214-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa20-9-2022
được triệu tập đến phiên xử, trong
đó có Sở KH&ĐT và Sở Xây dựng
TP.HCM.
Cáo trạng nêu dự án khu định
cư An Phú Tây có diện tích gần 47
ha, được UBND TP.HCM giao cho
Công ty CPPhát triển Nam Sài Gòn
(SADECO, công ty con của IPC)
làm chủ đầu tư năm 2001.
Tháng 6-2008, IPC và SADECO
ký hợp đồng với nội dung IPC góp
vốn với SADECO để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và nhận lại nền
đất tại dự án An Phú Tây, tổng giá
trị hợp đồng gần 215 tỉ đồng.
Ngày 18-5-2016, ông Dũng ký tờ
trình gửi HĐTV IPC đề nghị thông
qua chủ trương giá bán sỉ đối với
các nền đất tại dự án An Phú Tây
và được chấp thuận.
Sau khi có nghị quyết của HĐTV
IPC, lãnh đạo SADECO lập tờ trình
xin ý kiến lãnh đạo IPC, đề xuất
chuyển nhượng 35 nền đất với đơn
giá 7 triệu đồng/m
2
cho nhiều cá
nhân và được ký duyệt. Trong khi
thực tế thời điểm đó, thông báo giá
của SADECO đang bán các nền đất
tại dự án An Phú Tây với đơn giá
thấp nhất 8,16 triệu đồng/m
2
, cao
nhất 16,8 triệu đồng/m
2
.
Đếnnăm2018, IPC tiếp tục chuyển
nhượng 50 nền đất cho nhiều cá
nhân với đơn giá 8,25 triệu đồng/
m
2
và 8,8 triệu đồng/m
2
Cơ quan tố tụng xác định có
đến 149 nền đất được IPC nhận
chuyển nhượng bằng nguồn tiền
của IPC, do đó số lượng đất nền
này được xác định là tài sản của
Nhà nước.
Bị cáo Dũng cùng cấp dưới
đã cố tình thực hiện các thủ tục
chuyển nhượng 149 nền đất nêu
trên cho các cá nhân với giá rẻ hơn
giá thị trường và giá rẻ hơn giá
SADECO đang kinh doanh, mặc
dù có cùng loại nền và cùng dự án
An Phú Tây. IPC chuyển nhượng
các nền đất cũng đã được Kiểm
toán Nhà nước xác định không
đạt hiệu quả kinh tế, bán giá thấp
hơn thị trường, gây thiệt hại hơn
127 tỉ đồng.
Hứa khắc phục hậu quả
Tại phiên xử, bị cáo Dũng mong
HĐXX giảm trừ trách nhiệm cho
bị cáo và các đồng phạm về phần
dân sự. Theo bị cáo, hiện còn sáu
nền chưa chuyển nhượng, IPC đã
thu hồi cùng số tiền bản thân đã nộp
khắc phục hậu quả tương đương giá
trị 25 tỉ đồng.
Còn các bị cáo khác đều thừa
nhận hành vi, chỉ xin xem xét động
cơ, mục đích, vai trò, thành tích của
từng cá nhân.
Cụ thể, bị cáo Vũ Xuân Đức (cựu
thành viênHĐTVIPC) khai: Đối với
dự án An Phú Tây thì bị cáo tham
gia bằng việc trình các chủ trương,
phương án, giá để trình ban giám
đốc. Bị cáo Đức thừa nhận mình ký
các tờ trình để trình ban giám đốc;
về thiệt hại trong vụ án, bị cáo nói
không oan, sai, thấy bản thân thiếu
trách nhiệm.
Bị cáo Mai Văn Đường (cựu
HOÀNGYẾN
N
gày 19-9, TAND TP.HCM
mở phiên xử sơ thẩm vụ Tề
Trí Dũng (sinh năm 1981,
cựu tổng giám đốc Công ty TNHH
MTV Phát triển Công nghiệp Tân
Thuận - IPC) về tội vi phạm về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí.
Đây là vụ sai phạm thứ ba mà
Dũng hầu tòa, có hai luật sư
bào chữa. Cùng hầu tòa có Hồ
Thị Thanh Phúc (nguyên tổng
giám đốc SADECO); Vũ Xuân
Đức, Trần Đăng Linh (cùng là
cựu phó tổng giám đốc Công ty
IPC) và ba người khác bị truy tố
cùng tội danh theo khoản 3 Điều
219 BLHS có khung hình phạt
10-20 năm tù.
Gây thiệt hại 127 tỉ đồng
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong
hai ngày. Hơn 12 đơn vị, cá nhân
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 19-9. Ảnh: HOÀNGYẾN
Bị cáo Tề Trí
Dũng hầu tòa
vụ án thứ 3
Bị cáo Tề Trí Dũng, cựu tổng giámđốc
Công ty TNHHMTVPhát triển Công
nghiệp TânThuận (IPC), cùng các đồng
phạmhầu tòa trong vụ bán rẻ 149 nền đất
tại dự án An Phú Tây.
chủ tịch HĐTV IPC) khai có hai
biểu quyết gửi qua thư tín về chủ
trương, giá bán và việc ra nghị
quyết là HĐTV. Bị cáo không bị
ai chỉ đạo, dựa trên hai chứng thư
thẩm định giá để đưa ra biểu quyết.
Theo bị cáo, chuyển nhượng phải
đảm bảo theo đúng giá thị trường.
Bị cáo không biết về việc SADECO
đưa ra giá bán. Sau này mới biết
giá chuyển nhượng thấp hơn, gây
thiệt hại cho Nhà nước. Lúc chuyển
nhượng bị cáo đã về hưu và không
tham gia. Về thiệt hại vụ án, bị cáo
này không ý kiến. Bị cáo không
bị oan sai và thừa nhận do năng
lực yếu kém của mình nên mình
phải có trách nhiệm.
Bị cáoMai Bửu Tâm (cựu chuyên
viên Phòng phát triển kinh doanh
IPC) nói làm việc với hai công ty
thẩm định giá. Khi có chứng thư
thì bị cáo có trình một số giấy tờ
cho bị cáo Phúc. Cụ thể, trình chủ
trương giá, bị cáo nghĩ mức giá 7
triệu đồng/m
2
là phù hợp với thị
trường. Bị cáo không điều chỉnh
giá thấp so với thị trường, làm việc
theo chỉ đạo. Đối với việc bán đất,
bị cáo không tham gia.
Hai cấp trên là Dũng, Phúc cũng
cho rằng mình không oan, sai.
Ông Dũng ngoài thừa nhận sai
sót còn hứa sẽ tác động gia đình
khắc phục hậu quả. Bị cáo Phúc
thừa nhận có lỗi trong hành vi và
sẽ khắc phục…
Hôm nay (20-9), phiên xử sẽ tiếp
tục với phần tranh luận.•
Tháng 6 vừa qua, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên
phạt bị cáo Dũng 19 năm tù về tội tham ô tài sản và vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí. Đó là vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần
của SADECO cho Công ty Nguyễn Kim, gây thất thoát
669 tỉ đồng và tham ô 4,6 tỉ đồng.
Ngày 16-9,TANDTP.HCMxử sơ thẩmvà tuyên phạt bị
cáo Dũng 15 năm tù về tội tham ô tài sản. HĐXX tổng
hợp hình phạt 19 năm tù trên, buộc bị cáo Dũng phải
chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù. Tuy nhiên,
bản án này chưa có hiệu lực pháp luật vì chưa hết thời
gian kháng cáo, kháng nghị theo quy định.
Trong vụ án thứ ba mà tòa đang xử, bị cáo Dũng bị
xét xử ở khung hình phạt đến 20 năm tù. Do đó, khả
năng Dũng bị xử phạt từ 20 năm tù trở xuống.
Điều 55 và 56 BLHS quy định về việc tổng hợp hình
phạt chung không được vượt quá 30 năm đối với hình
phạt tù có thời hạn. Theo nguyên tắc đó, dù ông Dũng
bị tuyênphạt baonhiêunămởbản án thứba thì mức án
ôngDũng phải chấp hành chung cũng chỉ là 30 nămtù.
Tổng hợp hình phạt ba bản án với ông Dũng thế nào?
Cáo trạng cáo buộc bị
cáo Tề Trí Dũng cùng
cấp dưới đã cố tình thực
hiện chuyển nhượng 149
đất nền với giá rẻ hơn thị
trường, gây thiệt hại hơn
127 tỉ đồng.
Trẻ phải làm gì khi bị chính người thân bạo hành?
Sáng 19-9, Chi hội Luật sư (LS) Hội Bảo vệ quyền trẻ
em TP.HCM phối hợp cùng Hội Phụ nữ xã An Phú Tây
(huyện Bình Chánh, TP.HCM) tổ chức phiên tòa giả định
vụ án cố ý gây thương tích. Phiên tòa được thực hiện tại
Trường THCS Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh)
nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kỹ năng
phòng chống xâm hại trẻ em.
Phiên tòa giả định xoay quanh câu chuyện về cháu
Nguyễn Thị Thảo Mi, sinh năm 2015, bị bạo hành bởi
người tình của mẹ ruột. 
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu, mẹ cháu Mi, sau khi ly dị
chồng đã làm quen với Nguyễn Thanh Nam. Sau đó, cả
hai về sống như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết
hôn. Thu đem cháu Mi về sống chung với Nam.
Trong quá trình sống chung, những lúc bà Thu bận đi
làm hay không có nhà thì nhờ Nam chăm sóc, trông giúp
cháu Mi. Khi này, Nam đã nhiều lần có những hành vi
đánh đập, gây thương tích cho cháu Mi.
Khoảng 15 giờ ngày 10-12-2021, Nam yêu cầu cháu Mi
đi giặt đồ nhưng Nam nói cháu Mi giặt đồ không sạch nên
tát mạnh vào mặt làm cháu Mi té ngã, đầu đập xuống sàn
nhà. Nam đã đưa cháu Mi đến bệnh viện cấp cứu nhưng
nói cháu Mi tự té ngã.
Sau đó, cô giáo cháu Mi phát hiện vết thương trên người
cháu Mi nên đã báo cơ quan chức năng. 
Theo cáo trạng phiên tòa giả định, tỉ lệ thương tật của
cháu Mi là 16%. Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt Nam ba
năm sáu tháng tù.
Phiên tòa diễn ra không chỉ có sự tham gia của những
người tổ chức, các học sinh cũng tích cực đặt ra những
câu hỏi dành cho các LS. 
“Khi các em bị bạo hành hay xâm hại bởi chính người
thân trong gia đình thì phải báo với ai?” là câu hỏi của
một học sinh tham dự. Trả lời câu hỏi trên, LS Trần Thị
Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội LS Hội Bảo vệ quyền
trẻ em TP.HCM, cho biết các em hãy báo ngay việc bị
xâm hại cho thầy cô, đừng e ngại để bảo vệ bản thân.
“Bên cạnh đó, các em có thể gọi điện thoại đến số điện
thoại đường dây nóng can thiệp và trợ giúp các em bị xâm
hại, bạo lực. Tổng đài đường dây nóng bảo vệ trẻ em: 111
hoặc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM: 18009069” - LS
Nữ nói thêm. 
DƯƠNG HOÀNG
Toàncảnhphiêntòagiảđịnh.Ảnh:CTV
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook