214-2022 - page 8

8
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Ninh Thuận về việc cử tri kiến nghị thực hiện dự án
xây dựng sân bay lưỡng dụng Thành Sơn và tuyến đường
sắt Phan Rang - Đà Lạt.
Theo Bộ GTVT, sân bay Thành Sơn có hai đường băng dài
hơn 3.000 m nhưng chỉ sử dụng một phần phục vụ mục đích
quân sự. Mới đây, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu, đề
xuất thành lập tổ công tác do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
làm tổ trưởng. Tổ công tác sẽ chỉ đạo tổ chức nghiên cứu,
đánh giá tổng thể việc chuyển sân bay quân sự Thành Sơn và
một số sân bay khác thành các sân bay lưỡng dụng.
Hiện Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
có liên quan xây dựng dự thảo theo quy định và trình Thủ
tướng xem xét, quyết định thành lập tổ công tác. Sau khi tổ
công tác được thành lập và có kết quả nghiên cứu mô hình
khai thác lưỡng dụng tại các sân bay, căn cứ chỉ đạo của
Thủ tướng, Bộ GTVT sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp
theo theo quy định.
Về chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Phan Rang - Đà
Lạt, Bộ GTVT cho biết quy hoạch mạng lưới đường sắt giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng
phê duyệt đã định hướng đầu tư khôi phục tuyến đường sắt
Tháp Chàm - Đà Lạt.
Trên cơ sở đề xuất của Công ty CP Thương mại - Dịch vụ
khách sạn Bạch Đằng (Công ty Bạch Đằng), Bộ GTVT đã
giao công ty này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án,
dự kiến hoàn thành trước ngày 31-12-2022.
Sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được trình duyệt,
Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và
UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu, đánh giá tổng thể hồ sơ,
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định triển khai các
bước tiếp theo để sớm nghiên cứu thực hiện dự án này.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứBa20-9-2022
DựánđườngsắtPhanRang-ĐàLạtcóđiểmđầutạigaThápChàm.
Ảnh:HUỲNHHẢI
Thông tin mới về dự án đường sắt Phan Rang - Đà Lạt
Các tuyến xe buýt hiện có ở sân bay
Tân Sơn Nhất
Hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất có các tuyến xe buýt sau: Tuyến xe
buýt số 152 (khu dân cư Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất),
tuyến xe buýt số 109 (Bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất), tuyến
xe buýt số 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - đường cao tốc - Bến xe Vũng Tàu).
Tại ga quốc tế, hành khách vừa ra cửa là có thể đón xe buýt. Tại ga quốc
nội, hành khách đón xe buýt tại làn B (từ B06 đến B09).
Hành khách đi xe buýt được phép mang hành lý dưới 10 kg và chiếm
diện tích 30x40x60 cm. Trường hợp hành khách mang hành lý trên 10 kg
và chiếm diện tích trên 30x40x60 cm thì mua thêm một vé.
ĐÀOTRANG-PHONGĐIỀN
N
hững ngày gần đây, các tuyến
xe buýt đến sân bay Tân Sơn
Nhất chỉ được dừng chờ
khoảng 3 phút. Với thời gian này,
hành khách và các doanh nghiệp vận
tải ở sân bay đều gặp khó do thời
gian xe buýt dừng đón khách quá ít.
Thời gian dừng quá ít
ChịNguyễnNgọcQuỳnh (quậnTân
Phú) cho biết mới đây nghe thông tin
có thêm một tuyến xe buýt về trung
tâm TP, thời gian linh hoạt hơn nên
chị quyết định đi thử. Đặc biệt hơn,
giá vé về trung tâm TP cực rẻ, chỉ
15.000 đồng mà hành khách không
phải chờ đợi lâu. Vì vậy, chị Quỳnh
đã xuống ngay làn B và đón xe buýt
số 109 về trung tâm TP.
“Tuy nhiên, ngay khi xe buýt tới
gần thì tôi không kịp lên xe, bởi lẽ
khu vực này chỉ được dừng 3 phút.
Thời gian này là cực ngắn, mà hành
lý và valy thì vẫn ở dưới đường. Cuối
cùng tôi phải mất thêm 10 phút để
chờ xe buýt tiếp theo. Thiết nghĩ thời
gian cần phải điều chỉnh lại cho phù
hợp với hành khách đi xe buýt, đặc
biệt là những người có nhiều hành
lý” - chị Quỳnh chia sẻ.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
đơn vị vận hành tuyến xe buýt số
109 là Công ty CPXe khách Phương
Trang cho biết hiện nay thời gian
đón khách của xe buýt cũng chỉ có
3 phút giống như xe cá nhân. Do đó,
hành khách không kịp để tiếp cận với
xe buýt và cũng không kịp để mang
hành lý lên xe.
Bên cạnh đó, việc xe buýt chung
làn với xe cá nhân đón khách khiến
xe buýt phải chờ đợi, mất nhiều thời
gian, chậm trễ hành trình di chuyển.
Do vậy, xe buýt cũng chưa thực sự thu
hút được hành khách như mong đợi.
Tương tự, đại diện phía Công ty
Bảo Yến (đơn vị khai thác tuyến xe
buýt số 152) cũng than khó vì xe
buýt khó tiếp cận với hành khách
khi thời gian dừng chỉ được 3 phút.
“Hiện nay, thời gian dừng chỉ 3
phút thì hành khách không kịp đón
xe, thậm chí có khi xe buýt phải bỏ
khách vì hết giờ. Không chỉ vậy, thời
gian quá ngắn, xe cá nhân chiếmdụng
Chỉ dừng xe buýt
3 phút ở sân bay:
Doanhnghiệp than khó
Với thời gian dừng đón khách chỉ 3 phút, nhiều người dân,
doanh nghiệp, đơn vị vận tải than khó bởi thời gian dừng quá ít.
đường nên hành khách khó lòng đón
xe buýt. Nhiều khi hành khách phải
chạy ra giữa đường mới lên được xe,
như vậy vô cùng bất tiện” - đại diện
Công ty Bảo Yến nói.
Cần có làn đường dành
riêng, ưu tiên cho xe buýt
Trước tình trạng trên, phía Công ty
BảoYến kiến nghị cần cho dừng đón
khách 5-10 phút. Đồng thời, nghiên
cứu để có thể mở một làn đường cho
xe buýt được thuận tiện hơn tiếp cận
với khách hàng.
“Chúng tôi đề xuất có làn đường
riêng cho xe buýt hoặc tăng thời
gian dừng chờ của xe buýt 5-10
phút. Mong rằng Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất tạo điều kiện
để đơn vị đầu tư một khu vực tiếp
nhận, có ghế chờ cho hành khách
ngồi” - Công ty CPXe khách Phương
Trang cũng kiến nghị.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diện Trung tâm Quản lý giao
thông công cộng TP.HCM (thuộc
Sở GTVT TP.HCM) cho biết hiện
trung tâm đã nắm được vấn đề trên.
Đây thực sự là khó khăn với ngành
giao thông bởi thời gian dừng của
xe buýt quá ngắn. Với thời gian này,
xe buýt chưa thể tiếp cận được với
hành khách, đặc biệt là hành khách
có hành lý lỉnh kỉnh.
Vị này cũng cho biết trung tâm
sẽ làm việc với Cảng hàng không
Tân Sơn Nhất để tìm cách gỡ khó
cho vấn đề này. Mục đích là có một
khu vực nhà chờ dành cho xe buýt
hoặc một làn đường ưu tiên cho loại
hình giao thông này tiếp cận được
với hành khách.
PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc
Trung tâmnghiên cứu giao thông vận
tải, Trường ĐH Việt Đức, cho biết
việc xe buýt chỉ dừng có 3 phút thực
sự không khả quan và có chạy cũng
không thể phục vụ được hành khách.
Đã là xe buýt đón khách, đặc biệt
là ở sân bay thì cần có ít nhất 10-15
phút để hành khách kịp đến và mang
hành lý lên xe. Đặc biệt, sân bay cần
phải tính toán đến việc xây dựng
một khu vực riêng cho xe buýt để
tiếp cận với hành khách và cần tách
bạch hẳn với xe buýt nội đô.
“Nếu đưa xe buýt vào sân bay thì
cần mở ra một con đường, nếu không
xe buýt cũng chết yểu vì không thể
tiếp cận được hành khách. Thậm chí,
sân bay cần phải xây dựng hệ thống
xe buýt con thoi kết nối từ cửa ra sân
bay để kết nối với trung tâm” - PGS-
TS Vũ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Các chuyên gia hàng không đánh
giá việc đưa xe buýt vào sân bay
đón khách là giải pháp khả quan
để giải tỏa tình trạng ùn tắc, tải
lượng hành khách lớn rời sân bay
nhanh. Đây cũng là cách các sân
bay trên thế giới đang vận hành để
hành khách thuận lợi rời sân bay
bên cạnh hệ thống phương tiện giao
thông công cộng và các phương
tiện cá nhân khác.
Thực tế, 22 sân bay trên cả nước
tình trạng ùn tắc chỉ tập trung vào
một số sân bay như Nội Bài, Tân
Sơn Nhất do lượng hành khách đi
lại đông đúc, nhất là cao điểm hè, lễ,
tết lượng hành khách thông qua vượt
100.000 hành khách/ngày.
Với lượng hành khách đông như
vậy, đòi hỏi các sân bay cần có hạ
tầng, dịch vụ hàng không tương
thích để đảm bảo chất lượng dịch
vụ hàng không và phương án phân
luồng hành khách đi/đến thuận lợi.
Trong đó, gồm việc phân luồng hành
khách và phương tiện đi/đến phải
bố trí khoa học, đảm bảo số lượng
phương tiện phục vụ hành khách
tương ứng, các biển báo, hướng
dẫn phải thuận lợi để hành khách
dễ tiếp cận với phương tiện công
cộng lẫn dịch vụ.•
Hành khách khó tiếp cận xe buýt tại sân bay Tân SơnNhất do thời gian dừng chờ chỉ 3 phút. Ảnh: ĐÀOTRANG
“Ngay khi xe buýt tới gần
thì tôi không kịp lên xe,
bởi lẽ khu vực này chỉ
được dừng 3 phút.”
Chị
Ngọc Quỳnh
(quận Bình Tân)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook