244-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBa25-10-2022
Nga, NATO tích cực liên lạc
giữa nỗi lo hạt nhân
Việc Nga và nhiều nước NATO tích cực liên lạc trong thời gian gần đây là tín hiệu đángmừng trong bối cảnh
nỗi lo hạt nhân đang gia tăng khi chiến sựUkraine ngày càng leo thang.
VĨ CƯỜNG
B
ộ trưởngBộQuốcphòng
Nga Sergei Shoigu trong
tuần qua liên tiếp điện
đàm với những người đồng
cấp một số nước thành viên
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) là Mỹ,
Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ
về tình hình xung đột với
Ukraine. Trong số này, Nga
đã gọi cho Mỹ đến hai lần
chỉ trong ba ngày. Các cuộc
điện đàm diễn ra trong bối
cảnh chiến sự đang diễn
biến căng thẳng ở thực địa
Ukraine.
Mỹ, Anh, Pháp ủng
hộ giảm xung đột
Trong các cuộc điện đàm,
Bộ trưởng Shoigu cảnh báo
tình hình ở Ukraine có “xu
hướng leo thang vượt kiểm
soát” đồng thời chia sẻ nỗi
lo ngại của Nga rằng Kiev có
thể chuẩn bị cho hành động
khiêu khích, khả năng sử
dụng “bom bẩn” ở Ukraine
- một thiết bị nổ được tẩm
chất phóng xạ.
Về phần các nước phương
Tây,Bộ trưởngBộQuốcphòng
Anh Ben Wallace đảm bảo
với Bộ trưởng Shoigu rằng
Ukraine sẽ không leo thang
xung đột. ÔngWallace khẳng
định Anh “mong muốn làm
giảm leo thang xung đột”,
nhấn mạnh Ukraine và Nga
phải tìm kiếm giải pháp hòa
bình và Anh sẵn sàng hỗ trợ.
Bộ trưởngBộQuốc phòngMỹ
Lloyd Austin có quan điểm
tương tự và “tái khẳng định
giá trị của việc các bên tiếp
tục đối thoại”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Pháp Sebastien Lecornu cũng
khẳng định mong muốn một
giải pháp hòa bình cho cuộc
xung đột ở Ukraine. Ông
Lecornu cho biết thêm ông
đã sớm lên kế hoạch cho các
cuộc thảo luận với người
đồng cấp Ukraine Oleksii
Reznikov.
Khẳng định ủng hộ đối thoại
tìm kiếm hòa bình, song ba
nước Mỹ - Anh - Pháp ngày
23-10 cùng ra tuyên bố chung
khẳng định tiếp tục thực hiện
các camkết ủng hộ và viện trợ
Ukraine trong cuộc xung đột
với Nga. “Các ngoại trưởng
Pháp, Anh và Mỹ nhắc lại sự
ủng hộ kiên định đối với chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Ukraine. Chúng tôi cam
kết tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực
của Ukraine để bảo vệ lãnh
thổ của mình trong thời gian
cần thiết” - hãng tin
Reuters
dẫn nội dung tuyên bố chung
của ba nước.
Mỹ - Anh - Pháp cũng bác
bỏ cáo buộc của Nga rằng
Ukraine có thể sắp triển khai
một loại “bombẩn” phóng xạ,
đồng thời cảnh báo Nga rằng
thế giới sẽ không chấp nhận
Moscow dùng lý do này để
leo thang căng thẳng.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ
nồng ấm
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không
công bố nhiều thông tin liên
quan nội dung cuộc điện đàm
giữa ông Shoigu và người
đồng cấp Hulusi Akar. Tuy
nhiên, theo thông tin từ hãng
AFP
, trong cuộc điện đàm
Bộ trưởng BộQuốc phòngNga Sergei Shoigu
(phải)
trongmột phiên làmviệc ở thủ đôMoscow
hồi tháng 6. Ảnh: AP
Ông Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng
tiếp theo của Anh
Ông Rishi Sunak, cựu Bộ
trưởng Bộ Tài chính, thuộc
đảng Bảo thủ, sẽ là thủ
tướng thứ ba của Anh trong
vòng chưa đầy hai tháng và
là nhà lãnh đạo da màu đầu
tiên của đất nước này, theo
hãng tin
AP.
Ông Sunak sẽ trở thành
thủ tướng tiếp theo của
Anh sau khi đối thủ là bà
Penny Mordaunt rút khỏi
cuộc đua lãnh đạo đảng
Bảo thủ vào ngày 24-10.
Ngày trước đó, cựu Thủ tướng Boris Johnson đã tuyên bố rút lui.
Ông Sunak sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức khó
khăn nhất là được giao nhiệm vụ xây dựng lại tài khóa tốt nhất của
Anh trong bối cảnh nước này rơi vào suy thoái, giá năng lượng,
thực phẩm leo thang. Ông Sunak cũng sẽ phải lãnh đạo một đảng
đã phải đi từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác
trong chỉ vài tháng gần đây, bị chia rẽ nặng nề về đường lối tư
tưởng và một quốc gia đang ngày càng tức giận trước cách hành xử
của các chính trị gia.
ĐĂNG KHOA
Các bộ trưởng Bộ Ngoại giao ASEAN chuẩn bị
thảo luận về Myanmar
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Đông Nam Á sẽ tổ chức một
cuộc họp đặc biệt tại Indonesia vào ngày 27-10 để thảo luận về tiến
trình hòa bình ở Myanmar, hãng tin
Reuters
dẫn thông tin từ Bộ
Ngoại giao Campuchia ngày 23-10. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Campuchia Chum Sounry nói với
Reuters
rằng cuộc họp sắp tới tại
Jakarta (Indonesia) sẽ bao gồm việc bàn bạc thực thi “Đồng thuận
5 điểm” do Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đề xuất
nhằm chấm dứt xung đột, hướng tới hòa bình. Đồng thuận này đã
được chính quyền Myanmar nhất trí vào năm 2021.
Ông Sounry cho biết tại cuộc họp các bộ trưởng sẽ tìm cách
đưa ra các khuyến nghị về biện pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình
trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11 tới. Hồi tháng
9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết
ASEAN cần phải quyết định vào tháng 11 xem liệu đồng thuận hòa
bình có còn phù hợp hay không.
Myanmar đã rơi vào bất ổn chính trị kể từ tháng 2-2021.
Campuchia, hiện là chủ tịch ASEAN, đang dẫn đầu các nỗ lực tìm
kiếm hòa bình ở Myanmar - một thành viên của khối.
PHẠM KỲ
Ukraine bác bỏ thông tin sử dụng
“bom bẩn”
Phát biểu trước toàn dân ngày 23-10, Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky bác bỏ cáo buộc từ phía
Nga rằng Ukraine đang chuẩn bị triển khai “bom bẩn”.
“Nếu Nga gọi điện thoại và nói rằng Ukraine được cho
là đang chuẩn bị một cái gì đó thì điều này có nghĩa là
Nga đã chuẩn bị tất cả thứ đó. Tôi tin rằng đã đến lúc thế
giới nên phản ứng quyết liệt nhất có thể”- ông Zelensky
nói, đồng thời kêu gọi quốc tế có hành động thống nhất
trước cáo buộc từ Nga, theo đài
CNN
.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng
bác bỏ tuyên bố từ phía Nga, gọi đây làmột cáo buộc“vô
lý”và“nguy hiểm”.“Ukraine là một thành viên NPT (Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân). Chúng tôi không
có bất kỳ“bombẩn”nào và cũng không có kế hoạchmua
bất kỳ quả bom nào như vậy” - ông Kuleba nhấn mạnh.
Chiến sựởUkraine đếnngày
24-10 đã bước sang tháng thứ
chín.Ukrainegầnđâyđẩymạnh
phản công dọc chiến tuyến và
đã tái kiểmsoát hàngngànkm
2
diện tích ở Kharkiv, Kherson và
cả Donetsk nhưng hứng chịu
thiệt hại nặng nề về nhân lực.
Sau khi sáp nhập bốn vùng
lãnh thổKherson, Zaporizhzhia,
Donetsk và Lugansk, Ngađang
nỗlựcthiếtlậpcáctuyếnphòng
thủ trước đà phản công của
Ukraine.
Tiêu điểm
15
người thiệt mạng, nhiều người
khác bị thương và hàng trăm
người phải sơ tán vì một máy bay
ném bom Su-34 của Nga bị trục
trặc, rơi và phát nổ ngay cạnh khu
chung cư chín tầng ở TP Yeysk (tỉnh
Krasnodar, miền Nam nước Nga),
hãng tin
Mash
ngày 24-10 cho biết.
Cả hai phi công đều sống sót do
kịp nhảy dù thoát ra trước khi máy
bay rơi. Tổng thể có 72 căn hộ trong
khu vực bị hư hỏng. Theo Bộ Quốc
phòng Nga, trong lúc máy bay này
đang thực hiện chuyến bay huấn
luyện định kỳ thì một trong các
động cơ bị bốc cháy giữa không
trung. Máy bay không mang bom
hoặc tên lửa. Nga xúc tiến điều tra
nguyên nhân tai nạn.
PHẠM KỲ
ông Shoigu tiếp tục cảnh
báo rằng tình hình chiến
sự đang vượt tầm kiểm soát
và hai bên đồng ý cần tìm
giải pháp hòa bình cho cuộc
xung đột.
Đáng chú ý, ngày 23-10,
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tayyip Erdogan khẳng định
lập trường trung lập, đứng
ngoài cuộc xung đột đang
diễn ra ở Đông Âu. Nhà
lãnh đạo này lên tiếng chỉ
trích những bên có trường
phái đối lập và kêu gọi cần
một chính sách cân bằng với
cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Erdogan nhắc lại quan
điểm rằng việc từ chối đối
thoại với một trong các bên
xung đột sẽ đẩy hàng loạt
quốc gia châu Âu vào khủng
hoảng năng lượng. Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng
nước này sẽ không phải đối
mặt với bất kỳ vấn đề nào
với việc nhập khẩu khí đốt
tự nhiên từ Nga trong mùa
đông này nhờ giữ thái độ
trung lập.
Hiện chưa có dấu hiệu các
cuộc đối thoại giữa Nga và
các nước NATO sẽ đưa tới kết
quả tích cực nào. Tuy nhiên,
theo
Reuters
, các cuộc điện
đàm giữa Nga và các đại diện
quân sự của NATO là tín hiệu
đáng mừng, cho thấy hai bên
vẫn tích cực duy trì các kênh
liên lạc vào thời điểm quốc
tế lo ngại về nguy cơ xảy ra
chiến tranh hạt nhân trong bối
cảnh chiến sự ở Ukraine ngày
càng leo thang khó lường.•
ÔngRishi Sunakđượcnhìn thấyở trung tâm
London (Anh) vàongày23-10. Ảnh: AFP
Các cuộc điện đàm
giữa Nga và các đại
diện quân sự của
NATO là tín hiệu
đáng mừng.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook