xử lý sự cố cháy
không đảm bảo yêu cầu…
LÊ THOA
Thượng tá LêMạnhHà, Phó Trưởng phòng
Thammưu Công an TP.HCM, thông tin tại buổi
họp báo. Ảnh: NGUYỄNNHÂN