216-2022 - page 12

12
Lý do học sinh chưa được học
môn giáo dục địa phương
NGUYỄNQUYÊN-PHI HÙNG
N
ăm học 2022-2023,
chương trình giáo dục
phổ thông 2018 được
triển khai ở cấp THPT với lớp
10. Nội dung chương trình có
hoạt động giáo dục bắt buộc
là giáo dục địa phương với
35 tiết học.
Trường học loay
hoay vì chưa có tài
liệu chính thức
Theo ghi nhận của PV, dù
nămhọcmới đã diễn ra nhưng
nhiều trường học trên cả nước
chưa thể triển khai nội dung
giáo dục địa phương do chưa
có tài liệu.
TạiHảiDương, ôngNguyễn
ĐìnhHuệ,Hiệu trưởngTrường
THPT Chí Linh, cho biết hầu
hết các trường của tỉnh đang
trong tình trạng chờ sách giáo
dục địa phương. Do chưa có
sách, nhà trường phải lùi lịch
dạy nội dung này tới học kỳ
2 của năm học 2022-2023.
“Trường đang đẩy nội dung
chương trình ở các môn khác
lên, chờ tới học kỳ 2, khi có
tài liệu đầy đủ mới có thể
giảng dạy được” - ông Huệ
nói thêm.
Tương tự, tại Vĩnh Phúc,
ôngHàThái Bình,Hiệu trưởng
Trường THPTBình Sơn, cho
hay đến thời điểm này nhà
trường vẫn chưa nhận được
tài liệu bản in của Nội dung
giáo dục địa phương để phục
vụ giảng dạy. Do đó, trường
chưa thể triển khai.
Ông Bình cho biết thêm
tài liệu này sau khi được Sở
GD&ĐT, UBND tỉnh xây
dựng, hoàn chỉnh về mặt
nội dung còn phải gửi về Bộ
GD&ĐT để thẩm định, phê
duyệt. Nếu chất lượng đảm
bảo theo yêu cầu mới có thể
in ấn và phát hành, cũng mất
khá nhiều thời gian.
“Do đó, khi có đủ sách, nhà
trường sẽ bố trí giáo viên ở
các tổ bộ môn để giảng dạy
cho học sinh theo quy định
chung” - ông Bình chia sẻ
thêm.
Tình trạng này cũng đang
diễn ra tại TP.HCM. Ông
HuỳnhThanhPhú,Hiệu trưởng
Trường THPT Nguyễn Du
(quận 10), cho hay do chưa
có tài liệu chính thức nên thời
khóa biểu của trường vẫn để
trống nội dung này.
Chưa có tài liệu do
còn nhiều vướng mắc
Tại buổi làm việc với Đoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM
vào ngày 20-9, ông Nguyễn
Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết
tài liệu Nội dung giáo dục
địa phương lớp 7, lớp 10 TP
đã được biên soạn xong và
trình hội đồng thẩm định,
phê duyệt. Sau khi UBND
TP phê duyệt, sẽ có báo cáo
tiếp cho Bộ GD&ĐT.
“Sở GD&ĐT cũng xin rút
kinh nghiệm về việc chậm trễ
trong biên soạn. Những năm
tiếp theo sẽ triển khai sớmhơn
để kịp cho năm học” - lãnh
đạo sở nói thêm.
Cũng theo ông Quốc, đối
với các lớp 1, 2, 3, 6, tài liệu
giáo dục địa phương đã được
phê duyệt, sắp tới là lớp 7 và
lớp 10 nhưng do sở không có
chức năng in ấn, phát hành...
theo Luật Sở hữu trí tuệ và
Luật Xuất bản nên việc in ấn
và phát hành dự kiến sẽ gặp
khó. Do đó, Sở GD&ĐT đề
xuất Bộ GD&ĐT ban hành
hướng dẫn in ấn, phát hành tài
liệu giáo dục địa phương cho
các tỉnh, thành. Sở GD&ĐT
đã có công văn ngày 24-11-
2021 xin ý kiến chỉ đạo về
phương án tổ chức thực hiện
in ấn và phát hành tài liệu
giáo dục địa phương nhưng
chưa được phản hồi.
Cũng vướng ở khâu xuất
bản tài liệu, ông Nguyễn Tân,
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Thừa Thiên-Huế, cho biết
việc triển khai nội dung giáo
dục địa phương bị chậmmột
Nội dung giáo dục
địa phương có thể
triển khai ở học kỳ
1, học kỳ 2 hoặc
cả năm học. Nội
dung này do các địa
phương chủ động
thực hiện.
Đời sống xã hội -
ThứNăm22-9-2022
tuần so với kế hoạch.
“Cuối cùng sở quyết định
giao cho nhà xuất bản thực
hiện, nếu thực hiện đấu thầu
sẽ mất rất nhiều thời gian,
ảnh hưởng đến việc thực hiện
chương trình. Hy vọng có giá
thành phù hợp nhất để đảm
bảo quyền lợi cho học sinh.
Nhà xuất bản có hứa trong
tuần tới sẽ có giáo trình bộ
môn này cho học sinh” - ông
Tân giải thích.
Lý giải về việc chậm ban
hành tài liệu giáo dục địa
phương, ông Đỗ Tường Hiệp,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã xây
dựng khung chương trình nội
dung này từ lớp 1 đến lớp 12
mang tính tổng thể, thống nhất
và tập trung vào bảy lĩnh vực.
Hiện tài liệu đang trong quá
trình biên soạn. “Sau khi biên
soạn xong, tài liệu còn trải
qua các khâu thẩm định từ
UBND tỉnh đến Bộ GD&ĐT
nên rất mất thời gian” - ông
Hiệp nói thêm.•
Nămhọc
mới đã bắt
đầu gần ba
tuần nhưng
nhiều trường
THPT chưa
thể triển khai
dạy nội dung
giáo dục địa
phương do
chưa trang bị
được tài liệu.
Tiêu điểm
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM,
việc biên soạn tài liệu diễn ra
chậmdoquy định thù lao chưa
tương xứng. Việc biên soạn
đòi hỏi nhiều chất xám, mất
rất nhiều thời gian nhưng thù
lao chi trả chưa tương xứng đã
phần nào ảnh hưởng tới tiến
độ biên soạn.
Tại TP.HCM, TrườngTHPT Nguyễn HữuThọ
đã triển khai Nội dung giáo dục địa phương
từ sau lễ khai giảng năm học mới và đưa vào
thời khóa biểumột tuần/tiết dựa trên tài liệu
đang chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường
THPT Nguyễn Hữu Thọ, cho biết: “Trong tiết
học, nhà trường sẽ giới thiệu về chương trình
học, cách học, cách tìm tài liệu cũng như làm
bài thu hoạch ra sao.Tạm thời trong nămhọc
này, Nội dung giáo dục địa phương sẽ do các
thành viên trong ban giám hiệu giảng dạy.
Sau đó, ban giám hiệu sẽ dành thời gian tập
huấn cho các giáo viên bị thiếu tiết về nội
dungđể phụ trách vào nhữngnămtiếp theo”.
TheoôngHảo,thựctếnhiềutrườngtạiTP.HCM
chưatriểnkhainộidungnàydođangchờhướng
dẫn của Sở GD&ĐT. Trong lúc chờ chỉ đạo, nhà
trường vẫn quyết định để học sinh làm quen
theo tài liệu của sở nhưng tạm thời chưa đánh
giá kết quả học tập của các em. Dù mới triển
khainhưngcácemrấthàohứngvớicáctiếthọc.
Linh hoạt triển khai dạy giáo dục địa phương
Trước thực tiễn số trẻ mắc virus Adeno gia tăng, ngày
21-9, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh
dịch tễ, Viện Pasteur và Sở Y tế các tỉnh, TP về việc tăng
cường phòng chống bệnh.
Từ đầu năm đến giữa tháng 9-2022, cả nước phát hiện
412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76%
(324 trường hợp) có chỉ định nhập viện, số mắc có xu
hướng tăng từ tháng 8 đến nay; đã ghi nhận sáu trường
hợp tử vong.
Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch,
Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo các
đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường
hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, triển khai xử lý
triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng; báo cáo kịp
thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
Các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực
hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh
nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong;
thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng
chống lây nhiễm chéo…
Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền các biện pháp
phòng chống bệnh do virus Adeno trên các phương tiện
thông tin đại chúng, truyền thông nguy cơ, trong đó tập
trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm
(thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay
với xà phòng và nước sạch; che miệng, che mũi khi ho,
hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người
bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh...).
Cục Y tế dự phòng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ trung
ương khẩn trương phối hợp với BV Nhi trung ương rà
soát, điều tra, phân tích dịch tễ học các trường hợp mắc,
tử vong do virus Adeno tại BV Nhi trung ương, kịp thời
báo cáo và đề xuất các giải pháp phòng chống…
Adeno virus chia làm bảy nhóm từ A đến G, trong đó có
hơn 50 type gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều
cơ quan trong cơ thể.
Các tổn thương thường gặp nhất do mắc virus Adeno là
viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm
kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hóa
(tiêu chảy, nôn, buồn nôn...), viêm bàng quang, viêm não,
màng não... Bệnh do virus Adeno gây ra xuất hiện quanh
năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao
mùa xuân - hè hoặc thu - đông.
Virus Adeno lây truyền qua đường giọt bắn, qua đường
hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm
mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị
ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung
những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh
khoảng 8-12 ngày.
Virus Adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi
lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ sáu tháng đến năm
tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi,
người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm
virus này do sức đề kháng kém.
TN
Hơn300 trẻ emmắcAdenonhậpviện, BộY tế yêu cầukhôngđể bùngdịch
Học sinh lớp 10 Trường THPTNguyễnDu (TP.HCM) trongmột tiết học. Ảnh: TP
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook