244-2022 - page 13

13
xã hội hóa (XHH), về cơ chế
tự chủ của các BV. Lâu nay
XHH đang dừng ở mức Nhà
nước ngưng chi trả lương,
còn cơ chế tổ chức, nhân sự,
tài chính và mua sắm, các
BVđều không tự quyết được.
Bà Lan cho rằng thời gian
qua nhiều BV đầu ngành với
số lượng cán bộ có hàm lượng
chất xámcao, cơsởkhang trang
và đồ sộ nhưng cũng phải rút
khỏi tự chủ vì thực chất chưa
có tự chủ. Phân tích nguyên
nhân, bà Lan cho rằng hàng
chục năm kể từ khi XHH và
tự chủ BV, đến nay vẫn chưa
có một tổng kết, đánh giá
chính thức nào về những mô
hình này.
“Nếu không tổng kết, đánh
giá, không mổ xẻ thì làm sao
biết được yếu chỗ nào và làm
sao đề ra được những giải
pháp. Thực sự chúng ta chỉ
loay hoay chạy theo những sự
cố, nay bị thế này mai bị thế
kia. Hậu quả hiện nay chính
là BV thiếu thuốc, thiếu trang
thiết bị, vật tư y tế, nhân viên
y tế sợ hãi, không dám làm,
không dámchủ động, sáng tạo
và xin nghỉ việc nhiều, nhiều
BV xin không tự chủ” - bà
Lan nhìn nhận.
Do đó, bà Lan đề nghị cần
phải có tổng kết, đánh giá quá
trình tự chủ BV và cũng nên
thực hiện với cả vấn đề đấu
thầu giá thuốc trong BV, đào
tạo nguồn nhân lực đã được
sửdụng đúng hướng hay chưa,
chất lượng đào tạo như thế
nào... Đồng thời, bà Lan nhấn
mạnh thêm: “Chúng tôi nhận
thấy còn rất nhiều vấn đề cần
phải sửa đổi trong luật để đưa
ra được những giải pháp có thể
giải quyết được hiện trạng”.•
trong khu vực và thế giới” -
ông Cường nhấn mạnh.
“Khôngmổ xẻ làmsao
biết yếu chỗ nào!”
ĐBPhạmKhánhPhongLan
(TP.HCM) chia sẻ quan điểm,
những giải pháp đưa ra hiện
nay của ngành y chưa thể giải
quyết được những vấn đề về
NHÓMPHÓNGVIÊN
T
heo đại biểu (ĐB) Hoàng
VănCường (HàNội), gần
đây sự kiện khiến nhiều
người băn khoăn là hàng chục
ngàn cán bộ y tế rời bỏ các
bệnh viện (BV) công. Trong
đó có cả những BV lớn, nơi
nhiều y bác sĩ mong muốn
được về đó làm việc. Cạnh
đó, các BV lớn, có danh
tiếng, có đủ điều kiện để tự
chủ như Bạch Mai, K cũng
xin thôi tự chủ để hưởng bao
cấp từ ngân sách. Trong khi
rất nhiều cơ sở y tế lâu nay
mong chờ được tự chủ và
thực tế cơ chế tự chủ đang
được thực hiện khá thành
công ở các trường đại học.
Cần luật hóa cơ chế tự
chủcủabệnhviệncông
“Việc nhânviêny tế xinnghỉ
việc tại các BVcông, hay việc
cácBVlớncódanhtiếngnhưng
lại xin thôi tự chủ là một sự
thất bại của chính sách trong
cơ chế quản lý” - ông Cường
nói,đồngthờinhậnđịnhnguyên
nhân căn bản xuất phát từ cơ
chế quản lý đang trói buộc,
chưa cho phép các BV công
khai thác, phát huy hết tiềm
năng, thế mạnh vốn có.
Ông cho rằng cơ chế để BV
công thực hiện quyền tự chủ
nhằmkhai thác hết tiềmnăng,
lợi thế về đội ngũ y bác sĩ có
trình độ chuyênmôn tay nghề
cao, danh tiếng “vẫn đang
là một khoảng trống”. Ông
Cường đề xuất cần phải quy
định rõ tự chủ là trao quyền
cho các BV được tự quyết
định các hoạt động khámchữa
bệnh (KCB), quyết định về
tổ chức bộ máy và con người
phù hợp với các hoạt động
KBC; quyết định những vấn
đề về tài chính của BV... Cạnh
đó, cần quy định cơ chế xác
định giá dịch vụ y tế đối với
các cơ sở KCB tự chủ có sự
khác biệt so với các đơn vị
chưa tự chủ dựa trên nguyên
tắc giá dịch vụ KCB đảm bảo
tính đúng, tính đủ.
Cùng với đó, cần quy định
rõ cơ chế quản lý tài chính
đối với BV tự chủ về tự quyết
định sử dụng nguồn thu. Tự
quyết định mức chi, mức trả
tiền lương; tự quyết định đầu
tư, mua sắm và trích các quỹ
đầu tư phát triển; quỹ hỗ trợ
bệnh nhân nghèo. Ngoài ra,
quy định rõ cơ chế quản lý
tài sản để các BV chủ động
trong lựa chọn phương thức
đầu tư mua sắm, đi thuê, liên
doanh, liên kết các máy móc,
trang thiết bị. Sử dụng có hiệu
quả nhất cơ sở vật chất, máy
móc, trang thiết bị hiện đại,
phù hợp với yêu cầu KCB.
Đi liền với đó là quy định
cơ chế quản lý, giám sát hoạt
động đối với BV tự chủ, như
tổ chức và vai trò, chức năng
của hội đồng quản lýBV, giám
đốc BV; cơ chế quản lý người
lao động như tuyển dụng, sa
thải, bổ nhiệm và đánh giá
người lao động; cơ chế báo
cáo, cơ chế quản lý, cơ chế
giám sát của các cơ quan cấp
trên đối với các BV tự chủ...
“Nếu được bổ sung đầy đủ
các quy định trên, không chỉ
các bất cập đang diễn ra trong
quản lý BV được giải quyết,
mà các cơ sở KCB công lập
sẽ có điều kiện nâng cao chất
lượng, ngang tầm với các BV
Đại biểu PhạmKhánh Phong Lan
(trái)
và đại biểuHoàng Văn Cường phát biểu tại nghị trường.
Ảnh: quochoi.vn
Cần nhấn mạnh vào quyền lợi
của bệnh nhân
- Người bệnh phải được nhận đầy đủ hồ sơ bệnh án của
mình chứ không phải là nhận một bản tóm tắt của hồ sơ
bệnh án
(ĐB tỉnh Bình Thuận).
- Cầnnghiên cứubổ sungquyền lựa chọnbác sĩ của người
bệnh. Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân
viên y tế thích hợp với nhu cầu điều trị bệnh của mình, có
quyền tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch
vụ y tế khi thấy cần
(ĐB tỉnh Trà Vinh).
- Cần nghiên cứu bổ sungmột hành vi bị nghiêmcấmcủa
người hành nghề và người lao động khác tại cơ sở KCB, đó là
cấm lợi dụng việc KCB để quấy rối, xâm hại tình dục người
bệnh, thân nhân người bệnh
(ĐB tỉnh Bến Tre).
Nhiều BV đầu
ngành có nguồn
nhân lực chất xám
cao, cơ sở khang
trang và đồ sộ
nhưng cũng phải rút
khỏi tự chủ vì thực
chất chưa có tự chủ.
Hơn 10.000 thuốc, vaccine, sinh phẩm
được gia hạn đăng ký lưu hành
Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường
vừa ký quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với 55
thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong đó, 14 thuốc sản xuất
trong nước và 41 thuốc nước ngoài.
Đây là đợt công bố thứ tư của Bộ Y tế về gia hạn hiệu lực
số đăng ký, đồng thời đây là số thuốc, nguyên liệu làm thuốc,
vaccine, sinh phẩm y tế... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn
ngày 31-12-2022 được công bố gia hạn hiệu lực số đăng ký
theo quy định tại Nghị định 29 của Chính phủ.
Các thuốc được gia hạn đăng ký lưu hành đợt này gồm
thuốc sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, hỗ
trợ giải độc, chống dị ứng và trong điều trị xơ vữa động
mạch; thuốc trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn
đường hô hấp, thuốc hướng tâm thần, chống loạn thần; trị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…Ngoài ra còn có kem bôi trị
nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, viêm da; điều trị các
nhiễm khuẩn tại chỗ do các chủng vi sinh vật nhạy cảm…
Trước đó, vào ngày 2-6-2022, Cục Quản lý dược thông
báo gia hạn giấy đăng ký lưu hành 6.251 thuốc, nguyên liệu
làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong
nước, vaccine và sinh phẩm y tế. Ngày 20-7, gia hạn giấy
đăng ký lưu hành đối với 3.579 thuốc nguyên liệu làm thuốc
nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine
và sinh phẩm y tế. Đến ngày 23-9, thông báo gia hạn giấy
đăng ký lưu hành đối với 271 thuốc, nguyên liệu làm thuốc,
vaccine và sinh phẩm y tế.
NHƯ LOAN
Úc và UNICEF hỗ trợ Việt Nam 5 xe tải
lạnh chuyên chở vaccine
Ngày 24-10, theo thông tin từ Đại sứ quán Úc, Úc đã
cung cấp thêm 4,2 triệu liều vaccine COVID-19 loại Pfizer-
BioNTech cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc (UNICEF) trong chương trình hợp tác với Bộ Y tế
Việt Nam và bàn giao năm xe tải lạnh chuyên chở vaccine.
Cụ thể, 3 triệu liều vaccine Pfizer cho người lớn đã được
chuyển đến Hà Nội và TP.HCM vào tháng 9 và thêm 1,2 triệu
liều cho trẻ em sẽ được chuyển đến Hà Nội vào ngày 24-10.
Đến nay, Úc đã hỗ trợ hơn 26 triệu liều vaccine COVID-19
cho Việt Nam. Năm xe tải lạnh đã được chuyển đến Việt
Nam, thuộc chương trình hợp tác giữa Úc và UNICEF và đã
được đưa đến Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tại Hà Nội,
Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ
sinh dịch tễ Tây Nguyên tại Đắk Lắk.
Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Úc tại Việt Nam,
hoan nghênh các đợt chuyển giao vaccine gần đây và nhấn
mạnh sự hỗ trợ không ngừng của Úc cho Việt Nam trong
công cuộc ứng phó với đại dịch COVID-19.
G.THANH
Một xe tải lạnh chuyên chở vaccine được chuyển đến Việt Nam.
Ảnh: UNICEF VIỆT NAM
Tiêu điểm
Cơ quan soạn thảo ghi nhận
đầy đủ ý kiến của các ĐB Quốc
hội, đồng thời Bộ Y tế sẽ phối
hợp với các cơ quan liên quan
để nghiên cứu tiếp thu, giải
trình thấuđáovà chỉnh lý, hoàn
thiện dự thảo luật, báo cáo Ủy
banThường vụ Quốc hội trình
Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐÀO HỒNG LAN
Đời sống xã hội -
ThứBa25-10-2022
Ngành y tế “nóng” chuyện
tự chủ, xã hội hóa y tế
Ngày 24-10, tại phiên thảo luận Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi), rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề tự chủ
bệnh viện, xã hội hóa ngành y tế.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook