216-2022 - page 13

13
Nhà nước đầu tư cho y tế
vẫn là trọng tâm
ĐỨCMINH
M
ột trong những vấn
đề được quan tâm
thời gian qua là việc
xã hội hóa và thu hút nguồn
lực xã hội trong hoạt động
khám chữa bệnh (KCB).
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội
của Quốc hội (QH) Nguyễn
ThúyAnh cho hay tiếp thu ý
kiến của đại biểu QH, Chính
phủ dự kiến chỉnh lý dự thảo
Luật Khám bệnh, chữa bệnh
theo hướng quy định Nhà
nước thực hiện đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ KCB.
Sửa chính sách
để giữ cán bộ
Cụ thể, Nhà nước khuyến
khích, huy động, tạo điều kiện
để tổ chức, cá nhân thành lập
doanh nghiệp xã hội, thamgia
đầutưxâydựngcáccơsởKCB.
Cạnh đó, khuyến khích KCB
nhân đạo, không vì mục đích
lợi nhuận, quy định nguyên
tắc trong việc thu hút đầu tư
tư nhân và quy định các hình
thức thu hút nguồn lực xã hội.
“Quy định như trên vẫn chưa
hợp lý” - bà Thúy Anh nêu
quan điểm của Thường trực
Ủy ban Xã hội.
Cơ quan thẩm tra dự án
luật cho rằng cần quy định
theo hướng phân loại các hoạt
động, điều kiện để thực hiện
xã hội hóa hoặc đầu tư theo
hình thức đối tác công tư.
Cụ thể hơn phương thức và
nguyên tắc huy động nguồn
lực xã hội cũng như các hình
thức đặt hoặc mượn thiết bị
y tế, về tỉ lệ lợi nhuận giữa
nhà đầu tư với bệnh viện và
trách nhiệm của cơ quan quản
lý nhà nước.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn
Khắc Định thông tin gần đây
có ý kiến cho rằng không nên
dùng từ xã hội hóa trong lĩnh
vực y tế. Tuy nhiên, Nghị
quyết 20 của Trung ương đã
nêu xã hội hóa thì không nên
trái nghị quyết. “Về vấn đề
đội ngũ y tế chuyển từ bệnh
viện công sang tư thì bảo chảy
máu chất xám. Tôi cho rằng
chảy máu chất xám song vẫn
ở trong đất nước mình, vẫn
đóng góp cho đất nước, nhân
dân vẫn được hưởng. Đấy là
do cơ chế, chính sách không
sử dụng tốt thì anh em chạy
sang tư, có chạy sang tây đâu
mà sợ... Cần phải sửa chính
sách để giữ cán bộ” - ông
Định nhấn mạnh.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ
Y tế Đào Hồng Lan, xã hội
hóa là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn vì nguồn lực nhà
nước dành cho y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu. “Dù xã hội
hóa nhưng y tế công lập vẫn
là chủ yếu, hiện 95%-98%
người dân vẫn thông qua hệ
thống KCB của Nhà nước.
Dù tự chủ, xã hội hóa thì
vai trò của Nhà nước trong
đầu tư cho y tế vẫn là trọng
tâm” - bà Lan nói và cho biết
sẽ tiếp thu ý kiến để thể hiện
trong luật.
Cần cơ chế bảo vệ
nhân viên y tế
Phó Chủ tịch QH Nguyễn
Khắc Định đánh giá tình trạng
cán bộ, nhân viên y tế bị bạo
hành ngay tại nơi làm việc
vẫn đang xảy ra dù luật đã
có quy định. Ông đồng tình
với dự luật cần có cơ chế
bảo vệ cán bộ y tế và phải
Tiếp thu ý kiến
của đại biểu QH,
dự thảo luật được
chỉnhlýtheohướng
giao thẩm quyền
cấp, đìnhchỉ và thu
hồi giấyphéphành
nghề bác sĩ cho ba bộ (Y tế, Công an, Quốc
phòng) và UBND cấp tỉnh dự thảo. So với quy
định hiện hành, một trong những điểmmới
là dự thảo luật bổ sung quyền của Bộ Công
an trong cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép
hành nghề tại các cơ sở KCB trong ngành.
Tuy nhiên, vẫn cònmột số ý kiếnbăn khoăn
và đề nghị tiếp tục giao bộ trưởng BộY tế như
hiệnhành. Nếugiao BộCông an cấp, đình chỉ,
thu hồi giấy phép hành nghề với đối tượng
thuộcthẩmquyềnthìcầnphảiquyđịnhlộtrình.
NGUYỄN THÚY ANH
,
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH
Đời sống xã hội -
ThứNăm22-9-2022
Tại phiên họp chuyên đề về pháp luật ngày 21-9, Ủy banThường vụQuốc hội đã nghe Ủy ban Xã hội
của Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Khámbệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
có biện pháp thực hiện, tuy
nhiên cần quy định như thế
nào để không xung đột với
những luật khác.
Khoản 3 Điều 109 dự thảo
luật (về bảo đảm an ninh
trật tự cho cơ sở KCB và an
toàn cho người hành nghề
và người khác làm việc tại
cơ sở KCB) quy định cơ sở
KCB được tịch thu phương
tiện, công cụ, vật dụng được
sử dụng để gây mất an ninh
trật tự hoặc có nguy cơ gây
mất an ninh trật tự; tạm giữ
Tiêu điểm
Nếu huy động được tất cả
cơ sở KCB trong và ngoài Nhà
nước thì sẽ là sức mạnh tổng
hợptrongtăngcườngchămsóc,
bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Ông
HOÀNG THANH TÙNG
,
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH
người có hành vi gây mất an
ninh trật tự… Phó Chủ tịch
QH cho rằng bác sĩ không thể
đuổi một người ra ngoài khi
họ xúc phạm mình, thay vào
đó phải có lực lượng chuyên
trách, lực lượng bảo vệ, an
ninh làm việc này.
“Khi có báo động, lực lượng
chuyênmônphải vàocan thiệp,
lúc đó bác sĩ đang cầmdaomổ
mà bị người ta xông vào đấm,
đá, tát… thì làmsaomà tự bảo
vệ đượcmình” - ôngĐịnh dẫn
chứng, đồng thời cho rằng cơ
sởKCB không có quyền “tạm
giữ người có hành vi gây mất
an ninh trật tự hoặc có nguy
cơ gâymất an ninh trật tự”mà
việc này phải là cơ quan chức
năng thực hiện.
Từ đó, ông Định đề nghị
các ủy ban của QH thảo luận
thêm vì rất cần thiết có cơ chế
bảo vệ đội ngũ nhân viên y
tế. “Họ là những người hết
sức hy sinh, có khi bố mẹ ốm
không chămsóc đượcmà phải
chăm sóc cho người bệnh, họ
cần được bảo vệ” - Phó Chủ
tịch QH nói thêm.•
Dù xã hội hóa nhưng
y tế công lập vẫn là
chủ yếu, hiện 95%-
98%người dân vẫn
thông qua hệ thống
KCB của Nhà nước.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tếĐàoHồng Lan tại phiên họp. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Ngày 21-9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
đã làm việc với Bộ Y tế, các hiệp hội, doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài về tình hình, kết quả thực hiện
Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản
xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
theo Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 17-3-2021 của Thủ
tướng Chính phủ.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ:
Mục tiêu lớn nhất của chiến lược phát triển công nghiệp
dược là bảo đảm có đủ thuốc tốt, giá hợp lý nhất cho
người dân. “Việc này dù khó cũng phải làm” - Phó Thủ
tướng nhấn mạnh. Về tinh thần “sửa Luật Dược nhanh
nhất có thể” - Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế, cơ quan soạn
thảo không chỉ tập trung xử lý những vấn đề trước mắt mà
cần chú ý cả những mục tiêu dài hạn như định hướng phát
triển công nghiệp dược, hệ thống phân phối. Cạnh đó, các
hiệp hội, doanh nghiệp dược chủ động nghiên cứu, đề xuất
tháo gỡ những khó khăn cụ thể.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xử lý dứt điểm vấn đề gia
hạn số đăng ký lưu hành thuốc, khẩn trương có báo cáo về
cơ chế tham chiếu thuốc phát minh (biệt dược gốc) trong
đăng ký lưu hành thuốc, sớm hoàn thành quy định về phí
thẩm định hồ sơ cấp phép số đăng ký lưu hành thuốc. Khẩn
trương sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BYT về ban hành
danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa
dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo
hướng cập nhật hằng năm hoặc trong trường hợp cần thiết.
Cạnh đó, BHXH Việt Nam khẩn trương trình phương
án xử lý tình trạng nợ đọng tiền thuốc, vật tư thuộc diện
bảo hiểm y tế chi trả do thanh toán vượt trần. Bộ Y tế cần
tổ chức họp, làm việc định kỳ với hiệp hội, doanh nghiệp
dược phẩm cùng các bộ, ngành liên quan để xử lý ngay
các vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tiễn.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược
(Bộ Y tế), thông tin: Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành công nghiệp dược 10%-12%. Tổng giá trị thuốc
ước tính sử dụng 6,92 tỉ USD vào năm 2021, tương đương
73 USD/người. Thuốc trong nước chiếm 45% tổng giá
trị tiền thuốc điều trị. 228 nhà máy sản xuất dược đạt tiêu
chuẩn GMP-WHO, trong đó 14,3% tự động hóa hoàn
toàn, 68,1% có thiết bị tự động.
Cũng theo ông Cường, hiện các doanh nghiệp dược
phẩm chủ yếu tập trung sản xuất thuốc tương đương thuốc
phát minh (thuốc generic), chưa chú trọng vào nghiên cứu
sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc mới, thuốc chuyên
khoa đặc trị, thuốc phát minh… Trong khi đó, tại thị
trường dược Việt Nam, các thuốc phát minh chỉ chiếm 3%
nhưng chiếm tới 22% giá trị, chủ yếu nhập khẩu. Tương
tự, thuốc công nghệ cao, thuốc mới, thuốc chuyên khoa
đặc trị… sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh chiếm tỉ lệ
lớn về giá trị tiền thuốc, mặc dù số lượng sử dụng chiếm
tỉ lệ thấp.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, các lĩnh vực công
nghiệp dược cần tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ
bào chế và nâng cao chất lượng sản phẩm; sản xuất
nguyên liệu; xây dựng các trung tâm nghiên cứu vaccine,
sinh phẩm và chuyển giao công nghệ vaccine đa giá;
phát triển nguồn dược liệu trong nước; nâng cao năng lực
nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm.
NHƯ LOAN
Phải bảođảmđủ thuốc tốt, giáhợp lý chongười dân
Bộ Công an có quyền cấp, thu hồi
giấy phép y bác sĩ trong ngành
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook