216-2022 - page 9

9
244 dự án đã được HĐND TP có nghị quyết
thông qua
Theo báo cáo của huyện Bình Chánh, có 244 dự án trên địa bàn huyện đã
được HĐND TP có nghị quyết thông qua từ năm 2015 đến nay. Trong đó
có 75 dự án cần thu hồi đất, 153 dự án thu hồi đất có chuyển mục đích
sử dụng đất lúa dưới 10 ha, 10 dự án thu hồi đất có chuyển mục đích sử
dụng đất lúa trên 10 ha, sáu dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích
sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng dưới 20 ha.
Tính đến nay có 71 dự án hoàn thành (đạt tỉ lệ 29%), 121 dự án đang thực
hiện (chiếm gần 50%). Số dự án quá ba năm chưa thực hiện đã loại khỏi kế
hoạch sử dụng đất hằng năm là 52 dự án (chiếm tỉ lệ 21%).
cây xanh cách ly tại hai xã Phong Phú
và Đa Phước cũng khó khăn không
kém vì nằm trong dự án đã có thông
báo thu hồi đất. Dự án này có quy
mô gần 270 ha, được phê duyệt từ
năm 2010 nhưng đến nay cũng chưa
thực hiện bồi thường.
Theo ông Tài, các dự án này hiện
nay nguồn vốn để thực hiện là rất
lớn nhưng chưa có kinh phí để thực
hiện. Riêng dự án cây xanh cách ly
ban đầu nguồn vốn khái toán khoảng
700 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay đã
lên khoảng 3.000 tỉ đồng. “Hiện
nay chưa có vốn để thực hiện nhưng
huyện vẫn phải thường xuyên đưa
vào kế hoạch sử dụng đất. Các dự án
trong KĐTNamTP đã có quy hoạch
1/500, chủ đầu tư chỉ bồi thường da
beo dang dở nhưng vẫn phải đăng
ký” - ông Tài nói.
Ông Tài cho biết sau khi có thông
báo thu hồi đất thì tối thiểu sau ba
tháng đối với đất nông nghiệp và
sáu tháng đối với đất ở là phải thu
hồi đất để bồi thường. Tuy nhiên,
các dự án này đã để quá nhiều năm
không thực hiện. Như khu E, huyện
cũng đã làm tới bước thẩm định
giá, có hệ số điều chỉnh giá đất và
phương án tái định cư. Người dân
cũng đã đồng thuận nhưng đến
nay vẫn vướng. Người dân trong
khu vực này cũng đã phải chờ suốt
22 năm nhưng vẫn chưa biết khi
nào xong.
Kiến nghị cho người dân
được sửa chữa, mua bán…
Ông Tài cho biết các dự án đã quá
ba năm thì huyện Bình Chánh không
cho tiếp tục đăng ký vào kế hoạch sử
dụng đất hằng năm nữa và đề nghị
thu hồi dự án.
Các đại biểu HĐNDTPbăn khoăn
việc hủy bỏ các dự án này là cần thiết.
Tuy nhiên, các quyền lợi của người
dân trong khu vực dự án sau đó sẽ
được giải quyết ra sao. Về vấn đề
này, ông Tài cho biết đó cũng chính
là vướng mắc của huyện Bình Chánh
vì hiện nay chưa có quy định hướng
dẫn cụ thể về việc này. Dù dự án đã
thu hồi nhưng quy hoạch vẫn còn
nên quyền lợi của người dân vẫn bị
ảnh hưởng.
“Khi nghe tin dự án được đưa ra
khỏi kế hoạch sử dụng đất, người
VIỆTHOA
T
hiếu vốn, chậm bồi thường,
hàng loạt dự án đã được HĐND
TP.HCM từ năm 2015 đến nay
thông qua nhưng chưa thể triển
khai. Đa phần các dự án này có
quy mô lớn, đã ảnh hưởng rất lớn
đến người dân. Thông tin này được
huyện Bình Chánh nêu ra tại buổi
giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP
về việc thực hiện công tác thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất
đối với các dự án đã có nghị quyết
của HĐND TP ngày 21-9.
Hàng ngàn người dân
bị ảnh hưởng vì dự án
kéo dài
Ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ
tịch UBND huyện Bình Chánh, đã
nêu một số dự án cụ thể như dự án
khu E tại khu đô thị (KĐT) Nam
TP, dự án cây xanh cách ly tại hai
xã Phong Phú và Đa Phước, dự án
KĐT Sing - Việt, dự án KĐT ĐH
Hưng Long…
Theo ông Tài, đây là những dự án
có quy mô diện tích lớn, ảnh hưởng
đến nhiều hộ dân và đã có thời gian
triển khai hàng chục năm. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa thực hiện bồi
thường hoặc bồi thường dang dở,
có những dự án kéo dài hơn 20 năm
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến người
dân trong khu vực dự án.
Điển hình là dự án khu E trong
KĐT Nam TP đến nay đã hơn 22
năm nhưng vẫn chưa bồi thường
xong. Hơn 700 hộ dân trong dự án
này đã sống trong cảnh thiếu thốn
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Nhà
cửa không được nâng cấp, sửa chữa,
không được sang nhượng, tặng cho
vì đã có thông báo thu hồi đất.
Tương tự, 850 hộ dân trong dự án
Nhữngcănnhàxậpxệ,tồitàntrongkhuEtạikhuđôthịNamTPdonhiềunămkhôngđượcnângcấp,sửachữavìđãcóthôngbáo
thuhồiđất.Ảnh:VIỆTHOA
Huyện Bình Chánh đề xuất thu hồi
hàng loạt dự án “treo”
Huyện Bình Chánh kiến nghị cho phép người dân được sửa chữa, nâng cấp, mua bán, tặng cho nhà đất
trong các dự án đã có thông báo thu hồi đất.
dân rất vui mừng. Tuy nhiên, sau
đó lại hụt hẫng vì vẫn không có
gì thay đổi vì dù được đưa ra khỏi
kế hoạch sử dụng đất nhưng vẫn
bị vướng thông báo thu hồi đất” -
ông Tài nói.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình
Chánh kiến nghị: Các dự án đã có
thông báo thu hồi đất đến từng hộ
dân nhưng chưa chi trả bồi thường
thì cho người dân được sửa chữa,
nâng cấp nhà ở. Đối với các dự án
có thông báo thu hồi đất chung thì
cho người dân được mua bán, tặng
cho và để đảm bảo quyền lợi của
người dân.
Theo ông Tài, người dân rất mong
mỏi hoặc Nhà nước thực hiện dự
án theo quy hoạch, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư cho người dân,
hoặc khôi phục quyền lợi hợp pháp
về nhà đất để người dân an tâm
sinh sống.•
Khuvực nào tạiĐàNẵngđược xâynhà cao trên80m?
Ông Tài cho biết các
dự án đã quá ba năm
thì huyện Bình Chánh
không cho tiếp tục đăng
ký vào kế hoạch sử dụng
đất hằng năm nữa và đề
nghị thu hồi dự án.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Đinh Thế Vinh
vừa ký văn bản gửi UBND các quận, huyện về việc lấy ý
kiến cộng đồng dân cư đối với quy chế quản lý kiến trúc
TP Đà Nẵng và danh mục công trình kiến trúc có giá trị
trên địa bàn TP.
Theo ông Vinh, Sở Xây dựng đã ký hợp đồng tư vấn với
liên danh Viện Kiến trúc quốc gia - Viện Quy hoạch và kiến
trúc đô thị về gói thầu thuê đơn vị tư vấn lập quy chế và
danh mục nêu trên. Liên danh tư vấn đã hoàn thiện hồ sơ,
tổ chức hội thảo liên quan và nay Sở Xây dựng TP Đà Nẵng
đưa ra tham vấn ý kiến cộng đồng.
Đáng chú ý trong bản dự thảo là quy định kiểm soát
chung về tầng cao trung bình phù hợp với đặc điểm địa
hình, cảnh quan thiên nhiên và khả năng đáp ứng hạ tầng
của từng khu vực. Trong đó, khu vực phát triển nhà cao
tầng trên 80 m là vùng trung tâm TP mở rộng (một phần
quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn) do không bị hạn chế
bởi tĩnh không sân bay để tạo ra một trung tâm TP hiện đại,
có bản sắc riêng.
Đà Nẵng khuyến khích phát triển cao tầng tại khu vực
giao cắt các trục đường chính đô thị, hướng biển theo
các điểm, cụm, tuyến để tạo nhịp điệu và tạo hình ảnh
chung cho từng khu vực đô thị. Khu vực cho xây cao
tầng 60-80 m là trung tâm TP hiện tại (một phần quận
Hải Châu), nơi có các tòa nhà hiện hữu, phù hợp với
tĩnh không sân bay.
Mục đích là để đảm bảo sự phù hợp giữa tòa nhà, đường
phố với cảnh quan, đồng thời khuyến khích tái phát triển
trung tâm TP có mật độ dân số cao hơn và sức chứa lớn
hơn. Các tòa nhà cao tầng cho phép phát triển tại phân khu
đô thị sườn đồi nhằm khuyến khích phát triển các mô hình
nhà ở cao tầng mới.
Khu vực cho xây cao tầng 40-60 m chạy dọc theo vịnh
Đà Nẵng (một phần các quận Hải Châu, Thanh Khê và
Liên Chiểu) nhằm đảm bảo tầm nhìn ra vịnh không bị
hạn chế.
Riêng khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng (một phần
các quận Thanh Khê, Hải Châu và Cẩm Lệ) chỉ được
phát triển các tòa nhà tầm trung do ảnh hưởng bởi tĩnh
không sân bay. Các tòa nhà chỉ được xây cao dưới 40 m
nằm trong hành lang cất hạ cánh của sân bay Đà Nẵng,
các nhà xưởng trong khu công nghiệp, các nhà ở riêng lẻ
khu vực phía nam.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định khu vực an ninh,
quốc phòng sẽ được kiểm soát tầng cao công trình để
đảm bảo các quy định về an ninh, quốc phòng và khu vực
phòng thủ theo Nghị định 32/2016 của Chính phủ.
Về hành lang ven biển, Đà Nẵng chủ trương hạn chế
bố trí các công trình cao tầng tạo thành “vách bê tông”
liên tục dọc bờ biển, làm ảnh hưởng đến không gian cảnh
quan chung.
TẤN VIỆT
MộtphầnquậnSơnTràvàquậnNgũHànhSơnsẽđượcxâynhàcaotầng
trên80m.Ảnh:TẤNVIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook